Một phần cơ thể chị V.T.H khi nhập viện. Ảnh: BVCC
Chị H. bị bệnh vảy nến. Chị đã mua combo 7 loại thực phẩm chức năng có giá gần 5 triệu đồng. Sản phẩm được người quen quảng cáo gồm vitamin tổng hợp, canxi, omega 3… có tác dụng tăng đề kháng, làm đẹp da và thải độc tố.
Sau 18 ngày sử dụng, chị H. suy kiệt, miệng nổi nhiều mụn nước, mệt mỏi, sốt li bì. Các vết ngoài da giống như bị bỏng khắp từ mặt đến chân. Khi cơn đau ngoài sức chịu đựng, chị được chồng đưa đi cấp cứu ở TP.HCM. Bác sĩ cho biết, chị H. có nguy cơ tử vong khoảng 50% vì nhiễm độc rất nặng.
Ngay khi có bất thường, chị H. đã liên hệ với người bán hàng và được giải thích “cơ thể đang thải độc, thuốc đang phát huy tác dụng”. Đặt lòng tin vào người quen, chị H. suýt phải đổi bằng tính mạng của mình.
Thực phẩm chức năng: Không phải cứ thích là dùng
Theo bác sĩ CK2. Nguyễn Trúc Quỳnh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân V.T.H. bị hoại tử thượng bì nhiễm độc do sử dụng thực phẩm chức năng. Đây là một phản ứng dị ứng thuốc nặng, xảy ra do đáp ứng miễn dịch bất thường của cơ thể với một vài loại thuốc hoặc chất chuyển hóa trong thuốc.
"Các tá dược hay chất bảo quản có trong thực phẩm chức năng đều có nguy cơ gây dị ứng", bác sĩ Quỳnh nói.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Thiên Tài, Trưởng Đơn vị Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, tác nhân lạ khi đưa vào cơ thể đều có thể gây dị ứng tùy cơ địa mỗi người.
Người dân thường cho rằng, thực phẩm chức năng là đồ bổ và lành, không gây hại. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người khác nhau, có thể dị ứng với thành phần hoặc tá dược, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi… của thực phẩm chức năng đó.
Bác sĩ Trần Thiên Tài lưu ý, người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiền sử đột quỵ, bệnh tự miễn… càng phải cẩn trọng. Nếu thành phần thực phẩm chức năng chứa chất chống chỉ định với loại bệnh, người uống vào lại khiến bệnh nặng hơn.
“Tần suất các ca dị ứng thực phẩm chức năng thấp hơn so với dị ứng thuốc. Tuy nhiên, mức độ không khác nhau, từ nhẹ đến nặng và thậm chí rất nặng”, bác sĩ Tài nói.
Để tránh hậu trả trên, bác sĩ Tài cho rằng, người dân nên chọn loại thực phẩm chức năng có tem kiểm định, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần rõ ràng. Khi thành phần có chất từng gây dị ứng cho người dùng thì không nên sử dụng.
Nếu có điều kiện, người mua nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là với người có bệnh nền. Không tự động bổ sung các loại vitamin vì nếu quá liều có thể gây ngộ độc.
Trong quá trình sử dụng thực phẩm chức năng, ngay khi có triệu chứng khác lạ, mệt mỏi, nôn ói, ngứa, nổi mẩn… người dân cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp.
“Nếu sản phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, thậm chí chứa chất cấm có thể dẫn đến nhiễm độc, đe dọa tính mạng người bệnh”, bác sĩ Tài cảnh báo.
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; các Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Phạm Đức Long; đại diện các doanh nghiệp công nghệ, hiệp hội chuyên ngành trong nước cùng đại diện các đại sứ quán, tổ chức tư vấn quốc tế, cơ quan xúc tiến thương mại của nước ngoài tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, những năm gần đây, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng và năng lực cạnh tranh, đã và đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số cho công cuộc tăng tốc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số của đất nước. Từ đó, góp phần thu hẹp khoảng cách số trên toàn cầu, cùng cộng đồng doanh nghiệp quốc tế chung tay xây dựng thế giới số vì một tương lai tươi sáng hơn.
Sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu chuyển đổi số bùng nổ trên thế giới, tạo ra thị trường rất lớn cho các sản phẩm và dịch vụ công nghệ số. Đồng thời, khoảng cách số và khả năng truy cập dịch vụ số của người dân ở nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển, vẫn là thách thức rất lớn.
Thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU cho thấy, thế giới vẫn còn khoảng 49% dân số (tức là còn gần 4 tỷ người) chưa được kết nối Internet, chưa được tiếp cận với các dịch vụ công nghệ số. “Đây chính là thời cơ, cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam mở rộng thị trường, mang tri thức và công nghệ của mình góp phần giải các bài toán chuyển đổi số ở các nước, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng thế giới số”,Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Theo Thứ trưởng, xuất phát từ thực tế trên, năm 2023, Bộ TT&TT đặt trọng tâm làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội công nghệ số Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện đầu tư - thương mại các nước nhằm thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới. Hội nghị “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” là khởi đầu cho chương trình này.
Đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mang sản phẩm dịch vụ số Make in Vietnam ra nước ngoài, giải bài toán về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của các nước, trở thành những tập đoàn, doanh nghiệp số toàn cầu.
“Bộ TT&TT cùng các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong tiến trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, để cùng mang tri thức và công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới”, Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định.
Tại hội nghị, trên cơ sở phân tích tiềm năng phát triển thị trường nước ngoài của ngành công nghiệp ICT Việt Nam, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT, Bộ TT&TT khẳng định: Thị trường công nghệ thế giới có rất nhiều cơ hội. Trong khi đó, quy mô thị trường của Việt Nam quá nhỏ hẹp khi so sánh với quy mô nhân lực dịch vụ CNTT hiện nay cũng như tương lai.
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ có thế mạnh về nguồn nhân lực năng động và sáng tạo mà còn có khả năng cạnh tranh về giá cả so với thị trường CNTT toàn cầu. Đây là lý do để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi “mở cõi”.
“Đi cùng nhau” là một trong những cách đi mà Bộ TT&TT định hướng cho các doanh nghiệp công nghệ. Doanh nghiệp lớn dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ hơn, doanh nghiệp đi trước dẫn dắt doanh nghiệp đi sau. Bí quyết và chiến lược chinh phục thị trường thế giới của các doanh nghiệp tiên phong sẽ là những bài học quý giá, mở hướng cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước tự tin bước ra thị trường quốc tế.
Đi con đường Việt Nam để vươn ra thế giới
Tại hội nghị, các diễn giả trong nước và quốc tế tập trung trao đổi và chia sẻ về những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam khi ra biển lớn. Cụ thể, hội nghị sẽ chia sẻ thông tin về tình hình phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, năng lực, thế mạnh, các cơ hội và thách thức khi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài. Lãnh đạo một số doanh nghiệp như FPT, Viettel, NTQ Solution, KardiaChain chia sẻ về kinh nghiệm, bài học, phương pháp tiếp cận, giải pháp hay, hiệu quả để khai thác thị trường các nước.
Qua lắng nghe các ý kiến, chia sẻ của các đại biểu trong nước và quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Việt Nam là một quốc gia với rất nhiều doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, có thể giải quyết mọi bài toán toàn cầu và địa phương bằng công nghệ số.
Nhận định đi ra nước ngoài là nhiệm vụ đầy khó khăn nhưng đầy vinh quang, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, đây là sứ mệnh của các doanh nghiệp để đưa Việt Nam hóa rồng hóa hổ, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
“Doanh nghiệp hãy gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia. Hãy gắn vận mệnh của mình với vận mệnh quốc gia. Và vì thế mà doanh nghiệp phát triển bền vững và trường tồn. Bởi vì dân tộc và quốc gia là trường tồn. Gìn giữ non sông, làm rạng danh non sông là sứ mệnh mới của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”,Bộ trưởng kêu gọi.
Người đứng đầu ngành TT&TT cũng đã có những phân tích, dẫn chứng thuyết phục để đi đến khẳng định rằng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần phải đi ra nước ngoài và có năng lực, điều kiện để vươn ra toàn cầu.
Theo Bộ trưởng, hiện nay chính là thời điểm để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn ra chinh phục thế giới: “Cơ hội lớn nhất khi thế giới có những thay đổi lớn, khi một cuộc cách mạng công nghiệp mới đang diễn ra với nhiều công nghệ mới. Cơ hội để một quốc gia thay đổi thứ hạng chính là lúc này”.
Cùng với việc điểm ra các cách tiếp cận dựa trên những đặc điểm và sức mạnh cốt lõi Việt Nam để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể chinh phục thế giới thành công, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thông tin cụ thể những việc Bộ TT&TT đã, đang và sẽ làm giúp các doanh nghiệp đi ra nước ngoài.
Với quan điểm “Nhà nước mở đường, người đi trước kéo người đi sau”, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị, diễn đàn xúc tiến đầu tư thương mại số, gian hàng công nghệ số Việt Nam ở nước ngoài; tham mưu chính phủ ký kết các Hiệp định về đối tác số với các nước. Mỗi tháng Bộ TT&TT sẽ tổ chức ít nhất 1 sự kiện để giúp đỡ các doanh nghiệp công nghệ số làm ăn ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài.
Là một hoạt động nằm trong chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài, trong khuôn khổ hội nghị, Bộ TT&TT đã công bố thành lập và ra mắt “Tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài”, nhằm phối hợp các cơ quan liên quan triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra nước ngoài và phát triển hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.
Gồm có 16 thành viên, Tổ tư vấn có Tổ trưởng là Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TT&TT Triệu Minh Long và Tổ phó là Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT Nguyễn Thiện Nghĩa. Tổ tư vấn sẽ là chỗ dựa, là cầu nối sát cánh cùng các doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đặt chân đến.