Thông tin nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền xác nhận đã ly hôn với Chế Phong khiến nhiều người bất ngờ. Trước đó, họ là một cặp nghệ sĩ được yêu mến và ngưỡng mộ bởi sự ăn ý và đẹp đôi, hạnh phúc dù không có con chung.
![]() |
Ảnh cưới của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong. |
Theo chia sẻ của Thanh Thanh Hiền, cuộc hôn nhân của cô lục đục trong thời gian dài. Cô cho rằng, bạn đời của mình đã thay đổi. Khi cô quyết định chia tay, Chế Phong đã níu kéo nhưng không được.
Thanh Thanh Hiền từng trải qua một cuộc đổ vỡ hôn nhân và có hai con gái riêng, còn Chế Phong cũng từng có hai cuộc hôn nhân trước và có 3 con riêng. Hơn chồng 4 tuổi nhưng nữ nghệ sĩ từng cho biết, giữa cô và chồng không có khoảng cách về tuổi tác mà chủ yếu đến từ văn hóa Bắc - Nam. Từ khẩu vị ăn uống, cách nói chuyện, diễn đạt của hai người đều có những khác biệt.
![]() |
Những năm gắn bó bên nhau, dù rất ít đi hát nhưng mỗi lần song ca Thanh Thanh Hiền - Chế Phong luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả. |
Tuy nhiên, cả hai đều lớn tuổi và từng trải qua đổ vỡ nên không có chuyện chảnh chọe lẫn nhau. Cả hai luôn hạ cái tôi của mình xuống để giữ gìn hạnh phúc. Bản thân Thanh Thanh Hiền luôn khao khát hạnh phúc bền lâu và dành hết tâm sức để vun vén cho tổ ấm. Cô đảm nhận việc kiếm tiền còn Chế Phong ngừng toàn bộ con đường ca hát để hỗ trợ cho vợ.
Lệ Quyên - Đức Huy khép lại mối tình thập kỷ
Lệ Quyên công bố chia tay chồng sau hơn 10 năm chung sống khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi nhiều năm qua họ được xem là một trong những cặp đôi hạnh phúc và có cuộc sống khá giả khiến ai cũng ao ước.
![]() |
Lệ Quyên từng có cuộc sống đẹp như mơ bên chồng là ông chủ phòng trà. |
Nữ ca sĩ và ông xã từng có 10 năm mặn nồng bên nhau. Họ không ít lần chia sẻ với truyền thông về những ngọt ngào, hành trình đi qua cùng gian khó.
Lệ Quyên cho biết cả hai đồng thuận ly hôn. Cô cũng hài lòng với cuộc sống hiện tại và cho rằng đây chỉ là thử thách mà bản thân cần phải vượt qua.
![]() |
Mối tình thập kỷ của họ cuối cùng cũng không kết thúc có hậu. |
Lệ Quyên và Lê Đức Huy tổ chức lễ cưới vào năm 2011. Họ có với nhau một con trai tên Lê Kỳ Anh. Lệ Quyên từng tiết lộ ông xã là người lạnh lùng, khó gần và kiệm lời. Do đó, hai người không ít lần nảy sinh mâu thuẫn.
Hoài Lâm ly hôn sau 9 năm gắn bó
Cuộc ly hôn của Hoài Lâm và Bảo Ngọc - cháu nghệ sĩ Bảo Quốc sau 9 năm bên nhau và có 2 con gái cũng khiến người hâm mộ tiếc nuối. Nhưng những chia sẻ của Bảo Ngọc sau tan vỡ khiến người hâm mộ không khỏi chua xót cho cặp đôi.
![]() |
Hoài Lâm và Bảo Ngọc từng vượt qua nhiều sóng gió để đến bên nhau. |
Cô từng tâm sự rằng cả hai từng vượt qua hàng loạt thử thách, cách trở để đến với nhau, sinh con và kết hôn. Nhưng tất cả bây giờ đã hết, cả hai nhận lại chỉ toàn là sóng gió.
Sau ly hôn, Hoài Lâm nhận nhiều chỉ trích, riêng Bảo Ngọc nuôi hai con. Cái kết của họ để lại nhiều nốt trầm trong lòng người hâm mộ.
![]() |
Cuộc ly hôn của Hoài Lâm và Bảo Ngọc khiến người hâm mộ tiếc nuối. |
Trở về tình trạng độc thân, giọng ca Hoa nở không màu về quê Vĩnh Long ở ẩn. Ngoại hình anh có phần xuống sắc. Hoài Lâm né tránh những câu hỏi liên quan đến vợ cũ và sự nghiệp.
Hoài Lâm từng vướng nghi vấn có người mới nhưng đại diện nam ca sĩ đã phủ nhận. Trong khi đó, Bảo Ngọc đăng tải hình ảnh vui vẻ, lạc quan cùng vóc dáng thon thả, gương mặt tươi tắn.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trầm cảm sau ly hôn với vợ giáo viên
Nhạc sĩ nổi tiếng Nguyễn Văn Chung chọn cách ly hôn vợ trong âm thầm. Sau khi chia tay một thời gian, anh mới chính thức xác nhận với người hâm mộ vào tháng 8 năm nay.
![]() |
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chọn cách ly hôn vợ trong âm thầm. |
Cuộc ly hôn này khiến nam nhạc sĩ rơi vào trầm cảm và phải mất nửa năm mới cân bằng lại cảm xúc. Nguyễn Văn Chung tập quen với cuộc sống mới, anh còn ra mắt album Heal međể trị liệu tâm hồn và mong muốn chia sẻ với những người từng rơi vào đau thương, trầm cảm.
Năm 2012, vượt qua nhiều thử thách, nhạc sĩ Nhật ký của mẹ và Trần Kim Thanh - giáo viên dạy tiếng Hàn - tiến đến hôn nhân. Hôn lễ của đôi uyên ương được tổ chức hoành tráng với nhiều sao Việt đến chúc phúc.
![]() |
Cuộc ly hôn khiến nam nhạc sĩ rơi vào trầm cảm và phải mất nửa năm. |
Kết quả của mối tình này là hai con một trai một gái lần lượt ra đời. Trả lời báo giới, Nguyễn Văn Chung từng kể Kim Thanh đảm đang, chu đáo, biết chăm sóc gia đình và trẻ con. Trong thời gian sống chung, cả hai xuất hiện trong nhiều game show truyền hình như Vợ tôi là số 1, Vợ chồng son, Nghìn lẻ một chuyện, Gia đình nghệ thuật, Bố là số 1…
Đọc thêm các bài tổng kết khác:
Bài 1: 5 ca sĩ ấn tượng nhất showbiz Việt 2020
Bài 2: Năm 2020 và 'đại chiến' sao Việt - antifan
Bài 3: Loạt phát ngôn gây tranh cãi nhất 2020 của Sao Việt
Bài 4: Bốn diễn viên hot nhất màn ảnh VTV 2020
Ngân An
"Tôi bị nhiều người nói sống dại trai, cứ nhận thiệt thòi về mình, nhất là anh Xuân Hinh nhưng tôi thấy mình sống đúng, không hối hận", nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền chia sẻ.
" alt=""/>Những cuộc chia tay đầy tiếc nuối của sao Việt năm 20205G đi theo hướng công nghệ nào?
Mở đầu phần chia sẻ về 5G, đại diện đến từ Bộ Nội vụ và Truyền thông của Nhật Bản cho hay, Nhật đã gặp nhiều thách thức khi triển khai 5G ở nông thôn vì mật độ dân cư không cao. Trong khi đó, Chính phủ Nhật muốn xây dựng quốc gia với nhiều thành phố số hóa và kết nối với các nước khác. Vì vậy, xây dựng hạ tầng 5G, mạng cáp quang và trung tâm dữ liệu là chiến lược quan trọng.
“Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã xây dựng 5G để bắt đầu với việc xây dựng hạ tầng tại các địa phương. Mục tiêu đến năm 2023, Nhật Bản sẽ đạt mức độ phủ sóng 5G đến 95% người dùng, năm 2025 đạt 97% và đến năm 2030 đạt 99% vùng phủ 5G. Nhằm đạt được mục tiêu này, năm 2019 Nhật đã phân bổ tần số cho các nhà mạng để phát triển công nghệ 5G. Sau đó, nhà mạng đã phát triển 5G mạnh mẽ. Nhật Bản phải đưa ra đạo luật tần số để thúc đẩy triển khai 5G. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn xây dựng chính sách miễn giảm thuế để thúc đẩy các công ty phát triển 5G”, đại diện Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản nói.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho hay, dịch vụ 5G đã được thí điểm đầu tiên cho xe tự vận hành tại sân bay, giúp giải bài toán thiếu nhân công lái xe ở sân bay hay vận hành tự động giám sát container ở cảng biển.
Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai mạng 5G, đại diện Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết, để triển khai 5G, Nhật Bản đã mở cho nhiều chủ thể tham gia. “Chúng tôi bị phụ thuộc vào một vài nhà cung ứng nên gặp thách thức. Vì vậy, phải xây dựng hạ tầng mở cho nhiều chủ thể tham gia, nhưng cần đảm bảo an toàn an ninh. Khi có ít nhà cung ứng tham gia sẽ đẩy giá thiết bị lên cao, nhưng nếu thúc đẩy nhiều nhà cung ứng cạnh tranh và triển khai Open Ran (Kiến trúc mạng thông tin di động cho phép các mạng được tích hợp với nhau sử dụng các phần tử mạng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau) sẽ giảm 30% chi phí đầu tư. Vì vậy, đa dạng nhà cung ứng là để giảm chi phí thúc đẩy cạnh tranh. Nhằm đảm bảo an toàn an ninh cho hệ thống, các chủ thể công và tư phải thông tin cho nhau những vấn đề về an ninh mạng và Chính phủ yêu cầu nhà mạng có công cụ an ninh mạng với các điều kiện về tiêu chuẩn và nhà cung ứng”.
Chính phủ Nhật cho rằng thúc đẩy Open Ran sẽ thúc đẩy triển khai 5G tại các nước ASEAN.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Trường Giang, Giám đốc Trung tâm mạng 5G của Viettel cho biết, hiện có 2 xu thế trên thế giới là Open Ran và Core, nhưng Open Ran mang tính chất đột phá với các thiết bị của từng nhà cung cấp có tính tương thích với nhau. Hiện Viettel sử dụng nền tảng phần cứng chung và tham gia vào liên minh Open Ran.
“Tại Việt Nam, Viettel đã thí điểm 5G với thiết bị RAN ở Hà Nội và quý 4 sẽ mở rộng 300 trạm 5G. Với quan hệ đối tác mở, Viettel cam kết cùng đối tác đem lại giải pháp mạng tối ưu và khả thi và phù hợp cho khách hàng”, ông Lê Trường Giang nói.
Cũng tại hội thảo này, Qualcomm đã có bài chia sẻ về xu hướng 5G. Đại diện Qualcomm nhận định rằng, cần xây dựng hệ sinh thái trưởng thành với từ tần số thấp đến tần số cao, chẳng hạn, tần số thấp dùng cho nhà máy thông minh.
Chia sẻ về xu hướng công nghệ, Qualcomm cho hay, thế giới sử dụng nhiều 5G mmWave và đã có 150 thiết bị sẵn sàng cho công nghệ này. 5G mmWave được thương mại hóa tại Anh, Úc và một số nước khác đang thí điểm.
“Nếu chúng ta nhìn vào tương lai thì 5G thực sự là cuộc chơi tạo ra kết quả kinh tế tốt hơn như nhà máy thông minh chẳng hạn. Nhà máy thông minh không chỉ được áp dụng các dây chuyền sản xuất mà cả cho vận hành và giám sát. Camera dựa trên 5G mmWave có thể giám sát mọi hoạt động dù nhỏ nhất. 5G mmWave còn ứng dụng tại các khu công nghiệp, nhà máy, sân vận động, sân bay, kính thực tế ảo... Đây chính là siêu xu hướng trong tương lai”, đại diện Qualcomm nói.
Nhiều dịch vụ 5G đã được đưa ra thị trường
Chia sẻ về việc triển khai 5G. đại diện Viện Công nghệ Truyền thông Hàn Quốc cho hay, năm 2017 Hàn Quốc có chính sách phát triển 5G và năm 2019 đã thương mại hóa 5G. Đến năm 2022, Hàn Quốc đạt 22 triệu thuê bao 5G.
“Tại Hàn Quốc, rất nhiều nhà cung cấp 5G đã đưa ra giải pháp cho nhà máy thông minh, xe tự hành, nội dung cho 5G, số hóa chăm sóc sức khỏe, xây dựng thành phố thông minh… Chẳng hạn LG đã áp dụng 5G vào phục vụ hệ thống cảng biển thông minh để quản lý từ xa các cảng biển. Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch hành động từ năm 2021 để thúc đẩy 5G với việc cấp nhiều tần số khác nhau. Hiện tại Hàn Quốc có 33 dịch vụ 5G khác nhau với 8 nhóm dịch vụ như: giao thông y tế, an ninh quốc phòng, nhận diện chỗ dò gỉ khí ga, kết nối giữa các trạm truyền tải điện…”, đại diện Viện Công nghệ Truyền thông Hàn Quốc cho hay.
Tại sự kiện này, đại diện KDDI của Nhật đã trình bày về 5G trong thế giới thực. KDDI triển khai 5G tại nhiều lĩnh vực và thu hút được 1.000 đối tác tham gia trong hệ sinh thái của mình. Hiện có tới 40% các trường hợp ứng dụng 5G của KDDI liên quan đến nhà máy thông minh, phân tích hình ảnh dựa trên AI, phát thanh truyền hình.
“Chúng ta đang phát triển trong kỷ nguyên 5G là kỷ nguyên truyền thông hỗn hợp. Ví dụ trong trận bóng có thể cho người xem có thể xem nhiều góc khác nhau. KDDI cung cấp cho ABMA là công ty giải trí để xử lý hình ảnh video trên công nghệ 5G. KDDI cung cấp cho Sony để giải nén hình ảnh lên đến 8K và hợp tác đảm bảo hình ảnh truyền dẫn lên đến 8K. Bên cạnh đó, KDDI cũng hợp tác cùng Amazone minh họa cho đào tạo từ xa hay cung cấp 5G cho xe tự hành của DENSO…”,đại diện KDDI nói.
Thái Khang - Ảnh: Lê Anh Dũng
" alt=""/>Hội nghị ASEAN về 5G: “Công nghệ mở nóng trên bàn nghị sự”Thực tế, SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) và startup một hệ sinh thái công nghệ cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Song dịch vụ đám mây ở Việt Nam chưa đủ năng lực xây dựng hạ tầng tốt như các Big Tech (các công ty công nghệ lớn trên thế giới).
Vì các doanh nghiệp này phát triển nhanh, cần nhiều công cụ và môi trường để phát triển phần mềm, nhiều người đi thuê ngay dịch vụ đám mây của nước ngoài. Do chưa phát triển mạnh nên rào cản như đường truyền, chi phí, hỗ trợ kỹ thuật không phải vấn đề lớn, nên họ chấp nhận giai đoạn đầu dùng dịch vụ đám mây nước ngoài. Chỉ với các doanh nghiệp lớn, họ mới gặp sự cố về đường truyền, chi phí, nên để tối ưu cả về trải nghiệm khách hàng và chi phí, họ mới chuyển dần về các dịch vụ cloud của nhà cung cấp Việt Nam.
“Chúng ta thua Big Tech là chưa có market place (chợ điện tử) cho bên thứ ba trên nền tảng Cloud. Sản phẩm Cloud mà các nhà cung cấp Việt Nam đang cung cấp đơn thuần chỉ là hạ tầng Cloud, chứ chưa có hệ sinh thái sản phẩm. Muốn cạnh tranh với các Big Tech thì cần có hệ sinh thái này. Nếu không có thì vừa không cạnh tranh được mà vừa không đáp ứng được nhu cầu khách hàng” - lãnh đạo này nói.
Các lãnh đạo doanh nghiệp cloud khác cũng nhận định rằng, hạ tầng số như cloud ở Việt Nam thua nhà cung cấp nước ngoài, chủ yếu là câu chuyện hệ sinh thái. Khi doanh nghiệp muốn đưa toàn bộ dịch vụ lên đám mây, họ mong muốn có đủ thành phần, tính năng cần thiết để vận hành hệ thống.
Viettel Cloud - hệ sinh thái số hoàn hảo cho người dùng Việt
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% cơ quan chính phủ sử dụng điện toán đám mây, 70% các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp nội cung cấp. Như vậy, để phát triển ngành cloud trong nước, nút thắt cần được gỡ bỏ là cần có những “sếu đầu đàn” trong nước đủ tiềm lực dẫn dắt lĩnh vực này, kết hợp với chính sách hỗ trợ.
Hiện nay, khi nói về thị trường điện toán đám mây, người ta vẫn nói nhiều như một giải pháp lưu trữ thay cho những trung tâm dữ liệu vật lý. Những nhà cung cấp trong nước lớn nhất có thể kể đến là Viettel, VNPT, CMC, FPT… Trong số các nhà cung cấp lớn của Việt Nam, Viettel là công ty có nhiều dịch vụ số được chạy trên nền tảng đám mây như logistics, an ninh mạng, tài chính… đi kèm với hạ tầng cloud lớn.
Đại diện Viettel cho biết, Tập đoàn này chuẩn bị ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud - một nền tảng tích hợp nhiều giải pháp số dựa trên điện toán đám mây tại Việt Nam. Đây được coi là một bước ngoặt trong hành trình xây dựng hạ tầng số cho cuộc cách mạng 4.0 của Viettel. Hệ sinh thái này sẽ cho phép cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp triển khai môi trường số nhanh chóng chỉ với vài cú click chuột. Những công việc trước đây mất vài tuần sẽ được xử lý chỉ trong vài phút. Đi kèm với đó, hệ sinh thái Cloud kết hợp với hạ tầng viễn thông của Viettel, sẽ giúp đảm bảo kết nối, tăng khả năng sao lưu và khôi phục dữ liệu…
Thu Hà
" alt=""/>Gỡ nút thắt, giúp doanh nghiệp nội giành thị phần cloud từ doanh nghiệp ngoại