
"Xin lỗi fan hâm mộ. Năm ngoái là do thiếu kinh nghiệm, nhưng không có lời biện minh nào cho năm nay. Đây là lần cuối cùng tôi xuất hiện trên sân khấu"
TSM đã để thua của Flash Wolvesvà Team WEcuối tuần trước và khép lại vòng bảng với hệ số 3-4. Với kết quả này, đội tuyển xuất sắc nhất LCS Bắc Mỹ đã xếp dưới WE và Misfits – hai đối thủ đều đã bị họ vượt qua ở lượt đi – tại Bảng D và buộc phải chia tay CKTG 2017.
Đây đã là lần thứ ba liên tiếp TSM phải dừng chân tại vòng bảng CKTG – và đương nhiên, sự thất vọng từ phía fan hâm mộ ngày càng dâng cao sau mỗi năm.
TSM lại thêm một lần nữa "không kèn không trống" chia tay giải đấu LMHT quốc tế tầm cỡ
Trong khi thực tế là TSM đã chơi dưới sức và phong độ giảm sút một cách bất thường ở ngày thi đấu quyết định tại Bảng D, nhưng thật khó để tìm cách đổ lỗi cho bất cứ tuyển thủ hay thành viên nào trong ban huấn luyện. Đơn giản là TSM đã tự thua ngay từ giai đoạn Cấm/Chọn trước khi lâm trận.
Cụ thể hơn, bộ đôi chuyển đảo đường của TSM là Søren "Bjergsen" Bjerg và Dennis "Svenskeren" Johnsen không thể có được những pha xử lý chính xác mà thường xuyên bị bó hẹp trong một vùng không gian. Nó khiến cho cặp đôi này chẳng thể đưa ra sự hỗ trợ đắc lực cho hai đường bên cánh – dù có bị đối phương cắm trại đến thế nào đi chăng nữa. TSM chơi bị động và có những tình huống phản ứng lại một cách yếu ớt.
Đi rừng Svenskeren là một trong những người hứng chịu nhiều lời chỉ trích nhất từ phía fan hâm mộ TSM
Bjergsen cũng chẳng thể gồng gánh TSM ở một giải đấu mà tất cả các thành viên đều thi đấu dưới sức
Tương tự, hai đường bên cánh đã cố gắng trụ lại cho tới hết trận, thời điểm mà TSM sẽ được hưởng lợi từ đội hình tăng tiến sức mạnh về cuối. Thay vì chơi an toàn và cám mắt sâu để phát hiện kẻ xâm lăng hoặc phòng ngự những pha băng trụ chớp nhoáng thì cả hai đường trên và dưới đều quá chú trọng và chỉ số lính.
Nó cho fan hâm mộ thấy, vì lý do nào đó, TSM đã từ bỏ lối chơi tấn công chủ động, đánh mất sự tự tin vốn có – điều mà họ luôn thể hiện được ở các mùa giải LCS Bắc Mỹ đã qua. TSM chơi trong tâm thế trốn tránh thất bại, thay vì dồn ép đối phương để giành chiến thắng.
Trong cuộc phỏng vấn với Riot Games sau trận gặp Misfits ở lượt về vòng bảng CKTG 2017, hỗ trợ Vincent "Biofrost" Wang nói: “Năm ngoái chúng tôi đã không thể làm được, và chứng đó là đủ tệ hại rồi. Tôi chẳng thể tưởng tượng ra nó sẽ như thế nào nếu chúng tôi không thể làm được trong năm nay.”
Giờ thì Biofrost đang đối mặt với thứ mà anh chưa thể tưởng tượng được ra
Parth sau đó đã chỉnh sửa đoạn tweet, cho biết đó là “một phản ứng cảm xúc” liên quan tới kết quả của TSM, anh bị thiếu ngủ và tổ chức sẽ có một bản thông báo chính thức về những thay đổi ở đội hình cùng ban huấn luyện.
Điều đó đem tới cho chúng ta hai thông tin chính: Parth vẫn chưa chính thức rời đi, hoặc nếu có, thì anh ta cũng nhận ra rằng phản ứng trên mạng xã hội như Twitter không phải là cách tốt nhất để chia sẻ thông điệp tới cộng đồng, fan hâm mộ của TSM.
Đáng chú ý hơn, đây có thể là khởi nguồn của một cuộc cách mạng toàn diện mà TSM đang hướng tới. Parth đã nắm quyền từ rất lâu rồi. Và nếu tổ chức TSM muốn thế chỗ anh, thì nó chắc chắn sẽ kéo theo một loạt những tuyển thủ phải chia tay với tổ chức.
Tuy nhiên, với chính TSM và fan của họ vào thời điểm hiện tại, tương lai đang mịt mù hơn bao giờ hết.
Sau hai mùa giải gắn bó với nhau, đội hình chính của TSM sẽ được "thay máu"?
2016(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Biến động nhân sự tại TSM sau hai kỳ CKTG liên tiếp đại bạiPhiên bản thứ tư của Captains Draft, được khởi tạo bởi kênh YouTube chuyên về Dota 2, DotaCinema, và giờ được quản lý bởi casting studio MoonduckTV, sẽ được tổ chức từ 04-07/01/2018 tại Washington, D.C, Mỹ.
Giải đấu đặc biệt này thuộc hệ thống Pro Circuitmới và là một trong những Valve Minor ở mùa giải 2017-2018. Sự khác biệt đáng kể nhất so với tất cả những giải đấu khác là tất cả các trận đấu sẽ diễn ra trong mode Captains Draft – chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt với các team tham dự và cả fan hâm mộ vốn đã quen thuộc với mode Captains Mode ở những giải đấu chuyên nghiệp.
Đối với Captains Mode, nơi toàn bộ 112 heroes sẵn có trong giai đoạn Ban/Pick. Còn với mode Captains Draft, lượng heroes sẵn có chỉ là 27, và nó sẽ xuất hiện ngẫu nhiên ở mỗi game đấu.
27 heroes này được chia thành ba dạng chính, đem lại cho hai teams mỗi chín lựa chọn ở các thuộc tính Strenght, Agility và Intelligence.
Ngoài ra, những hero bị vô hiệu hóa trong Captains Mode – do những vấn đề liên quan đến sự cân bằng hay đang trong quá trình rework, thiết kế lại – đều sẽ hiện diện trong Captains Draft. Tính tới ngày hôm nay, chỉ có duy nhất Techies là bị ban hoàn toàn khỏi Captains Mode, nhưng bản update Dueling Fates, đã được lên lịch sau đây chưa tới 10 ngày, sẽ bổ sung thêm hai heroes hoàn toàn mới.
Nếu trong trường hợp cả Techies lẫn hai heroes mới đồng loạt xuất hiện trong draft, chúng ta sẽ có dịp chứng kiến những game đấu rất thú vị - và tất nhiên là chúng không bị ai đó ban rồi.
Captains Draft 4.0 sẽ cung cấp 300.000 tổng tiền thưởng cùng 300 Qualifying Points cho các teams đạt thứ hạng cao nhất.
Evil Geniusesvà Team Secretđã được mời tới giải đấu, và phần còn lại buộc phải tham gia các vòng đấu loại thuộc sáu khu vực. Những vòng loại này sẽ bắt đầu khởi tranh từ ngày 28/10 – 15/11. Tất cả các trận đấu sẽ được stream trên kênh Twitch chính thức của MoonduckTV.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Xuất hiện giải đấu Valve Minor đầu tiên sử dụng mode Captains DraftDự án "VADI – Trợ lý ảo dành cho lái xe" của nhóm sinh viên Viện CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội là 1 trong 10 dự án được chọn vào thi Chung kết cuộc thi SWIS 2018 (Ảnh ứng dụng VADI trên kho ứng dụng Google. Nguồn ảnh: vtv.vn)
Kết quả vòng Sơ khảo cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2018 (SWIS-2018) vừa được Bộ GD&ĐT chính thức công bố.
Theo đó, có 15 đội tuyển học sinh, sinh viên – tác giả của 15 dự án, ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc nhất vòng Sơ khảo đã được Hội đồng giám khảo chọn vào đua tài trong vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” 2018 sẽ được tổ chức vào các ngày 15, 16/12/2018 tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Cụ thể, đối với khối đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm, 10 dự án của học sinh, sinh viên các trường sẽ tham dự vòng chung kết SWIS 2018 gồm có: VADI – Trợ lý ảo dành cho lái xe (Đại học Bách khoa Hà Nội); Finbox – Cố vấn đầu tư 4.0 (Đại học Ngoại Thương); Chitoson - Sản xuất quần lót từ tre có xử lý kháng khuẩn chitosan (Đại học Kinh tế Quốc dân); SHUB – Hệ sinh thái hỗ trợ phát triển môi trường giáo dục (Đại học Quốc gia TP.HCM); Leafpic-Pro phần mềm xác định thiếu thừa đạm trên cây trồng cho smartphone (Đại học Huế);
Nuôi tạo và sử dụng Polyme vi sinh vật làm vật liệu tự hủy trong y tế (Đại học Mỏ Địa chất); Hilingo – Phần mềm hỗ trợ tự học tiếng Trung (Đại học Sư phạm TP.HCM); Mô hình chăn nuôi cá tra sử dụng bằng thảo dược tại Vĩnh Long (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long); Cao nguyên đá nở hoa (Đại học Dược Hà Nội); Inut Platform – Hệ sinh thái kết nối vạn vật (Đại học Quốc gia TP.HCM).
Với khối học sinh THPT, 5 ý tưởng, dự án của học sinh THPT có tính khả thi cao nhất đã được Hội đồng giám khảo lựa chọn vào vòng thi chung kết cuộc thi SWIS 2018 gồm có: Sản xuất cao điều trị bỏng của học sinh trường THPT Phúc Trạch, tỉnh Hà Tĩnh; Sản xuất, phân phối sản phẩm từ lá thông phục vụ đời sống của học sinh trường THPT Chu Văn An, tỉnh Lâm Đồng; Robot hỗ trợ vận chuyển và chăm sóc khách hàng của học sinh trường THPT Thống Nhất A, tỉnh Đồng Nai; dự án Nano Rutin của học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Nội; và dự án đồ lưu niệm từ đá núi lửa, rơm rạ, thổ cẩm của học sinh trường THPT Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học có dự án khởi nghiệp của sinh viên lọt vào vòng thi chung kết cuộc thi SWIS 2018 giao các Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp hoặc bộ phận hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp của trường tiếp tục hỗ trợ sinh viên hoàn thiện sản phẩm mẫu để giới thiệu, trưng bày tại các không gian khởi nghiệp tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2018 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 15, 16/12/2018.
Cùng với đó, các cơ sở giáo dục đại học cũng được đề nghị hỗ trợ sinh viên chuẩn bị bài thuyết trình, đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, tạo sứ thuyết phục với Ban giám khảo; hoặc liên hệ với ông Bùi Tiến Dũng, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - Bộ GD&ĐT để nhận sự hỗ trợ.
" alt=""/>15 dự án vào chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” 2018