
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 17/11 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tham dự Hội thảo Năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF tổ chức.
Sự kiện thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài, lãnh đạo của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư tài chính…
Cơ hội đã đến với các nước đang phát triển
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết mỗi cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) tạo ra cơ hội vượt lên phía trước cho một số quốc gia. Việc phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784 đã giúp nước Anh và châu Âu nổi lên như là các cường quốc trong CMCN lần thứ nhất; phát minh ra động cơ điện (1870) mở rộng tầm ảnh hưởng của các cường quốc như Mỹ, Đức và sau đó là Nhật Bản trong CMCN lần thứ 2; sự ra đời của công nghệ bán dẫn, vi mạch, máy tính, Internet trong CMCN lần thứ 3 trong một thời gian ngắn giúp Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore từ những quốc gia, vùng lãnh thổ đầy khó khăn chính thức gia nhập nhóm các nền kinh tế phát triển nhất.
Hiện nay, cuộc CMCN lần thứ 4 (CMCN 4.0) với trung tâm là một thế giới siêu kết nối số đang làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng cuộc sống, hành vi của mỗi người dân, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất và phát sinh ra những mô hình, cách thức kinh doanh mới và những người có thu nhập thấp cũng có thể tận dụng và thụ hưởng trực tiếp thành quả.
“Thực tế chứng minh, các quốc gia đang phát triển hoàn toàn có thể bắt kịp và vượt các quốc gia phát triển trong cuộc CMCN 4.0”, Phó Thủ tướng nhận định khi đưa ra ví dụ đại đa số người dân ở châu Âu và Bắc Mỹ chưa có thói quen sử dụng thanh toán qua di động, thì 90% dân số trưởng thành ở Kenya, trên 40% dân số trưởng thành ở tại Tanzania, Zimbabwe, hay Namibia thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán thuận tiện này.
Uber, công ty thường được nhắc tới như ví dụ tiêu biểu trong CMCN 4.0, đã phải “quy phục” tại thị trường Trung Quốc cho Didi Chuxing - một đối thủ ở địa phương, đồng thời bị cạnh tranh gay gắt bởi Grab tại Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Công ty thương mại điện tử Alibaba giúp hàng triệu hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc tham gia vào nền kinh tế số, tăng sức cạnh tranh của quốc gia này trên phạm vi toàn cầu. Ấn Độ cũng không nằm ngoài sự phát triển mới khi có nhiều doanh nghiệp thành danh trong nền kinh tế số.
Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Nhờ CMCN 4.0 mà lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mọi người dân đều có thể khởi nghiệp. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển bao trùm”.
" alt=""/>Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội phát triển của Việt NamTại Hội nghị về sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin (ATTT) mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam tổ chức ngày 8/11/2017, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng mã độc của BKAV cho hay, mã độc tống tiền (ransomrare) là một trong những nguyên nhân đẩy giá các loại tiền ảo lên cao.
Theo ông Sơn, bởi vì tất cả các vụ tấn công tống tiền đều đòi trả tiền chuộc bằng bitcoin nên đã đẩy giá bitcoin lên. Các loại Ransomware là những loại mã độc tống tiền như WannaCry, Petya, Bad Rabbit… khiến người dùng khiếp sợ vì khi tấn công các mã độc này sẽ mã hóa toàn bộ dữ liệu trong máy tính sau đó đòi tiền chuộc bằng tiền ảo, mà chủ yếu là bitcoin. Khi bị mã hóa không truy cập được dữ liệu, người dùng thường có tâm lý rất hoảng loạn và khi nhận được email đòi tiền chuộc thì ngay lập tức dùng Bitcoin để chuộc lại.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấm mọi giao dịch, thanh toán sử dụng tiền ảo nhưng thị trường Bitcoin ở Việt Nam khá sôi động. Giá Bitcoin luôn biến động tăng ở mức phi mã trong thời gian gần đây. Theo cập nhật mới nhất trên WEB Giá ngày 8/11/2017, giá 1 bitcoin tương đương với 7.390 USD, tăng hơn 13% so với 7 ngày trước đây.
![]() |
Mã độc tống tiền thường lây nhiễm phổ biến nhất qua email, theo như nghiên cứu của BKAV có tới 16% các email lưu chuyển trên mạng là có dính mã độc tống tiền, 84% các lây nhiễm khác tấn công qua các lỗ hổng khác.
" alt=""/>Phó Chủ tịch BKAV: Mã độc tống tiền đẩy giá Bitcoin lên caoTrong khi thị trường đang sôi sục vì iPhone X vừa chính thức bán tại Mỹ thì ở Việt Nam, các hệ thống phân phối sản phẩm di động bắt đầu tung hàng loạt chương trình ưu đãi dành cho khách hàng mua iPhone 8 và iPhone 8 Plus để “hút” khách. Đây được coi là động thái “kích cầu” tăng sức mua của thị trường đối với bộ đôi iPhone mới khi tâm lý người mua đang chờ đợi để sở hữu iPhone X.
“Ngay từ thời điểm ra mắt, trong khi số lượng iPhone 8 Plus được bán ra khá ổn định thì người dùng lại không mấy hào hứng với iPhone 8 vì giá bán lúc đó tương đối cao, mặt khác việc chờ một sản phẩm mới sẽ ra mắt vài tháng sau khiến người mua không khỏi phân vân khi lựa chọn. Tuy nhiên, đến thời gian này lượng bán iPhone 8 và iPhone 8 Plus bắt đầu tăng lên vì giá sản phẩm giảm đáng kể cùng với các chương trình khuyến mại của các nhà bán lẻ nhiều hơn và hấp dẫn hơn”, anh Trung, chủ cửa hàng di động tại đường Xã Đàn (Hà Nội) cho biết.
Không nằm ngoài dự đoán, trong khi giá thị trường của 2 sản phẩm mới này chỉ giảm ngang ngửa với iPhone 7 Plus thì tại MobiFone, khách hàng thậm chí có thể mua iPhone 8 và iPhone 8 Plus với giá chỉ bằng 1/3 so với giá niêm yết trên thị trường khi lựa chọn các gói cước viễn thông đi kèm. Trước đó, hình thức này đã được MobiFone áp dụng cho các dòng máy iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPhone 7, iPhone 7 Plus…, không chỉ dành cho khách hàng có thu nhập cao mà còn hướng đến việc bán smartphone cao cấp cho rộng rãi người tiêu dùng.
Với sản phẩm iPhone 8 và iPhone 8 Plus, MobiFone tiếp tục duy trì các gói cước viễn thông M299, M599 và M1399 tương ứng với 299.000 đồng, 599.000 đồng và 1.399.000 đồng đối với người mua máy. Khách hàng khi lựa chọn các gói cước trên không chỉ được sở hữu iPhone 8/ iPhone 8 Plus với mức giá siêu tốt từ 6.190.000 đồng mà còn được tặng các dịch vụ thoại, nhắn tin hay data tốc độ cao trong thời gian đăng ký 12 tháng hoặc 18 tháng.
" alt=""/>MobiFone tuyên bố bán iPhone 8, iPhone 8 Plus với giá chỉ từ 6.190.000 đồng