Em Nguyễn Thuỳ Dương (18 tuổi, quê ở Quốc Oai, Hà Nội) đang trải qua những ngày tháng khổ sở nơi giường bệnh. Mọi bi kịch đến với cuộc đời em xảy ra cách đây gần 1 năm về trước.
Tháng 5/2019, Dương xuất hiện triệu chứng khó thở. Do bận thi cử nên phải đến cuối tháng 5, em mới đi khám tại bệnh viện Phổi Trung ương. Mắt em nhoè đi khi khi nghe bác sĩ nói đã phát hiện em có một khối u ở trung thất. Thế nhưng, thực chất đây là phần đã di căn, bệnh khởi phát của em chính là ung thư hạch.
Căn bệnh hành hạ cô nữ sinh còn ngồi trên ghế nhà trường |
Thời điểm đó, Dương mới học xong lớp 11, chuẩn bị bước vào năm cuối cấp với bao nhiêu những dự định. Dương chia sẻ: “Em học trường THPT Cao Bá Quát, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ bé đến giờ, em chỉ mong sau này trở thành một nhân viên kế toán. Em yêu thích công việc đó nên cố gắng học thật giỏi. Nhưng giờ thì…”.
Một phút trầm tư trong cuộc nói chuyện với Dương. Bởi sau đó, em kể về những tháng ngày đau đớn nhất cuộc đời mình. Ngày 12/6/2019, Dương trải qua một ca phẫu thuật đối diện cận kề với cơn hiểm nghèo. Một tháng sau, em chuyển sang bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) để làm hoá trị.
6 đợt hoá chất với những tác dụng phụ khiến mái tóc Dương rụng dần đi. Chưa kể những lần hạ bạch cầu, sốt, cả những lần nôn suốt đến mức tưởng chừng như “chết đi sống lại”, em vẫn tiếp tục đứng vững. Tiếp đó là 18 mũi xạ cũng bào mòn dần đi cơ thể em.
Em đã dần đuối sức khi đương đầu với căn bệnh |
Những ngày tháng “địa ngục” của một gia đình nghèo
Suốt gần 1 năm trời chữa bệnh cho con, gia đình Dương tiêu tốn quá nhiều chi phí. Dù đã được bảo hiểm chi trả một phần nhưng em vẫn mất hơn 5 triệu tiền thuốc ngoài danh mục chỉ sau vài ngày điều trị. Chưa kể những chi phí phát sinh ăn uống, đi lại khi em cùng mẹ phải ở bệnh viện liên miên.
Cô Cấn Thị Hải Yến, mẹ Dương cho biết, tính đến nay gia đình đã phải vay mượn số tiền lên đến gần 200 triệu đồng. Đối với một gia đình chỉ trông chờ vào 4 sào ruộng thì quả thật số tiền này quá lớn, chẳng biết đến bao giờ mới trả nổi.
Giờ đây, công việc đồng áng nhà em chỉ còn bố làm lụng, cày cấy. Nghĩ đến những nỗi cực nhọc của gia đình, Dương càng thêm quyết tâm điều trị.
Dương đang rất cần sự giúp đỡ |
Dù rất buồn khi thời điểm hiện tại không thể tiếp tục theo đuổi giấc mơ làm kế toán, Dương vẫn tỏ ra rất lạc quan. Thậm chí, em còn nói rằng: “Nhiều lúc nghĩ buồn cho số phận mình thật nhưng em không muốn suy nghĩ về bệnh nữa. Ai rồi cũng có lúc bị bệnh, mình cứ vô tư về tinh thần biết đâu sẽ đỡ được từng nào. Em cũng rất nhớ các bạn cùng lớp nên cố gắng để chữa trị còn về gặp lại được các bạn. Năm nay em học cuối cấp thành ra có khi chỉ kịp về chia tay các bạn thôi ạ”.
Dương lại bắt đầu hành trình dài để mong một ngày về nhà. Hôm nay, em bước vào mũi xạ thứ 19. Em cũng chẳng biết mũi nào sẽ là mũi cuối nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi cô gái đang bị bào mòn tuổi thanh xuân vì bệnh ung thư hạch.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Nhìn đứa trẻ mũm mĩm, kháu khỉnh, chẳng ai nghĩ con đang mang trong mình căn bệnh ung thư xương ác tính. Đã có thời điểm hai chân con bị liệt, đau đớn đến quằn quại.
" alt=""/>Giấc mơ xa vời của cô nữ sinh ung thư hạchKiên nhẫn nhìn từng giọt thuốc đang truyền vào người con, chị Đoàn Thị Toan (38 tuổi, xóm 2, thôn 1 Hạ Vỹ, xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) thở dài, bắt đầu câu chuyện với nỗi buồn trĩu nặng. So với những đứa trẻ cùng điều trị ở khoa Nhi - Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), con chị, cháu Trần Thị Hà Vy ngoan hơn hẳn.
Cô bé gầy gò, nhỏ thó đang chiến đấu với căn bệnh ung thư hạch |
Dù mới lên 6 tuổi song cháu bé ý thức hơn các bạn rất nhiều. Cháu chịu mọi đau đớn để hy vọng sớm trở về nhà. Đáng ra, năm nay Hà Vy đã được lên lớp 1 rồi. Nhưng cách đây 1 năm, khoảng tháng 5/2019, ở cổ họng Vy bỗng xuất hiện một khối u. Gia đình đưa cháu đến bệnh viện Tai-mũi-họng Trung Ương thăm khám. Tại đây, các bác sĩ kết luận cháu Vy mắc bệnh ung thư hạch.
Ngay sau đó, Vy được chỉ định sang bệnh viện K Tân Triều để tiến hành điều trị. Kể từ ngày đó, những chai hoá chất cùng những lần kích cầu gắn liền với tuổi thơ đúng thời điểm cháu chuẩn bị bước vào cấp 1.
Nhìn cháu truyền thuốc rất ngoan, người viết gặng hỏi thì nhận được câu trả lời hồn nhiên: “Mẹ bảo cháu chỉ bị bệnh cảm, sốt hơi nặng hơn bình thường thôi chú ạ. Cháu quen truyền rồi. Chắc các bạn khác bệnh nặng hơn cháu đấy. Bệnh cảm thì dễ khỏi hơn mà. Cháu thấy mình may mắn hơn các bạn”.
Chị Toan phải nói dối con chỉ đang mắc bệnh cảm sốt thông thường |
Đó là những lời nói dối của mẹ để giúp đứa trẻ có thể yên tâm điều trị. Bởi chị biết rằng, con còn quá nhỏ để hiểu bệnh ung thư như thế nào. Chị chỉ sợ một ngày con lớn hơn, biết về căn bệnh hiểm nghèo mình mắc phải lại suy sụp. Vậy nên chị mong giấu được con ngày nào hay ngày đấy.
Gia đình lao đao vì nợ nần
Gần 1 năm trời đưa con đi điều trị bệnh ung thư hạch, gia đình chị Toan phải gồng mình trước những khoản nợ rất lớn. Tính đến nay, số tiền mà chị vay mượn đã lên đến 150 triệu đồng.
Đặc biệt, thời điểm hiện tại, cả 2 vợ chồng chị đều không còn thu nhập gì. Trước đây, chị Toan làm thợ may nhưng từ ngày con ốm nặng, chị phải bỏ việc ở nhà. Trong khi đó, chồng chị làm tài xế xe khách cũng vừa phải nghỉ do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Vy đang rất cần sự giúp đỡ để có thể tiếp tục chữa trị |
Mỗi ngày qua đi, tiền thuốc dành cho cháu Vy cứ thế nhiều hơn gấp bội. Ngay cả khi được bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ chi phí điều trị, gia đình vẫn phải mất thêm 7 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục. Tính ra mỗi ngày, tiền thuốc cho Vy là 1 triệu đồng.
Nghĩ tới tình cảnh mình lúc này, chị Toan rưng rưng: “Đấy chú xem, tiền thuốc mỗi ngày 1 triệu đồng còn hơn cả nợ lãi. Nhưng vì nghĩ cho con nên gia đình tôi cố vay mượn. Nhưng giờ thì hai vợ chồng nghỉ việc cả rồi, quả thật nguy quá”.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Soi gương không thấy còn cọng tóc, cô bé lại rơm rớm nước mắt. Ở độ tuổi 13 hồn nhiên, vậy mà bé đã hiểu được phần nào nỗi đau mà bản thân và gia đình đang gánh chịu.
" alt=""/>Mỗi ngày 1 triệu đồng tiền thuốc, mẹ lo sợ không cứu nổi con![]() |
Đề thi chuyên Sinh vào lớp 10 của Sở GD-ĐT Hà Nội |
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ và hệ chuyên của Trường THPT Sơn Tây, Chu Văn An phải tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập với 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh như thí sinh bình thường. Sau đó, các em phải làm thêm bài thi môn chuyên vào chiều 18/7 và sáng 19/7.
Các môn chuyên thi theo hình thức tự luận; môn Ngoại ngữ chuyên thi theo hình thức kết hợp tự luận và trắc nghiệm để đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết.
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm xét tuyển là tổng điểm thi các môn không chuyên tính hệ số 1 và điểm thi môn chuyên tính hệ số 2.
Các trường chỉ xét tuyển đối với thí sinh đã thi đủ các bài thi theo quy định và đều đạt điểm lớn hơn 2.
Các lớp chuyên được xét tuyển độc lập nhau. Học sinh được quyền lựa chọn học một lớp chuyên theo nguyện vọng trúng tuyển (trường hợp học sinh trúng tuyển nhiều lớp chuyên).
Sáng nay 14/6, các thí sinh đăng ký vào lớp chuyên Sinh của các trường chuyên, trường có lớp chuyên thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Sinh chuyên vào lớp 10.
" alt=""/>Đề thi chuyên Sinh vào lớp 10 của Hà Nội 2020