![]() |
Tướng Qasem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds, Vệ binh Cách mạng Iran được đánh giá là người có quyền lực thứ 2 ở nước này. Ảnh: AP. |
"Tấn công mạng là một lựa chọn hợp lý, dễ đoán với Iran", Ariane Tabatabai tại trung tâm nghiên cứu RAND chia sẻ. Bà Tabatabai cho rằng trong khi quân đội và vũ khí của Iran không mạnh, tấn công mạng là lĩnh vực hiếm hoi mà Iran có thể đối đầu với Mỹ.
Theo Wired, năng lực của lực lượng tấn công mạng Iran đã được cải thiện rất nhiều kể từ vụ tấn công với malware Stuxnet của Mỹ và Israel vào các cơ sở kiểm soát hạt nhân năm 2007, phá hoại các máy ly tâm và kéo lùi nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Từ đó, Iran đã đầu tư rất nhiều vào các kỹ thuật tấn công mạng và sử dụng cho những vụ tấn công lấy dữ liệu.
"Sau vụ Stuxnet, họ đã bổ sung nhiều đơn vị quân đội khắp các cơ quan chính phủ, bao gồm cả các đơn vị trong lực lượng Quds của ông Soleimani. Những đơn vị đó chưa thể so với lính Mỹ, nhưng họ vẫn có thể gây ra thiệt hại lớn, nhất là khi không lo ngại bị đổ tội", nhà phân tích Peter Singer tại New America Foundation nhận xét.
![]() |
Năm 2014, hacker Iran tấn công vào hệ thống của công ty Las Vegas Sands vì phát ngôn của ông chủ Sheldon Adelson. Ảnh: AP. |
Nhiều khả năng Iran sẽ sử dụng chiến thuật mà họ đã áp dụng với các nước láng giềng nhiều năm nay: dùng malware để xóa dữ liệu hoặc phá hủy càng nhiều máy tính lây nhiễm càng tốt.
Iran đã sử dụng chiến thuật này từ năm 2012, khi họ phá hủy 30.000 máy tính của công ty dầu khí Ả Rập Saudi Aramco. Năm 2014, họ tiếp tục dùng chiến thuật này để tấn công công ty Las Vegas Sands, sau khi chủ công ty là ông Sheldon Adelson cho rằng nên tấn công Iran.
Gần đây, các công ty ở vùng vịnh thuộc UAE, Qatar, Kuwait hay các đối tác của Saudi Aramco vẫn bị tấn công thường xuyên.
Ngoại trừ vụ tấn công Las Vegas Sands, Iran không sử dụng chiến thuật này với các mục tiêu ở Mỹ. Tuy nhiên, vụ ám sát tướng Soleimani có thể thay đổi cách làm của họ.
"Iran không muốn tấn công Mỹ hay các nước đồng minh trong quá khứ. Với quy mô của vụ tấn công vừa qua, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ thay đổi", bà Tabatabai của RAND cho biết.
Bên cạnh tấn công phá hoại, những nhóm hacker của Iran như APT33 gần đây cũng tìm cách xâm nhập, lấy cắp dữ liệu từ các cơ quan, cơ sở hạ tầng của Mỹ. Những vụ tấn công này đã được các công ty bảo mật như FireEye hay CrowdStrike ghi nhận.
![]() |
Tấn công mạng được cho là biện pháp đáp trả nhanh nhất, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng Iran sẽ không dừng lại ở hình thức tấn công này. Ảnh: Getty. |
Nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo Iran có thể tăng cường năng lực của đội ngũ tấn công mạng, và nhắm tới các hệ thống điều khiển trong công nghiệp nhằm đem lại những thiệt hại tương tự vụ tấn công Stuxnet. Vào tháng 11, Microsoft cho biết APT33 đã chuyển đổi chiến lược tấn công và nhắm vào các hệ thống quan trọng trong công nghiệp.
Một số tài liệu bị rò rỉ gần đây cho thấy Iran đang cố gắng tạo ra một malware để nhắm tới các hệ thống lưới điện và cung cấp nước. Tuy nhiên, năng lực của họ có thể chưa đủ để xâm nhập các hệ thống được bảo vệ nghiêm ngặt như vậy.
"Để làm được điều đó sẽ cần sự kiên trì, năng lực và kế hoạch rất lâu dài", Joe Slowik, nhà nghiên cứu tại công ty bảo mật Dragos nhận xét.
Tấn công mạng có lẽ không phải biện pháp trả đũa duy nhất của Iran. Những nhà quan sát lâu năm cho rằng Iran có thể tìm cách giết một quan chức cấp cao của Mỹ, như một cách đáp trả tương xứng vụ ám sát tướng Soleimani.
"Giết một lãnh đạo như Soleimani là một hành động đáng lo ngại, gần như chắc chắn sẽ có sự trả đũa. Tấn công mạng là biện pháp tức thời, cho thấy họ sẽ không chịu trận. Tuy nhiên tôi không nghĩ đây là biện pháp trả đũa duy nhất của Iran", Chris Meserole, nhà nghiên cứu tại học viện Brookings nhận xét.
" alt=""/>Hacker Iran có tấn công được Mỹ?Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong năm 2020, Bộ Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng ngành tài chính điện tử, đi tiên phong trong xây dựng Chính phủ điện tử. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thông tin trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước năm 2019, triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 10/1.
Tới dự hội nghị còn có ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương. Tham dự hội nghị còn có đại diện Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chính phủ và đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành.
Gần 67 triệu hồ sơ được thực hiện qua dịch vụ công mức độ 3,4
Theo báo cáo Bộ Tài chính, trong năm 2019, Bộ đã tổ chức điều hành thu, chi NSNN chủ động, đảm bảo chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra. Cụ thể, số thu cân đối NSNN đến ngày 31/12/2019 đạt 1.549,5 nghìn tỷ đồng, vượt 138,2 nghìn tỷ đồng (tăng 9,79%) so với dự toán, tăng 92,2 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, tăng 8,7% so với thực hiện năm 2018.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã tiếp tục giữ vững vị trí tốp đầu về cải cách hành chính và tiên phong trong triển khai Chính phủ điện tử. Theo kết quả đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2018 do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố tháng 5/2019, Bộ Tài chính tiếp tục nằm trong top đầu khối 18 bộ, ngành có kết quả cải cách hành chính mạnh mẽ. Trong năm 2019 đã đẩy mạnh rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá hàng trăm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính tạo nhiều thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Theo Báo cáo Vietnam ICT Index năm 2019 được công bố ngày 23/8/2019, Bộ Tài chính tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng chung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công. Đặc biệt, đây là năm thứ 7 liên tiếp Bộ Tài chính đứng ở vị trí nhất bảng, kể từ năm 2013. Cụ thể, Bộ Tài chính tiếp tục đứng ở vị trí thứ 1 về Vietnam ICT Index 2019 với chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT là 0,9770, bỏ xa khoảng cách so với các bộ giữ vị trí thứ 2 và 3 trong bảng xếp hạng.
Năm 2019, các dịch vụ công trực tuyến của ngành Tài chính đã được người dân, tổ chức và doanh nghiệp tiếp nhận và sử dụng rất hiệu quả. Số lượng hồ sơ tiếp nhận qua phương thức trực tuyến năm 2019 của ngành Tài chính mức độ 3, 4 lên tới gần 67 triệu hồ sơ. Tính đến ngày 24/12/2019, tổng số thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ Tài chính là 951 thủ tục. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 là 100, dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là 351, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 197, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 303. Theo Bộ Tài chính, trong năm 2020, dự toán thu NSNN Quốc hội phê duyệt là 1.512,3 nghìn tỷ đồng. Dự toán chi là 1.747,1 nghìn tỷ đồng. Bội chi NSTW là 217,8 nghìn tỷ đồng; bội chi ngân sách địa phương 17 nghìn tỷ đồng.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, xây dựng hính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã điểm lại một số kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm 2019. Nhiệm vụ năm 2020 là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rút ngắn quy trình xử lý, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; giảm thời gian thủ tục hành chính đảm bảo công khai minh bạch và nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.
" alt=""/>Thủ tướng: Bộ Tài chính cần tiên phong trong việc xây dựng Chính phủ điện tử