Có thể nói, với việc là đối thủ trực diện của Apple Watch, Gear S2 có cả cơ hội lẫn thách thức trước mắt. Sự thành công hay thất bại của nó đều sẽ có tác động lâu dài đến triển vọng tương lai của Samsung tại thị trường mới mẻ này. Smartwatch nói riêng và wearable nói chung là một thị trường mà Samsung từng hy vọng sẽ thống trị ngay khi còn trong trứng nước, nhưng giờ đây, hãng lại thấy mình trong tình thế ngược lại: Bị bủa vây bởi Apple.
Còn nhớ, khi Samsung giới thiệu mẫu smartwatch đầu tiên của hãng vào tháng 9/2013, hãng gần như là một mình một ngựa độc chiếm cuộc chơi. Cũng có một vài thương hiệu khác như Pebble hay Sony, nhưng chưa có hãng nào thực sự tạo được dấu ấn sâu đậm. Rất nhanh, Samsung liên tiếp tung ra nhiều model khác nhau, cố gắng hình dung công thức hấp dẫn người dùng trước khi Apple trình làng smartwatch đầu tay. Chính vì chiến thuật này, Samsung trở thành hãng smartwatch lớn nhất thế giới trong năm 2014, bất chấp những lời chỉ trích rằng các sản phẩm của hãng không khác nhau là mấy và gây nhầm lẫn cho người dùng.
Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi rõ rệt từ sau khi Apple Watch xuất hiện. Thị phần smartwatch của Samsung sụt một phát từ 74% trong Q2/2014 xuống chỉ còn 7,5% vào cùng kỳ năm nay, số liệu của Strategy Analytics tiết lộ. Ở thái cực đối lập, Apple nhanh chóng kiểm soát tới 76% thị trường ngay trong quý đầu tiên mở bán. Gear S, mẫu smartwatch ra mắt gần nhất của Samsung (tháng 11/2014) có kết nối 3G không dây nhưng không thể cạnh tranh nổi với đối thủ đến từ Táo khuyết và bị đè bẹp tuyệt đối.
Vẫn còn cơ hội
Dù vậy, ngay cả Apple cũng có những rắc rối riêng và đó chính là cơ hội của Samsung. Apple Watch hiện là smartwatch bán chạy nhất, nhưng nó còn xa mới đạt đến vị thế của một sản phẩm đại chúng. Hầu hết những người mua chiếc đồng hồ này vẫn là các tín đồ của Apple - những người sẵn sàng mua bất cứ thứ gì Apple chế tạo ra. Cơ hội thực sự dành cho Apple, Samsung và các hãng còn lại chính là khi người dùng phổ thông quyết định: Họ không thể sống thiếu smartwatch. Nhưng cho tới nay, chưa một hãng nào, bao gồm cả Apple, tìm ra được công thức "thần thánh" chinh phục số đông người dùng.
"Apple Watch thành công hơn mọi đối thủ khác, nhưng nó cũng chưa phải là một sản phẩm đột phá hay bùng nổ. Nhờ vậy mà Samsung vẫn còn chỗ để xoay xở", nhà phân tích Avi Greengart nhận định.
Với Gear S2, Samsung đã có gần một năm để rút kinh nghiệm từ những lần thử trước đây, cũng như hoàn thiện, trau chuốt sản phẩm mới nhất của mình. Hãng cũng nắm được điều gì ghi điểm, điều gì mất điểm với Apple Watch, dù Justin Denison, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược sản phẩm của Samsung Electronics Mỹ phủ nhận tin đồn Samsung đợi Apple Watch ra mắt rồi mới tính toán bước đi tiếp theo.
"Bạn sẽ không bao giờ thấy cảnh Samsung ngồi yên, chờ đợi và quan sát", ông này khẳng định trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 8.
Tất nhiên, Samsung vẫn còn vô số rào cản lớn cần phải vượt qua, như chưa có đủ ứng dụng hay và thú vị để hỗ trợ thiết bị, cũng như có sẵn sàng cho phép Gear 2 tương thích với các smartphone không-phải-do-Samsung-sản-xuất hay không. Samsung cũng phải đảm bảo rằng toàn bộ trải nghiệm của thiết bị thật nuột nà, và S2 phải sở hữu một thiết kế mà người dùng muốn đeo trên tay.
Đương đầu thách thức
Một trong những ưu thế lớn nhất của Apple Watch so với Samsung Gear là kho ứng dụng phong phú, đa dạng hơn. Người dùng có thể làm được mọi việc, từ mở cửa garage cho đến thanh toán bằng đồng hồ nhờ hệ thống Apple Pay.
Samsung đã tài trợ cho nhiều cuộc thi cũng như hỗ trợ giới lập trình phát triển ứng dụng cho Tizen, nhưng rõ ràng, sự quan tâm dành cho nền tảng này còn rất thấp nếu so sánh với iOS. Hầu hết các nhà phát triển ứng dụng đều chọn iOS và Android đầu tiên, rồi mới nghĩ đến Windows Phone hay Tizen. Nói chung, phần mềm là lĩnh vực mà Samsung "vật vã" từ lâu. Nhiều ứng dụng do hãng tự phát triển bị gọi là "bloatware", thuật ngữ chỉ những phần mềm mà người dùng không mong muốn. Hãng thậm chí đã phải lên kế hoạch khai tử những ứng dụng như Media Hub.
Tại thời điểm Apple Watch lên kệ hồi tháng 4, chỉ mới có khoảng 3000 ứng dụng dành cho Gear, trong khi số lượng ứng dụng hỗ trợ Watch là 3500. Đến tháng 7, con số ứng dụng của Apple Watch đã tăng lên 8500.
Với việc mặt đồng hồ S2 có hình tròn, các nhà lập trình sẽ phải điều chỉnh lại thiết kế giao diện ứng dụng. Samsung đã cho họ vài tháng khi cung cấp bộ công cụ phát triển từ tháng 4, nhưng điều đó không có nghĩa là đang có vài ngàn ứng dụng đợi sẵn S2 khi nó ra mắt. Với nhiều nhà lập trình, đơn giản là Tizen không đáng để họ bỏ công tốn sức. Một thiết bị cần phải bán tốt thì mới khuyến khích được giới lập trình viết ứng dụng phục vụ nó, nhưng cũng cần phải có ứng dụng hay thì mới lôi kéo được người dùng mua thiết bị. Đó thực sự là một vòng luẩn quẩn. Giải pháp duy nhất là Samsung cần tạo ra lượt ứng dụng hữu ích đầu tiên cho S2, sau đó mới mở rộng dần ra cộng đồng lập trình.
Cách tiếp cận thứ hai là cho phép Gear S2 hoạt động tương thích với nhiều smartphone Android khác, thậm chí là cả iPhone. Bằng cách này, Samsung sẽ thu hút được nhiều người mua hơn và một cách gián tiếp, cả các nhà phát triển ứng dụng nữa. Dù người dùng iOS luôn trung thành với các sản phẩm của Apple thì người dùng Android không được như vậy. Họ có thể xài tablet Samsung nhưng lại mua smartphone của LG. Do đó, trên lý thuyết, Samsung có thể tiếp cận nền tảng người dùng rộng lớn hơn nếu như theo đuổi toàn bộ người dùng smartphone Android hiện hành.
Một rào cản lớn nữa là thiết kế. Một số mẫu smartwatch đầu tiên của Samsung bị chỉ trích vì màn hình quá cồng kềnh và thô kệch, nhưng Gear Fit trông đã tinh tế hơn một chút. Moto 360 của Motorola nhanh chóng được ưa chuộng là vì nó sở hữu mặt tròn giống như đồng hồ truyền thống và không cần phải nghi ngờ về việc Samsung đã nhận ra điều này. Bằng chứng là S2 cũng có mặt tròn, với những đường nét được trau chuốt mềm mại hơn.
Nhưng kể cả khi Samsung có khắc phục được hết những vấn đề kể trên, thì rào cản lớn nhất cho hãng cũng như mọi nhà sản xuất smartwatch chính là cho người dùng thấy vì sao họ cần phải mua đồng hồ thông minh. "Đơn giản là người dùng chưa thấy không thể sống thiếu sản phẩm này được", Greengart kết luận.
" alt=""/>Samsung nhọc nhằn chia sẻ thị trường smartwatch cùng đại địch AppleSamsung JS8500, một TV 4K có tần số quét thực 120 Hz
Vấn đề là thông số không thực sự phản ánh chất lượng của sản phẩm. Có thể bạn chưa quên "cuộc đua megapixel" trong ngành máy ảnh, khi các nhà sản xuất chạy đua với nhau để đưa ra những chiếc máy ảnh với độ phân giải cao nhất có thể. Nhưng chúng ta đều biết rằng độ phân giải cao chưa đủ để đảm bảo chất lượng ảnh chụp.
Điều tương tự cũng đúng với thế giới TV. Kích thước và độ phân giải là hai thông số quan trọng (và cũng là những điều bạn sẽ được nghe quảng cáo đầu tiên) của chiếc TV. Nhưng chất lượng hiển thị còn phụ thuộc nhiều yếu tố như độ tương phản, khả năng hiển thị màu... Những thông tin không dễ nắm bắt.
Tần số quét và lợi ích
Vậy tần số quét là gì? Hiểu đơn giản thì đó là số lần TV thay đổi hình ảnh trong 1 giây. Với TV thế hệ trước (không phải plasma), tần số quét phổ biến là 60 lần/giây, hay 60 Hz. Nếu hình ảnh trên TV có thể thay đổi càng nhanh tức là tần số quét của TV càng cao.
Vậy nó có vai trò như thế nào? Tần số quét liên quan đến một hiện tượng chung mà mọi TV đều gặp. khi vật thể trong khung hình chuyển động, hình ảnh sẽ bị mờ đi một chút, trông không được sắc nét so với khi đứng yên. Đây là hiện tượng "bóng mờ chuyển động" (motion blur) vốn không thể tránh được, dù TV có sử dụng công nghệ LCD hay OLED.
Hình ảnh ở góc phải bị mờ hơn do gặp hiện tượng motion blur
Thực tế, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở khác biệt giữa cách hiển thị của TV và suy nghĩ của bộ não. TV thực chất chỉ hiển thị một loạt ảnh "tĩnh", cứ 1/60 giây (60 Hz) nó lại hiển thị một khung hình tĩnh khác. Còn bộ não nhìn nhận sự chuyển động là liên tục. Nên khi quan sát chuyển động, bộ não chúng ta sẽ tự động tính toán hướng và vị trí mà vật thể sẽ chuyển động ngay tiếp theo, từ đó cảm nhận thấy hình ảnh bị mờ. Vì sự chuyển động trong não là "liên tục" còn trên TV là "gián đoạn".
Các hướng khắc phục
Giải pháp để giảm hiện tượng motion blur là giảm thời gian hiển thị của mỗi khung hình xuống (tương đương với tăng số khung hình hiển thị trong một giây lên), tức là tăng tần số quét. Tất nhiên khi gấp đôi số khung hình, khung hình đó phải hiển thị nội dung khác với các khung hình có sẵn. Hiện có hai cách để làm điều này.
Cách thức thứ nhất được gọi là nội suy khung hình (frame interpolation). Trong đó chip xử lý của TV tạo ra một khung hình "đệm" nằm giữa khung hình trước và khung kế tiếp, vốn là hình ảnh ghép nối từ cả hai khung hình. Phương pháp này khiến cho bộ não người xem cảm thấy hình ảnh chuyển động mượt mà hơn. Tuy nhiên nếu như nội suy quá đà thì bạn có thể gặp một hiện tượng gọi là "soap opera", khi hình ảnh chuyển động quá nhanh khiến cho ta cảm thấy nó không tự nhiên.
Hiệu ứng Soap Opera
Phương pháp thứ hai được gọi là chèn khung hình đen (black frame insertion). Ở phương pháp này, TV sẽ chèn toàn bộ hoặc một phần khung hình bằng màu đen, từ đó khiến cho hình ảnh không "tĩnh" như trước và bộ não chúng ta không nhận thấy nó bị mờ đi. Tuy nhiên nếu số khung hình đen được chèn quá nhiều thì có thể dẫn đến hiện tượng nháy hình, độ sáng TV cũng bị giảm.
Phương pháp chèn khung hình đen
Để áp dụng được 2 cách thức trên, bạn cần phải có tần số quét tối thiểu 120 Hz. Vì nếu áp dụng chúng với TV 60 Hz, nhiều hình ảnh sẽ bị mất đi và bạn sẽ dễ nhận ra hình ảnh bị nhấp nháy liên tục (do thời gian hiển thị một khung hình tới 1/60 giây). TV có tần số quét 120 Hz (hoặc hơn) sẽ đảm bảo có thể chèn thêm khung hình vào mà chất lượng hình ảnh vẫn đảm bảo ở mức 60 hình/giây.
Tần số quét cao hơn sẽ giúp những hình ảnh chuyển động nét hơn
240 Hz chỉ là giá trị "ảo"
Tiếp tục suy nghĩ như vậy, nếu tần số quét tăng lên 240 Hz thì sẽ quá tuyệt đúng không? Chắc chắn rồi, chỉ có điều bạn không thể tìm được một TV 4K có tần số quét 240 Hz. Vô lý, chẳng phải các nhà sản xuất đều quảng cáo TV Ultra HD của họ với con số 240 Hz hay sao? Rất tiếc, đó chỉ là cách mà nhà sản xuất (cố tình) khiến bạn hiểu nhầm.
Với phần lớn TV 240 Hz hiện nay, hình ảnh thực chất là 120 Hz được nhân đôi hoặc chèn thêm khung hình đen
Một TV đạt tần số quét 240 Hz "thật" cần phải hiển thị được 240 hình ảnh khác nhau trong một giây. Tất nhiên nếu trong một giây TV hiển thị 120 hình, còn 120 hình còn lại là màu đen thì nó cũng có thể tạo hiệu ứng hình ảnh gần giống như TV 240 Hz, nhưng nội dung nó hiển thị thực tế vẫn chỉ là 120 hình/giây.
Thực chất công nghệ Clear Motion của Samsung
Cách dễ nhất để biết tần số quét mà nhà sản xuất đưa ra có phải thông số thật hay không là xem cách họ đặt tên sản phẩm. Nếu như phía trước tần số quét có một dòng chữ (như TruMotion 240 Hz) thì rất có thể đây không phải là tần số quét thật.
Dưới đây là bảng thông số nhà sản xuất đưa ra và tần số quét thật do CNET tổng hợp.
Trong bảng này, hầu hết công nghệ mà các hãng áp dụng (TruMotion, Image Motion, AquoMotion, Motion Rate, MotionFlow hay Clear Action) đều sử dụng phương pháp chèn khung hình đen để tăng tốc độ khung hình. Trong thực tế, những TV tốt nhất tần số quét cũng chỉ dừng ở mức 120 Hz.
Do đó, ở thời điểm hiện tại nếu như chọn mua một chiếc TV 4K, hãy hài lòng với tần số quét 120 Hz (thực) và yên tâm là chiếc TV của bạn sẽ không hiển thị hình ảnh kém hơn một chiếc TV khác được gắn "mác" 240 Hz đâu.
" alt=""/>Tần số 240 Hz của TV 4K có thực sự đúng?