
Hoa hậu lao vào địa ốc, đời không như mơ
Tháp chọc trời Hà Nội dính vòng siết nợ, mịt mù ngày về đích
Doanh nghiệp có hàng chục cách lách luật
Điều 56, Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) năm 2014, quy định: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh… Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu, thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng, theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
![]() |
Rất ít chủ đầu tư thực hiện bảo lãnh vì phát sinh chi phí bảo lãnh 1 - 2% |
Quy định này từng được kỳ vọng như một bước đột phá, giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch, bền vững và bảo vệ được quyền lợi của người mua nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực tế rất ít chủ đầu tư thực hiện điều này. Một trong những nguyên nhân là do phát sinh chi phí bảo lãnh 1 - 2%, trên tổng vốn đầu tư dự án.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết: “Theo tôi thấy, các quy định về việc bán nhà hình thành trong tương lai vẫn chưa được chặt chẽ lắm. Nhiều doanh nghiệp họ tìm cách lách luật được và có hàng chục cách lách luật. Hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện đúng việc bảo lãnh với ngân hàng.
Theo ông Đực, đúng ra việc bảo lãnh ngân hàng này có cơ quan giám sát, nhưng thực tế là “vỡ” hết. Theo nguyên tắc doanh nghiệp phải thi công xong móng, được Sở Xây dựng nghiệm thu móng, mới được phép bán và lúc đó mới có một ngân hàng đứng ra bảo lãnh chuyện mua bán này. Đó là mơ ước của Bộ Xây dựng, với mong muốn không có sự lừa đảo, không còn việc doanh nghiệp thu tiền của người mua nhà rồi bỏ rơi họ.
“Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều dự án chưa có giấy phép xây dựng, chưa thi công xong móng người ta đã đăng quảng cáo bán rồi. Người ta có thể bán với nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn… Đợi tới khi có đủ điều kiện thì họ mới chuyển sang hợp đồng mua bán. Lúc đó, có khi khách hàng đã phải nộp 30-50% giá trị căn hộ rồi. Do đó, tình hình mua bán căn hộ hiện nay rất phức tạp, không đúng theo luật như chúng ta mong ước”, ông Đực chia sẻ.
Về chi phí bảo lãnh, ông Đực cho biết, chi phí này do ngân hàng và chủ đầu tư tự thỏa thuận với nhau. Con số thường không được công khai, chỉ doanh nghiệp và ngân hàng biết. Thực tế không có một giá cố định nào cho việc này, tùy theo ngân hàng, tùy theo năng lực và uy tín của doanh nghiệp, mà hai bên sẽ thỏa thuận với nhau.
Ngân hàng và chủ đầu tư “du di” trong việc bảo lãnh
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, từ khi có Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 tới nay, không còn tình trạng chủ đầu tư “chạy làng” như như những năm trước. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng vẫn còn “du di” nhiều.
Theo ông Châu, việc quản lý việc thực hiện bảo lãnh này do Sở Xây dựng giám sát, quản lý. Để Sở Xây dựng có văn bản đồng ý cho chủ đầu tư bán nhà hình thành trong tương lai thì cơ quan này phải kiểm tra nhiều thứ.
Thứ nhất là dự án phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ 2 là phải có giấy phép xây dựng. Thứ 3 là phải có bảo lãnh ngân hàng. Thứ 4 là phải kiểm tra vấn đề thế chấp và giải chấp. Nếu chưa giải chấp thì phải có văn bản đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp. Thứ 5 là phải xây dựng móng (nếu là nhà chung cư) và phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng (đối với dự án bán nền).
Khi Sở Xây dựng kiểm tra mà dự án có đủ hết các yếu tố trên, thì họ mới cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huy động vốn. Như vậy, việc thực hiện bảo lãnh là một trong những yếu tố bắt buộc phải có để chủ đầu tư được phép bán nhà hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng và nghiêm chỉnh hợp đồng bảo lãnh thì sẽ có chuyện tiếp theo là phải có tài sản thế chấp. Trong khi đó, thực tế hầu hết chủ đầu tư đã phải vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án và ngân hàng đã nhận thế chấp dự án rồi.
“Vì vậy, các ngân hàng thực hiện việc bảo lãnh hầu như chỉ bảo lãnh cho các dự án đã thế chấp tại ngân hàng của họ và đã được giải chấp. Còn dự án đang thế chấp chỉ được bán cho khách hàng với điều kiện ngân hàng được thế chấp đồng ý và chủ đầu tư phải thông báo cho khách hàng biết về việc này, nếu khách hàng đồng ý thì mua”, ông Châu cho biết.
Mạnh Đức - Quốc Tuấn
Các địa điểm ăn chơi của giới trẻ, đang mọc như nấm, trên sân thượng các tòa nhà trung tâm Sài Gòn. Điều này cũng đặt ra vấn đề mới, cho cơ quan chức năng, trong việc đảm bảo an toàn, tránh tình trạng cơi nới trái phép.
" alt=""/>Không bảo lãnh ngân hàng, dân nghèo có ngày mất trắngTrong khi điện thoại được xem là nền tảng thiết bị 5G phổ biến nhất thì GSA đã xác định thêm 18 nền tảng khác bao gồm màn hình gắn trên đầu, thiết bị đầu cuối khách hàng (CPE) trong nhà/ngoài trời, module 5G, máy bay không người lái, rô bốt, máy tính bảng, điểm phát sóng (hot spots), máy tính xách tay, máy ảnh, TV và thậm chí cả máy bán hàng tự động…, trong đó thiết bị CPE chiếm khoảng 100 thiết bị 5G đã được công bố.
GSA lưu ý rằng, chi tiết về thông số kỹ thuật vẫn còn hạn chế đối với một số thiết bị, nhưng khoảng 300 thiết bị, chiếm khoảng 77,3% tổng số thiết bị 5G đã công bố được hỗ trợ phổ tần số dưới 6 GHz, trong khi 21,7% thiết bị 5G được hỗ trợ phổ tần trong băng tần sóng milimet và chỉ khoảng 16% thiết bị được công bố hỗ trợ cả hai loại băng tần này.
Dựa trên các tuyên bố trước đây của các nhà cung cấp và tỷ lệ phát hành thiết bị gần đây, GSA dự báo số lượng thiết bị 5G thương mại có sẵn trên thị trường sẽ tăng từ 190 thiết bị vào cuối tháng 8 lên hơn 200 thiết bị vào cuối tháng 9 này.
Phan Văn Hòa(theo Rcrwireless)
Với tốc độ và băng thông cao, mạng 5G hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều tiện ích mới cho cuộc sống của con người. Nhưng 5G đã có thể thay thế được các mạng internet khác tại nhà hay chưa?
" alt=""/>Hệ sinh thái thiết bị 5G tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2020Kể từ ngày 30/9, các shipper tại TP.HCM đã tự chủ động xét nghiệm Covid-19 mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 ngày/lần. Kết quả xét nghiệm được tài xế gửi đến doanh nghiệp quản lý xác nhận thông tin và cập nhật lên Kho dữ liệu dùng chung của thành phố theo hướng dẫn của Sở TT&TT để liên thông dữ liệu với Công an Thành phố, Sở Công Thương và các đơn vị chức năng nhằm phối hợp trong công tác kiểm tra.
Hiện chi phí xét nghiệm do các tài xế chi trả. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng hỗ trợ một phần cho các shipper.
Đại diện Gojek Việt Nam cho hay, để giảm bớt gánh nặng chi phí cho các đối tác tài xế, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân thành phố, Gojek đang hỗ trợ miễn phí hoàn toàn hoạt động xét nghiệm nhanh cho các tài xế. Grab cũng thực hiện chương trình tặng bộ kit test nhanh cho một số shipper hoàn thành đủ chuyến xe.
Nhằm giảm bớt áp lực cho các shipper - một lực lượng quan trọng trong lưu thông hàng hóa, nhiều doanh nghiệp tiếp tục có ý kiến về việc cân nhắc ban hành quy chuẩn mới trong phòng chống dịch để tạo điều kiện cho shipper hoạt động thay vì áp dụng nhiều quy định như hiện tại, nhất là tần suất xét nghiệm.
Phía Gojek Việt Nam cho rằng: Trong bối cảnh các biện pháp giãn cách tăng cường tại TPHCM được nới lỏng và người dân nếu đã tiêm chủng hoặc là người mắc Covid-19 khỏi bệnh dưới 6 tháng, đã có thể ra đường mà không cần kết quả xét nghiệm hoặc giấy đi đường thì "yêu cầu xét nghiệm nhanh với tần suất liên tục đối với các shipper có thể không còn phù hợp với thực tiễn chống dịch, làm hạn chế hiệu quả của chuỗi cung ứng thành phố và có thể gây lãng phí xã hội", đại diện ứng dụng này nói.
Hiện nay, theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, tất cả tài xế được phép hoạt động đều đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ngừa Covid-19, một số người tiêm đủ 2 mũi. Quy định yêu cầu xét nghiệm nhanh cũng tạo áp lực cao về chi phí cho các tài xế hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn đang trang trải chi phí xét nghiệm cho đối tác tài xế.
Do đó, doanh nghiệp này đề xuất, các cơ quan chức năng cân nhắc việc ban hành quy chuẩn áp dụng biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn TP.HCM trong tình hình mới, dựa theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về xét nghiệm nhanh tại các vùng nguy cơ, đặc biệt là với đối tượng shipper cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá. Theo đó giãn tần suất xét nghiệm nhanh Covid-19 dựa trên cơ sở thực tiễn, các yếu tố dịch tễ và độ phủ của vắc xin.
Duy Vũ
TP.HCM chưa điều chỉnh giãn tần suất xét nghiệm nhanh Covid-19 cho shipper. Các ứng dụng và người giao hàng vẫn phải tuân thủ xét nghiệm theo mẫu đơn hoặc gộp 3 ngày/lần.
" alt=""/>Tiếp tục kiến nghị giãn tần suất xét nghiệm cho shipper để giảm bớt gánh nặng