Kế hoạch tuyên truyền về chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Long An năm 2021 mới được UBND tỉnh này ban hành.
Kế hoạch nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển chính quyền số, chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin mạng, phát triển đô thị thông minh, phát triển doanh nghiệp công nghệ số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Kế hoạch của UBND tỉnh Long An cũng hướng tới mục tiêu thu hút được sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp để họ chủ động, tích cực truy cập, tham gia khai thác sử dụng các hệ thống ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến. Từ đó, góp phần phát huy hiệu quả các hệ thống đã xây dựng, cải thiện xếp hạng các chỉ số ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (PAR) của tỉnh.
Theo Kế hoạch, bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt trong nội bộ cơ quan nhà nước, trong thời gian từ nay đến hết năm 2021, Long An cũng tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong xã hội.
Nội dung tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp gồm có: các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và về đảm bảo an toàn thông tin; tình hình, kết quả ứng dụng CNTT, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin mạng, phát triển đô thị thông minh, phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Người dân và các doanh nghiệp ở Long An cũng được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất an toàn thông tin và những kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng, được giới thiệu các mô hình ứng dụng CNTT tiêu biểu, cách làm hiệu quả, thiết thực cũng như được thông tin về chức năng, lợi ích của các hệ thống ứng dụng, dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân và doanh nghiệp…
Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp được thực hiện theo nhiều hình thức như: xây dựng các chuyên mục, đăng tải bài viết, bản tin, phát sóng phóng sự trên phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng, phát các bản tin, câu chuyện truyền thanh trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã.
Đồng thời, tuyên truyền qua các thiết bị điện tử do cơ quan, địa phương quản lý như: màn hình LED công cộng, màn hình tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm hành chính công cấp huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã (nếu có); phát hành tờ gấp giới thiệu, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp đến thực hiện thủ tục hành chính tại các Trung tâm chính công cấp tỉnh, cấp huyện cùng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã…
Lãnh đạo UBND tỉnh Long An giao Sở TT&TT chủ trì theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này, đồng thời đảm bảo các hệ thống tại Trung tâm dữ liệu tỉnh vận hành an toàn, ổn định phục vụ nhu cầu sử dụng, truy cập thông tin của người dân, doanh nghiệp.
Chương trình chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh này ban hành tháng 11/2020. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; phấn đấu vào nhóm các tỉnh, thành thực hiện chuyển đổi số tốt, đưa Long An trở thành tỉnh có chỉ số cao về phát triển Chính phủ số, kinh tế số của cả nước. Hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ phát triển bền vững trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, phong trào đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động, tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ; khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp số có khả năng cạnh tranh trong khu vực." alt=""/>Long An phổ biến cho người dân, doanh nghiệp các kỹ năng đảm bảo an toàn thông tinTheo bà Lê Thị Bé Ba, Phó Giám đốc Saigon Innovation Hub, trong lĩnh vực công nghệ, phụ nữ thường không chủ động như nam giới, khi quản lý doanh nghiệp và tổ chức, nữ giới sẽ điều khiển công việc bằng cảm xúc của mình.
Bà cho biết, đa số công ty có lãnh đạo là nữ thì số lượng nhân viên nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới. Chẳng hạn trước đây, khi bà làm lãnh đạo một công ty nông nghiệp công nghệ cao, số lượng nữ chiếm đến 60% và ban giám đốc cũng đều là nữ. Bởi theo đánh giá, các công việc liên quan đến sự chi li, tỉ mỉ, nữ làm tốt hơn nam, chẳng hạn như những việc liên quan đến phần mềm nữ cũng sẽ dễ làm hơn.
Phó Giám đốc Saigon Innovation Hub đưa ra lời khuyên, phụ nữ làm lãnh đạo công nghệ nên học hỏi và làm sao để thể hiện được như nam giới, không thể luôn thụ động như trước đây. Xã hội bây giờ là bình đẳng, người phụ nữ phải chấp nhận giảm bớt việc gia đình và trong điều khiển công việc thì nam và nữ đều như nhau, phụ nữ phải biết điều khiển cảm xúc cho phù hợp với quyết định mình đưa ra.
Bà Giang Phạm, đồng sáng lập và CXO của Genetica cũng cho rằng, trong công ty có lãnh đạo là nữ thì số lượng nhân viên nữ thường chiếm đa số, như tại Genetica tỉ lệ này đang ở mức nữ chiếm 65% và nam giới là 35%.
Tuy nhiên, cách thể hiện cảm xúc bản thân của nữ và nam rất khác biệt. Chẳng hạn, rất khó để người phụ nữ tự đề xuất cho mình được tăng lương hay thưởng, mặc dù họ có năng lực và thành tích. Chính vì vậy, lãnh đạo công ty cần có những lời khen, các tác động từ cả hai giới, để nữ giới chủ động hơn.
Theo đồng sáng lập Genetica, thực tế theo nghiên cứu thì nam hay nữ đều thể hiện cảm xúc như nhau, cho nên các bạn nữ làm lãnh đạo cần biết điều khiển nó và cách tốt nhất là nên đặt mình vào vị trí trở thành các bạn nam.
Trong khi đó, bà Quyên Nguyễn, CEO Share Work và Giám đốc quốc gia của Women in Tech, đặt ra vấn đề kì thị về giới và về ngành trong lĩnh vực công nghệ, khi đa số cho rằng đây là công việc của nam giới. Làm sao để có được bình đẳng giới và hỗ trợ nữ giới làm công nghệ thông tin là một vấn đề cần đặt ra từ góc độ xã hội, cũng như trong phạm vi gia đình. Đặc biệt, với nữ giới làm công nghệ cần có những lời khuyên để họ có thể vượt qua được rào cản gia đình.
Với các lãnh đạo nữ, theo bà Quyên Nguyễn, khi đưa ra các quyết định thì kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng, bởi khi có nhiều kinh nghiệm sẽ kiểm soát được cảm xúc tốt hơn.
Chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế, bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia Binance Việt Nam cho rằng, hiện nay ở lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới như AI, Blockchain, đa số các sản phẩm đều do nam giới thiết kế, chính vì thế phụ nữ rất khó sử dụng. Cho nên, việc đầu tiên để khuyến khích phụ nữ tham gia vào công nghệ cần có các thiết kế dễ sử dụng hơn. Chẳng hạn, tại Binance có khoảng 35% là nữ giới nên sản phẩm được làm ra rất thân thiện với phái này. Ngoài ra, cần tổ chức các khoá học về công nghệ, khuyến khích nữ giới tham gia để họ có thể hiểu hơn và lúc đó sẽ hạn chế để cảm xúc chi phối vào công việc mình đang làm.
" alt=""/>Nữ lãnh đạo công nghệ cần biết điều khiển cảm xúc khi ra quyết địnhCông an tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Công an huyện Thanh Sơn phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ điều tra, xác minh làm rõ. Cơ quan công an xác định thí sinh Trần Đình Xuân, số báo danh 1500XXXX, phòng thi số 0377, điểm thi Trường PTTH Thanh Sơn, là thí sinh tự do đã chụp ảnh đề thi môn ngữ văn, sau đó gửi cho anh Đinh Công Lâm, SN 1997, trú tại phố Hạ Sơn, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn qua ứng dụng Messenger trên Facebook để nhờ giải giúp.
Do không giải được nên anh Lâm tiếp tục gửi hình ảnh của đề thi cho chị T. là sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội 2 ở Vĩnh Phúc. Sau khi giải xong câu 2 và câu 3 của phần đọc hiểu môn Ngữ văn, chị T. gửi cho anh Lâm để Lâm gửi vào cho Xuân.
Tuy nhiên, khi bài giải được chuyển qua điện thoại vào cho Xuân cũng là lúc hết thời gian thi.
Hiện, Công an tỉnh Phú Thọ đã tham mưu cho Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Phú Thọ tiến hành đình chỉ thi đối với thí sinh Trần Đình Xuân và 2 giám thị coi thi là giáo viên Trường THPT Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ và giảng viên Học viện Ngoại giao.
- Kết thúc bài thi toán, nhiều thí sinh tỏ ra hài lòng. Còn các giáo viên dạy toán khẳng định đề năm nay dễ hơn năm 2018, khó hơn từ câu 40 trở đi nhưng mức độ phân hóa không cao.
" alt=""/>Thi THPT quốc gia: Thí sinh gửi đề ra ngoài nhờ bạn làm giúp