Khuyến khích trẻ em phát triển tư duy độc lập trong học tiếng Anh
Tại hội nghị, đại diện của Trường Mầm non AMIS đã đóng góp ý kiến về các phương pháp giảng dạy tiếng Anh sáng tạo và hiện đại. Những phương pháp này không chỉ giúp trẻ em tiếp cận ngôn ngữ mới một cách tự nhiên, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập.
Ông Đỗ Tuấn Trung - đại diện của Trường Mầm non AMIS cho biết: “Việc ứng dụng phương pháp Montessori trong quá trình cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh thúc đẩy năng lực học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của trẻ thông qua cả 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết. Đây là điều quan trọng để giúp trẻ trở thành công dân toàn cầu ngay từ giai đoạn “vàng” phát triển đầu đời”.
Các giáo viên của Trường Mầm non AMIS còn tham gia vào nhiều phiên hội thảo, thảo luận chuyên môn để tiếp cận được những kiến thức mới, học tập kinh nghiệm giảng dạy từ các chuyên gia quốc tế. Qua đó, họ có cơ hội nâng cao kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học, đồng thời mở rộng tầm nhìn và nhận thức về giáo dục Montessori.
Cô Trần Mai - giáo viên Trường Mầm non AMIS chia sẻ: “Hội nghị Montessori quốc tế với quy mô lớn lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam đã mang lại những góc nhìn và xu hướng giáo dục mới mẻ cho tôi, khắc sâu thêm niềm tin của tôi vào phương pháp giáo dục ưu việt này”.
Ngoài khuôn khổ hội nghị, Trường AMIS đã tổ chức buổi đón tiếp đoàn đại biểu từ Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ và các giảng viên quốc tế. Đây cũng là cơ hội quý để nhà trường trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, nhận tham vấn trực tiếp từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục Montessori, từ đó áp dụng những kiến thức mới vào chương trình giảng dạy của mình.
“Hội nghị AMS Montessori Việt Nam 2024 đã mang lại nhiều cơ hội mới cho hệ thống Trường mầm non AMIS. Với sự tham gia tích cực và những đóng góp quan trọng, Trường Mầm non AMIS tiếp tục khẳng định sứ mệnh của mình trong việc mang đến một môi trường giáo dục toàn diện và quốc tế cho trẻ em Việt Nam”, đại diện nhà trường bày tỏ.
Môi trường học tập thân thiện và sáng tạo
Phương pháp Montessori đang là xu hướng phổ biến trong giáo dục trẻ từ sớm, với sự tập trung vào việc xây dựng một môi trường học tập thân thiện và chuyên nghiệp.
Phương pháp này được ra đời từ năm 1907 dựa trên nghiên cứu của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori (1870 - 1952). Trải qua hơn 100 năm, đến nay phương pháp này đã được nhân rộng ở hơn 110 quốc gia trên thế giới nhờ ưu điểm giáo dục trẻ một cách toàn diện, ở đa dạng các lĩnh vực.
Thời gian qua, Trường Mầm non AMIS đã áp dụng phương pháp giáo dục này trong nuôi dạy trẻ và nhận được những đánh giá tích cực từ học sinh, phụ huynh. Phương pháp Montessori tại AMIS tập trung vào phát triển toàn diện các kỹ năng của trẻ bao gồm: kỹ năng ngôn ngữ, tư duy logic, kỹ năng xã hội và sự tự tin…
Không chỉ vậy, môi trường học tập còn được thiết kế sinh động, bắt mắt, có nhiều hệ thống giáo cụ trực quan nhằm khuyến khích sự khám phá, học hỏi của trẻ thông qua các hoạt động tự chủ và tương tác.
Để giúp trẻ dễ dàng tiếp cận phương pháp Montessori, đội ngũ giáo viên tại Trường Mầm non AMIS luôn không ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng giảng dạy qua việc học hỏi, đào tạo liên tục từ các chuyên gia quốc tế. Đồng thời, chương trình giảng dạy được cập nhật thường xuyên, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ em.
Đại diện Trường Mầm non AMIS chia sẻ: “Những nỗ lực và cam kết của Trường Mầm non AMIS trong việc mang đến một môi trường giáo dục quốc tế đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phụ huynh và cộng đồng giáo dục. Trẻ em không chỉ được học tập trong một môi trường thân thiện và sáng tạo mà còn phát triển toàn diện về mọi mặt”.
“Bên cạnh chương trình học và hệ thống cơ sở chất lượng vượt trội, Trường Mầm non AMIS còn có quy trình đưa đón học sinh bằng xe buýt điểm danh học sinh 4 lần/ngày bằng hình ảnh thực tế tại 4 thời điểm khác nhau: khi lên xe buýt đi học vào buổi sáng, khi vào lớp học, khi lên xe buýt về nhà buổi chiều, khi trả học sinh tận tay người nhà sau khi xuống xe buýt. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên đưa đón, chăm sóc học sinh đi xe buýt là giáo viên cơ hữu của nhà trường, đảm bảo thông tin kịp thời giữa các bộ phận, góp phần mang đến sự an tâm cho phụ huynh”, đại diện Trường Mầm non AMIS thông tin thêm.
Hồng Nhung
" alt=""/>Trường Mầm non AMIS xây dựng môi trường quốc tế, đề cao tư duy độc lậpỞ những tình huống tranh chấp tay đôi như vậy, khi phía dưới chỉ còn thủ môn, sai lầm của Quế Ngọc Hải khiến tuyển Việt Nam phải trả giá đắt. Bản thân anh cũng để lại dấu hỏi về phong độ, và rõ ràng không còn là "lá chắn thép" như trong quá khứ.
Sau trận đấu, HLV Kim Sang Sikthừa nhận thủ quân tuyển Việt Nam gặp một số vấn đề, và ông sẽ nói chuyện riêng với Quế Ngọc Hải để mọi thứ tốt hơn trong những trận đấu sắp tới.
Không chỉ ở trận gặp Ấn Độ, mà ở 2 trận giao hữu gặp Nga và Thái Lan hồi tháng 9, Quế Ngọc Hải cũng chơi dưới sức. Đây là hậu quả của việc trung vệ này gặp chấn thương liên tục trong hơn 1 năm trở lại đây, khiến anh thường xuyên vắng mặt ở CLB và đội tuyển.
Lỗi hệ thống
Trong 3 trận giao hữu chính thức vừa qua, HLV Kim Sang Sik thử nghiệm rất nhiều cầu thủ ở vị trí trung vệ 3 người. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào khiến chiến lược gia người Hàn Quốc thực sự hài lòng và yên tâm.
Giới chuyên môn cho rằng nguyên nhân khiến hàng thủ của tuyển Việt Nam mắc sai lầm nhiều hơn, dễ bị "vỡ" hơn so với các thời HLV trước là bởi cách vận hành, lối chơi không thực sự rõ ràng.
"Chúng ta không chơi phòng ngự kín kẽ như HLV Park Hang Seo, cũng không chơi kiểm soát bóng như thời ông Troussier. Cách đá dưới thời HLV Kim Sang Sik cứ đều đều, không có điểm nhấn",BLV Quang Tùng nhận xét.
Ở trận gặp tuyển Ấn Độ, dù đối thủ có chuỗi 10 trận không thắng và sử dụng nhiều cầu thủ trẻ, hàng phòng ngự của tuyển Việt Nam vẫn nhiều lần bị khoét vào nơi hai cánh.
Trước đó là ở trận đấu nội bộ với Thép Xanh Nam Định, 2 trận giao hữu gặp Nga và Thái Lan, xa hơn là trận gặp Philippines và Iraq ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026, tuyển Việt Nam cũng nhận những bàn thua dễ dàng đến từ nhiều kịch bản khác nhau.
Sau 6 trận cả chính thức và không chính thức dưới thời HLV Kim Sang Sik, tuyển Việt Nam nhận tới 13 bàn thua. Trừ trận hòa Ấn Độ 1-1, các trận trước hàng thủ của "Những chiến binh sao vàng" đều bị thủng lưới trên 2 bàn.
Ngoài vấn đề chuyên môn, việc nhiều trụ cột có dấu hiệu hết động lực thi đấu là nguyên nhân khiến tuyển Việt Nam thể hiện không đạt yêu cầu. HLV Kim Sang Sik khẳng định sẽ tìm mọi cách để các cầu thủ thể hiện tốt hơn ở AFF Cup 2024, nhưng điều này thực sự không dễ dàng.
Xem thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Ngoài ra, nhà trường còn tích cực lồng ghép dạy văn hóa học đường trong chương trình giáo dục chính khóa; đổi mới sinh hoạt Đoàn, Đội, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh toàn trường trong các buổi chào cờ và sinh hoạt ngoại khóa.
Hằng năm tổ chức các chuyên đề, diễn đàn về xây dựng tình bạn đẹp nói không với bạo lực học đường...Từ các quy tắc ứng xử có văn hóa được thực hiện hằng ngày đã giúp nhà trường xây dựng được môi trường học đường thân thiện và an toàn, tạo sự đoàn kết, thống nhất, tôn trọng lẫn nhau.
Xây dựng văn hóa học đường là một nội dung quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bởi vậy, không chỉ ở Trường Tiểu học Vĩnh Tuy mà ngành giáo dục Hà Nội cũng chú trọng xây dựng văn hóa học đường dựa trên giá trị cốt lõi của “Trường học hạnh phúc”. Mỗi trường học đều xây dựng những nội quy, mục tiêu cụ thể để hướng học sinh đến những điều tích cực.
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, quan tâm đến việc giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh trong nhà trường. Đồng thời, kết hợp giữa dạy chữ với dạy người.
Ngoài ra, nhà trường cũng triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục; xây dựng văn hóa học đường, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường... Từ đó, đáp ứng yêu cầu của ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cô giáo Trịnh Mai Ly, giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Tuy, nhận định: “Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là vô cùng cần thiết và cấp bách. Bên cạnh việc bản thân mình nỗ lực học tập, tu dưỡng để hình thành chuẩn mực người thầy với các tiêu chí phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp, tôi luôn cố gắng lồng ghép nội dung văn hóa ứng xử sao cho gần gũi và làm nổi bật những nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, giúp học sinh dễ nhớ, dễ làm theo…”.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND triển khai Quyết định số 54/QĐ-BGDĐT của Bộ GD- về tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường của ngành Giáo dục trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ, trong đó, tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa học đường. Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục, tạo sự lan tỏa với cộng đồng xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các cơ sở giáo dục, tạo nên sự gắn kết hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh...
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, UBND thành phố Hà Nội đặc biệt lưu ý đến công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức trong toàn ngành về vị trí, vai trò của văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa học đường; tuyên truyền, giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tôn trọng ý kiến học sinh, sinh viên...
Kế hoạch cũng nêu giải pháp về việc rà soát điều chỉnh hoặc bãi bỏ các quy định, các loại chuẩn, tiêu chuẩn cứng nhắc, mang tính hình thức, không phát huy được tính sáng tạo, chủ động ở các cấp cơ sở giáo dục, không còn phù hợp với thực tiễn, dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục…