Theo Ban tổ chức giải thưởng, trong 150 thanh niên được nhận Giải thưởngLương Định Của năm 2015, có 9 thanh niên là nữ, 21 thanh niên là người dân tộcthiểu số (Hlang, Khmer, Mông, Mường, Sán Dìu, Tày, Thái,…); 2 thanh niên cótrình độ thạc sỹ, có 34 thanh niên có trình độ ĐH, CĐ...có 96 mô hình do thanhniên làm chủ đạt doanh thu trên 500 triệu đồng/năm, đặc biệt có những mô hìnhđạt doanh thu rất cao đem lại doanh thu mỗi năm hơn chục tỷ đồng.
![]() |
Lê Trường An nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2014 |
Các mô hình của 150 thanh niên được nhận thưởng năm nay đã tạo việc làmthường xuyên cho 1.329 lao động. Trong đó điển hình như các gương: Nguyễn ThịHồng Vức (Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương) với mô hình nuôi trồng thủy sản, doanhthu đạt 1,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 12 lao động. Võ Ngọc Sơn (huyện ĐạiLộc, tỉnh Quảng Nam) với mô hình chăn nuôi, doanh thu đạt 10 tỷ đồng, tạo việclàm cho 40 lao động. Nguyễn Thanh Phong (xã An Vĩnh Ngãi, TP Tân An, tỉnh LongAn) với mô hình Chăn nuôi bò sữa, doanh thu đạt 01 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho25 lao động.
Giải thưởng Lương Định Của được trao tặng hàng năm cho thanh niên nông thôncó thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộkhoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xâydựng nông thôn mới...
Năm 2015 là năm thứ 10, Trung ương Đoàn trao thưởng cho 1.650 thanh niên tiêu biểu với kinh phí hơn 16 tỷ đồng do Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí hỗ trợ.
Lễ trao thưởng được tổ chức tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam và tườngthuật trực tiếp vào lúc 10h ngày 20/6 trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Nguyễn Hiền
" alt=""/>Công bố 150 nhà nông trẻ nhận thưởng Lương Định Của25 năm trước, bố mẹ tôi ly hôn. Nguyên nhân vì bố tôi ngoại tình với người phụ nữ phục vụ ở quán cà phê. Về nhà, bố đánh mẹ. Dù chồng vũ phu, không chịu làm ăn nhưng mẹ vẫn níu kéo. Mẹ nói, bố chỉ đi sai đường nên mẹ muốn dùng tình yêu để thay đổi bố. Chính vì được tha thứ, bố tôi lấn lướt hết lần này đến lần khác. Cuối cùng, mẹ phải chấp nhận ly hôn để bố được sống cùng người mới.
Dượng cũng bị vợ phản bội. Sau ly hôn ông ở vậy nuôi con. Dù đã 88 tuổi nhưng ông còn khỏe, thích tham gia các hoạt động ở địa phương. Từ lúc quen dượng, mẹ như người phụ nữ hồi xuân. Đi đâu, mẹ cũng gọi dượng qua chở. Cuối tuần, hai ông bà chở nhau đi cà phê, ăn sáng.
Dù ông và mẹ không làm đám cưới, không đăng ký kết hôn, chỉ là làm bạn tuổi già, đi đâu cũng có nhau nhưng tôi thích gọi ông là dượng. Các con ông cũng gọi mẹ tôi là dì. Hai gia đình tôi thường xuyên gặp nhau tổ chức ăn uống. Không khí gia đình lúc đó rất vui. Nhìn mẹ và dượng vui vẻ tuổi xế chiều, tôi mừng cho mẹ, mong mẹ sẽ cười mãi.
Bố tôi và vợ hai đã ly hôn. Vừa rồi, bố gặp tôi nói, hiện ông không có nhà ở, phải đi thuê trọ sống một mình. Bố còn bị các con chung với vợ hai hắt hủi, mắng chửi. Bây giờ, bố muốn được về ở trong nhà căn nhà của mẹ và quay lại với mẹ. Ông nhờ tôi kết nối để được quay về.
Suốt thời gian qua mẹ tôi hận bố vì đã gây cho mẹ nỗi đau quá lớn. Bây giờ, nhất định mẹ sẽ không đồng ý để bố quay về. Mẹ chỉ mới tìm được niềm vui tuổi già, tôi không muốn mẹ buồn thêm. Thế nhưng, để bố đã hơn 80 tuổi sống ngoài kia thì không đành. Tôi thật khó nghĩ và không biết làm như thế nào để mọi chuyện được hòa hợp. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Bố nói, nếu anh em tôi không đồng ý, bố sẽ đưa người yêu đi đăng ký kết hôn để được sống cùng nhau.
" alt=""/>Mẹ tôi tìm được hạnh phúc với cụ ông 88 tuổi sau khi bố tôi ngoại tìnhPhát biểu khai mạc, ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT cho biết, trong 5 năm qua, thị trường bưu chính tại Việt Nam phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng cao, gấp 2 lần so với tăng trưởng GDP.
Số lượng doanh nghiệp bưu chính gia nhập thị trường mỗi năm tăng 10-15%, hiện cả nước có hơn 700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực và ước tính doanh thu năm 2023 khoảng 59 nghìn tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Lã Hoàng Trung, hiện nay vẫn còn có các tranh luận liên quan đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh về giá cước dịch vụ Bưu chính, các chương trình khuyến mãi, cũng như việc lựa chọn đơn vị vận chuyển của các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Vì thế, việc Bộ TT&TT tổ chức diễn đàn là để lắng nghe ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp về vấn đề này, từ đó cơ quan chức năng có các điều chỉnh để thúc đẩy các doanh nghiệp cùng nhau phát triển.
Sàn TMĐT tự chỉ định đơn vị vận chuyển là cạnh tranh không lành mạnh
Theo bà Hà Thị Hoà, Trưởng ban Dịch vụ Bưu chính của Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam (Vietnam Post), hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Bưu chính có thể kể đến việc tác động của các sàn TMĐT trong việc chỉ định đơn vị vận chuyển. Cụ thể, một số sàn như Shopee, Lazada… không cho phép người bán, người mua lựa chọn đơn vị vận chuyển mà tự chủ động phân phối hoạt động vận chuyển cho các đơn hàng trên sàn mình. Đồng thời thành lập các đơn vị chuyển phát riêng trực thuộc sàn, qua đó đẩy hầu hết sản lượng qua các đơn vị chuyển phát này.
Ông Nguyễn Đắc Luân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bưu chính cũng cho rằng, nhằm tối ưu hoá lợi nhuận, một số sàn TMĐT hiện nay đang hạn chế quyền lựa chọn của người tiêu dùng hoặc giao kết hợp đồng trái ý muốn của người tiêu dùng, đồng thời thành lập các đơn vị chuyển phát riêng trực thuộc sàn.
Qua đó, đẩy hầu hết sản lượng qua các đơn vị chuyển phát này bằng hành vi chỉ định đơn vị vận chuyển, hạn chế các đơn vị vận chuyển khác được cung cấp dịch vụ.
Theo ông Nguyễn Đắc Luân, dưới góc độ người tiêu dùng, khi giao kết hợp đồng trên sàn TMĐT, người tiêu dùng có quyền tự do lựa chọn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, do đó, hành vi của một số sàn điện tử như Shopee, TikTok Shop, Lazada… không cho phép người bán và người mua lựa chọn đơn vị vận chuyển là xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Ông Lê Thanh Hoài, Sáng lập kiêm Giám đốc điều hành SuperShip cũng cho rằng, với việc sàn TMĐT tự quyết định đơn vị vận chuyển sẽ rơi vào tình trạng độc quyền nhóm, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Bởi ở đây sàn vừa bán hàng, vừa chỉ định đơn vị vận chuyển và thậm chí là tự lập đơn vị vận chuyển luôn.
Cạnh tranh lành mạnh ở đây là phải do người tiêu dùng hay người bán hàng lựa chọn đơn vị vận chuyển và mở ra cho các đơn vị vận chuyển cùng vào để người dùng lựa chọn.
Không có chuyện độc quyền, tất cả là vì nhu cầu khách hàng
Theo bà Nguyễn Kim Anh, Giám đốc SPX Express (đơn vị vận chuyển thuộc Shopee), cạnh tranh lành mạnh là dựa trên việc phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, đưa nhu cầu của khách hàng lên làm tôn chỉ trong tất cả các hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Sau nhiều năm hoạt động, Shopee nhận ra rằng khách hàng trông đợi ở sàn và các đơn vị vận chuyển nhiều hơn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nghĩ.
Các khách hàng như là người bán, họ cần các sàn TMĐT phục vụ đầy đủ các dịch vụ, trong đó có dịch vụ hậu mãi, các dịch vụ trả hàng hoàn tiền.
Các dịch vụ này không đơn giản là nhà bán hàng bán một đơn thì người vận chuyển vào lấy hàng đi giao, mà bao gồm cả việc làm sao để nhà bán có thể gửi được đầy đủ số lượng hàng trong ngày thường lẫn ngày diễn ra sự kiện số lượng tăng lên gấp mười lần. Khi khách hàng trả hàng hoặc cảm thấy không hài lòng, ai sẽ là đơn vị đứng ra xử lý.
Về bản thân người mua họ cũng nghĩ rằng nếu được chọn đơn vị vận chuyển thì sẽ tốt nhất, nhưng đồng thời họ cũng sẽ có nhu cầu ẩn phía sau đó, chẳng hạn họ cũng muốn phải có dịch vụ vận chuyển tốt và được miễn phí; khi có vấn đề xảy ra với gói hàng hay dịch vụ vận chuyển họ không phải suy nghĩ đến việc liên hệ đến người bán, sàn hay làm việc trực tiếp với đơn vị vận chuyển.
Thực tế theo kinh nghiệm của Shopee, từ trước đến nay, khi xảy ra sự cố người mua chọn liên hệ với sàn nhiều nhất, chính vì vậy sàn TMĐT nên là đơn vị có trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo cho người dùng đầu cuối.
Với nhu cầu khách hàng như trên, theo bà Nguyễn Kim Anh, Shopee mới dần chuyển sang mô hình tự lựa chọn một số đơn vị vận chuyển lớn và uy tín trong ngành để đưa vào danh sách đơn vị vận chuyển trên sàn.
Thông qua việc hỗ trợ dịch vụ vận chuyển cho khách hàng, Shopee có thể điều tiết được một số hành vi không lành mạnh ở trong môi trường TMĐT hay môi trường bưu chính.
Chẳng hạn như trước đây sàn cho phép người dùng lựa chọn đơn vị vận chuyển có rất nhiều vấn đề gian lận xảy ra, nhiều khi đến từ khách hàng hoặc người bán hoặc người mua có móc nối với một số đối tượng xấu đang là đối tác giao nhận, thậm chí là nhân viên các đơn vị vận chuyển để trục lợi.
Sau một thời thực hiện mô hình này, theo thống kê của Shopee, đã đem đến cho khách hàng 3 lợi ích như: Thời gian chờ đợi của khách hàng giảm 30%, đơn hàng được trao cho đơn vị vận chuyển có tốc độ cao nhất; Chi phí người bán và người mua bỏ cho dịch vụ vận chuyển giảm 10-20%; Các vụ liên quan đến gian lận, gửi hàng không đúng sự thật, hàng ảo, giảm 60-70%.
Với các lợi ích này, Shopee vẫn đang đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và trong tương lai hướng đến việc cạnh tranh là khách hàng có đang vui hay thoả mãn với điều đó hay không.
Theo bà Nguyễn Kim Anh, Shopee không muốn xảy ra việc độc quyền, vì thế các đơn vị vận chuyển sẽ cạnh tranh với nhau bằng năng lực cũng như khả năng tối ưu chi phí.
Ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc Logistics, Lazada Việt Nam cũng cho biết, việc Lazada lập đơn vị vận chuyển riêng là vì thời điểm đơn vị này vào thị trường (2012), các đơn vị vận chuyển trong nước đang hoạt động quá truyền thống và không đáp ứng được nhu cầu.
Về vận hành sàn TMĐT, ông Vũ Đức Thịnh cho biết, khách hàng mua hàng không biết sàn là ai, họ gặp đơn vị vận chuyển duy nhất là shipper và trải nghiệm luôn được đánh giá đầu tiên là thời gian nhận hàng, thái độ bưu tá đóng vai trò quyết định và rất nhiều yếu tố khác, bắt buộc các sàn TMĐT phải đầu tư hình ảnh cho cả đơn vị vận chuyển và sàn.
Chính vì thế, khi Lazada chọn đơn vị vận chuyển đầu tiên sẽ là chất lượng dịch vụ, thái độ của nhân viên, hệ thống công nghệ phân loại hàng hoá… để người mua khi mua hàng sẽ biết gói hàng nằm ở đâu.
Thực tế, khách hàng Việt Nam có nhu cầu cực cao, họ luôn muốn miễn phí ship nhưng giao hàng phải nhanh, chính vì thế đơn vị vận chuyển phải đáp ứng được việc này.
Bên cạnh đó, năng lực vận hành trong ngày cao điểm, các kỳ khuyến mãi đơn vị vận chuyển cũng phải đáp ứng được nhu cầu, bởi những ngày này sản lượng gấp ba, các đơn vị không có phương án cho những ngày này, bắt buộc sàn phải tự vận hành.
Theo ông Vũ Đức Thịnh, việc cho rằng sàn TMĐT tự chỉ định đơn vị vận chuyển là không khách quan, bên cạnh đó thực tế sản lượng đi qua các sàn TMĐT chỉ chiếm 40-45% thị phần, còn lại 50-60% thị phần nằm ở bên ngoài, chẳng hạn như bán hàng online trên mạng xã hội. Theo ông, thị phần vẫn còn để các đơn vị cạnh tranh và chỉ cần chiếm 30% ở đây đã là rất lớn.
Với việc thị phần vẫn đang còn phát triển, theo ông Vũ Đức Thịnh, việc cạnh tranh trong lĩnh vực sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới, chính vì thế các doanh nghiệp cần đầu tư vào con người, cơ sở hạ tầng, tự động hoá và tối ưu được hệ thống đáp ứng được nhu cầu, lúc đó mới là cạnh tranh lành mạnh.
Hai đơn vị đang được chọn vận chuyển trên sàn Shopee và Lazada là Giao Hàng Nhanh và J&T Express cũng cho rằng, ở đây không có sự cạnh tranh không lành mạnh, khi họ được chọn là đáp ứng được yêu cầu của sàn chứ không phải có sự chỉ định.
Đồng thời, để đáp ứng được yêu cầu của sàn TMĐT họ đã không ngừng cải tiến về công nghệ, lẫn đào tạo đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Trước trao đổi của các đơn vị, ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính cho biết, trước mắt Bộ TT&TT sẽ trao đổi với Bộ Công thương đề nghị các sàn công khai các tiêu chí khi lựa chọn đơn vị vận chuyển, đồng thời từ các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, sẽ tiến hành nghiên cứu để đưa vào các quy định.