![]() |
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh Vương Mân. Ảnh: CCTV |
Vương Mân trong thời gian giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh từ năm 2009-2015 đã sử dụng quyền lực của bản thân để thao túng và mua bán phiếu bầu trong các cuộc bầu cử Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu quốc hội diễn ra ở tỉnh này.
Cụ thể, cựu Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh ủy Tô Hoành Chương, các cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ tỉnh ủy Vương Dương và Trịnh Ngọc Trác đều được đề bạt thông qua gian lận phiếu bầu. Có tới 45 trong tổng số 102 đại biểu của tỉnh Liêu Ninh trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc có hành vi hối lộ để mua phiếu.
Vương hoàn toàn nhận thức được tình trạng trên, cũng như những gì ông ta đã làm. Do vậy, khi tổ thanh tra trung ương được cử tới Liêu Ninh điều tra vào năm 2014, ông ta luôn cảm thấy bất an. “Tôi khá lo lắng về tổ thanh tra, sử dụng trăm phương, ngàn kế để nghe ngóng động tĩnh. Chẳng hạn, bọn họ phái người tới thành phố Đại Liên, thị trấn An Sơn có phải là để điều tra về Tô Hoành Chương hay không”. Vương nói.
![]() |
Tô Hoành Chương, người được Vương nâng đỡ. Ảnh: CCTV |
Tổ thanh tra sau đó dù đã khám phá được hiện tượng mua bán phiếu bầu ở Liêu Ninh, nhưng không có chứng cứ để kết tội Vương. Do vậy, họ đã yêu cầu Tỉnh ủy Liêu Ninh cần điều tra và chấn chỉnh lại các vấn đề nổi cộm phát sinh trong bầu cử. Nhưng Vương khi đó lại cho rằng bản thân mình đã thoát nạn, nên đối với các yêu cầu từ tổ thanh tra, ông này chỉ làm qua loa cho xong chuyện.
“Khi đó tôi nghĩ rằng chỉ cần việc mua bán phiếu bầu không bị phát hiện, vỏ bọc của bản thân không bị lộ, cứ tiếp tục che đậy, thì mọi chuyện sẽ qua đi”, Vương thú nhận.
Theo CCDI, Vương trước khi được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh đã từng giữ một số chức vụ quan trọng như Bí thư Thành ủy Tô Châu hay Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, và có được một số thành tích.
Nhưng từ khi chuyển tới Liêu Ninh công tác, ông này cho rằng đây sẽ là chức vụ cuối cùng của bản thân, từ đó nảy sinh ra tâm lý không muốn đắc tội với bất kỳ ai, cũng như luôn có thái độ cả nể và giữ hòa khí. Cũng vì thế, việc ông này nhận tiền hoặc quà có giá trị từ một số doanh nghiệp luôn trong trạng thái ‘bán công khai’.
“Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Liêu Ninh, ông Tô Hoành Chương có lần tới gặp tôi và nói rằng Bí thư Vương muốn ‘lấy’ một ít tiền từ chỗ chúng tôi. Tôi hỏi bao nhiêu, Tô nói cứ cho tiền vào cái túi đen ở bên cạnh là được. Tôi hỏi khoảng 20.000-30.000 USD có được không, thì ông ta liền đồng ý”, Cựu tổng giám đốc Tập đoàn khí đốt thành phố Thẩm Dương, ông Trương Quốc Huy nói.
![]() |
Cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn khí đốt thành phố Thẩm Dương, ông Trương Quốc Huy. Ảnh: CCTV |
“Tôi sau đó liền tới văn phòng của Bí thư Vương để báo cáo về một số công việc. Trước khi rời đi, tôi nói rằng có để lại một ‘đồ vật’ trong phòng. Vậy là ông ấy, tức Bí thư Vương, hiểu ngay”, Tô khai nhận.
“Chẳng phải tôi đã cầm tiền và đồ vật quý giá của người ta rồi sao, nên khi họ tới tìm tôi và đặt vấn đề muốn có ghế trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tôi liền đồng ý và hứa sẽ lên tiếng giúp họ”, Vương nói.
Theo CCDI, Vương vào tháng 8/2016 bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến tháng 8/2017, ông này bị kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ hơn 146 triệu Nhân dân tệ trong thời gian còn đương chức.
![]() |
Vật chứng liên quan tới các vụ mua bán phiếu bầu của Vương Mân. Ảnh: CCTV |
![]() |
Ảnh: CCTV |
![]() |
Ảnh: CCTV |
Video: Vương Mân bị kết án chung thân. Nguồn: Sina
Xem tin thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần
Dương Vệ Trạch là người có năng lực, khi ông này từng là một trong những cán bộ cốt cán trẻ nhất tỉnh Giang Tô, Trung Quốc lúc mới 36 tuổi.
" alt=""/>Cựu bí thư tỉnh ủy Trung Quốc mua bán phiếu bầu, mặc sức vơ vétSau chiến tranh, FBIS được chuyển về biên chế của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Tuy vậy, trong một thời gian dài, OSINT chỉ được xếp vào vị trí thứ yếu. Mạng lưới điệp viên và vệ tinh trinh sát được coi trọng hơn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tác động chủ yếu làm thay đổi và nâng cao vai trò của OSINT chính là cuộc cách mạng thông tin, mở ra những khả năng to lớn cho mạng Internet và nâng cao khả năng tiếp cận từ các tài nguyên thông tin khác nhau. Năm 2004, Tổng thống Mỹ Bush đã ký Đạo luật về cải tổ hoạt động tình báo, trong đó coi OSINT thành một loại hình đầy đủ và bình đẳng trong hoạt động của cộng đồng tình báo Mỹ.
Trên tinh thần đạo luật này, Chính phủ Mỹ đã xây dựng Trung tâm quốc gia về hoạt động tình báo công khai. Các chuyên gia của Trung tâm, trên cơ sở phân tích các nguồn tin công khai, hàng năm soạn thảo hơn 2.000 bản dịch, báo cáo phân tích, báo cáo tổng hợp, báo cáo hình ảnh, bản đồ...
Nội dung các báo cáo bao quát gần như tất cả các lĩnh vực quan trọng như chính trị quốc tế, quân sự, kinh tế, khoa học-công nghệ, hoạt động khủng bố và chống khủng bố, phổ biến công nghệ quân sự, an ninh nội địa…
Trung tâm cũng thực hiện công tác đào tạo nhân viên phân tích thông tin cho gần 60 cơ quan, trong đó có Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, CIA, Nghị viện châu Âu và nhiều hãng công nghiệp quốc phòng lớn ở Mỹ.
Bên cạnh Trung tâm quốc gia, Chính phủ Mỹ còn thành lập một mạng lưới rộng khắp các trung tâm chuyên tiến hành hoạt động OSINT và cung cấp thông tin cho hơn 7.000 người sử dụng. Ví dụ, Phòng Nghiên cứu liên bang của Thư viện Quốc hội Mỹ chuyên phân tích thông tin về các vấn đề đối nội, đối ngoại, bảo đảm an ninh quốc gia để phục vụ chính phủ liên bang.
Các chuyên gia của cơ quan này có khả năng dịch và phân tích các nguồn tin nước ngoài bằng 25 thứ tiếng. Quốc hội Mỹ còn có Trung tâm dịch thuật ảo quốc gia, gồm một đội ngũ các chuyên gia ngôn ngữ học và phiên dịch có tay nghề cao, được phép sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động, trong đó có hệ thống phiên dịch tự động bằng máy tính điện tử.
Các trung tâm đều có sự hợp tác chặt chẽ với Cục Điều tra Liên bang Mỹ, CIA, Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh nội địa và Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ.
Hoạt động OSINT của Bộ Quốc phòng Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ xem OSINT là một phần không tách rời của bất kỳ chiến dịch tình báo nào do quân đội Mỹ tiến hành, tin tình báo công khai là cơ sở để soạn thảo các loại báo cáo khác, cho phép các cơ quan tình báo giải quyết rất nhiều nhiệm vụ khác nhau mà không cần phải huy động lực lượng điệp viên hay sử dụng các phương tiện kỹ thuật đắt tiền.
Một trong những trung tâm tình báo OSINT nổi tiếng nhất của quân đội Mỹ là Viện Nghiên cứu châu Á (ASD), chủ yếu phục vụ cho Bộ Tư lệnh liên quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trực thuộc Bộ Chỉ huy tình báo và an ninh lục quân Mỹ, ASD được đánh giá cao do có những công trình nghiên cứu có giá trị về nhiều vấn đề khác nhau, từ các cơ quan chỉ huy tối mật của quân đội Triều Tiên đến các chương trình vũ trụ của Trung Quốc.
Trong biên chế của ASD có nhiều nhân viên dân sự người Mỹ và Nhật Bản. Trong đó, nhân viên người Mỹ chủ yếu là thành viên lực lượng dự bị và cựu binh Lực lượng cận vệ quốc gia lục quân Mỹ; nhân viên người Nhật làm việc hợp đồng ở các vị trí chuyên gia dịch thuật, lưu trữ, hành chính, thu thập, phân tích và xử lý thông tin... ASD có khả năng xử lý, phân tích thông tin về nhiều khu vực khác nhau trên thế giới bằng tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Khmer, Triều Tiên, Hindu...
ASD không phải là một trung tâm phiên dịch. Ngược lại, một bộ phận nhân viên của nó chuyên thu thập, xử lý thông tin và ra báo cáo bằng tiếng địa phương; sau đó, nhân viên của một bộ phận khác sẽ dịch các báo cáo và tài liệu đó sang tiếng Anh.
Bên cạnh ASD, Cục Nghiên cứu về lực lượng vũ trang nước ngoài (FMSO), có văn phòng tại Fort Leavenworth (bang Kansas), cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trên cơ sở xử lí các nguồn tin công khai, cơ quan này nghiên cứu về tình hình quân đội Nga và quân đội các nước châu Âu, châu Á, Mỹ Latin, Trung Quốc; các loại hình và phương thức tiến hành chiến tranh kiểu mới, hoạt động khủng bố…
Bộ Quốc phòng Mỹ còn có nhiều cơ quan tình báo sử dụng các nguồn tin công khai như Trung tâm phân tích liên hợp ở Anh, Cục Thông tin địa lý quốc gia, Trung tâm tình báo của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt và các bộ tư lệnh chiến lược liên quân, cùng nhiều tổ chức, cơ quan khác… Trong số các đơn vị Mỹ ở nước ngoài, sư đoàn 3 bộ binh cơ giới từng chiếm đóng ở Iraq năm 2005 là đơn vị có nhiều kinh nghiệm tiến hành hoạt động OSINT.
Tất cả các trung tâm tình báo OSINT thuộc cộng đồng tình báo Mỹ liên kết lại thành một hệ thống thông tin thống nhất, mang tên Hệ thống Thông tin các nguồn tin công khai (OSIS), các phương tiện kỹ thuật của mạng là DNI-U.
>> Đọc tin thế giới 24h trên VietNamNet
Nguyên Phong
Từ giữa những năm 1950, các căn cứ Mỹ ở Philippines nằm dưới sự chỉ đạo của các Đại tá CIA Edward Lansdale và Lucien Conein.
" alt=""/>Bí mật hoạt động tình báo sử dụng tin công khai của MỹChân sút 24 tuổi cũng bị gạt ra khỏi danh sách du đấu châu Á và đang đi nghỉ cùng bạn thân ở Sardinia.
Giới truyền thông Pháp cho hay, lúc Mbappe trở lại, anh sẽ bị đẩy xuống tập cùng đội trẻ thuộc "nhóm B" PSG.
Đây được xem là động thái cứng rắn của đội bóng thủ đô Paris, bởi mùa giải Ligue 1 2023/24 chuẩn bị khai mạc cuối tuần này.
Tháng trước, PSG đã chấp nhận lời đề nghị 300 triệu euro từ Al-Hilal. Dẫu vậy, Mbappe cùng người đại diện từ chối đàm phán với đội bóng đến từ Saudi Arabia.
Vài nguồn tin cho rằng, nhà vô địch World Cup 2018 đã đạt thỏa thuận đầu quân cho Real Madrid vào hè 2024 theo dạng chuyển nhượng tự do.
PSG cố gắng thuyết phục Mbappe ký gia hạn nhưng đều bị từ chối. Diễn biễn chuyển nhượng lâm vào bế tắc vì các bên không tìm ra được giải pháp tháo gỡ.
Nhà ĐKVĐ Ligue 1 cũng sẵn sàng cho cuộc sống không Mbappe khi đưa về tiền đạo người Bồ Đào Nha - Goncalo Ramos với mức phí 80 triệu euro.
" alt=""/>Sếp lớn PSG đuổi Mbappe xuống tập với đội trẻ