Trường yêu cầu các Khoa chủ động lên kế hoạch cho sinh viên thực tập để đảm bảo tiến độ. Như vậy tổng thời gian nhỉ là 28 ngày, nhiều nhất trong số các trường.
![]() |
Sinh viên phấn khởi vì được nghỉ Tết sớm (Ảnh: UEF) |
Đối với công chức, viên chức, người lao động nhỉ từ ngày 18/1 đến ngày 9/2. Thời gian nghỉ ít hơn sinh viên 1 tuần.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM nghỉ Tết từ 18/1 (ngày 24 tháng Chạp) tới ngày 9/2 (ngày 16 tháng Giêng)
Ngày 10/2 sinh viên quay lại học tập bình thường. Đối với cán bộ giảng viên nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 22/2 (ngày 28 tháng Chạp) tới ngày 2/2 (ngày 9 tháng Giêng)
Theo kế học tập năm học, sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM sẽ nghỉ Tết từ 20/1 (26 tháng Chạp) đến 7/2 (ngày 14 tháng Giêng)
Trong khi đó, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho sinh viên nghỉ từ ngày 20/1 (ngày 26 tháng Chạp) tới ngày 2/2 (ngày 9 tháng Giêng).
Nhiều trường ĐH cũng cho sinh viên nghỉ tết từ 20/1 (26 tháng Chạp) đến 2/2 ngày 9 tháng Giêng) như: Trường ĐH Tài chính Marketing, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
Trong khi đó nhiều trường cho sinh viên nghỉ tết sớm từ ngày 13/1 (19 tháng Chạp) đến ngày 2/2 (ngày 9 tháng Giêng) như: Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Trường ĐH Mở, Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM, Trường ĐH Văn Hiến…
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ nghỉ tết từ ngày 15/1 (ngày 21 tháng Chạp) tới ngày 4/2 ( ngày 11 tháng Giêng). Trong khi đó, cũng trong hệ thống của ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM sẽ nghỉ từ ngày 13/1 (ngày 19 tháng Chạp) tới 2/2 (ngày 9 tháng Giêng).
Theo thông báo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tới các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 7 ngày, từ thứ 5 ngày 23/1/2020 đến hết thứ 4 ngày 29/1/2020 (tức từ ngày 29 tháng Chạpnăm Kỷ Hợi đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý).
Lê Huyền
" alt=""/>Lịch nghỉ tết các trường đại học trên cả nướcVạch trần sự thật máy bay phải mặc áo phao dày khi bay tới nơi -60 độ C (Nguồn video: TikTok).
Trong một số bài viết đăng trên các trang không chính thống còn cung cấp thông tin về vai trò quan trọng của chiếc áo đặc biệt này giúp máy bay tránh khỏi cái lạnh khắc nghiệt ở Alaska nhằm hoạt động an toàn và hiệu quả.
"Đây là chiếc áo nhằm ngăn ngừa hỏng động cơ và thiết bị điện tử bên trong, giảm nguy cơ nhiên liệu bị đóng băng, giảm thiểu ăn mòn và duy trì chức năng của hệ thống trên máy bay", một bài đăng của Explaining Everythings chia sẻ trên Instagram thu hút lượng lớn người xem và bình luận.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những chiếc áo khoác này là thiết kế rất vô lý.
Simon Calder, phóng viên du lịch của tờ The Independent(Anh) nhận định, đây là sản phẩm giả mạo không thể có thật.
"Máy bay không giống như con người. Nó không cần bất cứ loại quần áo đặc biệt nào để đối phó với nhiệt độ cực thấp. Chúng thường bay ở độ cao khoảng 12.000m, nơi có mức nhiệt bên ngoài từ -50 độ C tới -60 độ C. Thậm chí, máy bay vẫn có thể hoạt động bình thường ở nhiệt độ -75 độ C mà không gặp phải sự cố nào", phóng viên Simon nói.
Trong khi đó theo tờ Air Canada, máy bay được thiết kế để chịu được nhiệt độ lạnh trung bình khoảng -57 độ C.
Sau đó, nhiều bài viết cũng xác nhận hình ảnh máy bay mặc áo khoác trong video thực ra chỉ là sản phẩm do AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra.
Tạp chí enRoute của một hãng hàng không tại Australia cho biết, những hình ảnh trên chỉ là sản phẩm quảng cáo nằm trong chiến dịch marketing của hãng.
Theo các chuyên gia, máy bay có thể hoạt động tốt dưới điều kiện nhiệt độ thấp. Thậm chí, không khí lạnh giúp tạo lực nâng lớn hơn, làm động cơ hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ lạnh khắc nghiệt có thể gây ra nhiều vấn đề cho máy bay khi chúng hoạt động ở mặt đất.
Cục Hàng không Liên bang (FAA) cho biết, các máy bay thương mại khi tới Alaska vào mùa đông cần tuân thủ các quy trình khởi động.
"Cần làm ấm máy bay trước khi cất cánh ở Alaska là điều cần thiết. Sử dụng nhà chứa máy bay để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, các phi công cần mặc ấm, làm nóng động cơ trước khi khởi hành, mang theo bộ dụng cụ cứu hộ", đại diện của FAA nói.
Ngược lại, nhiệt độ tăng lại là yếu tố khiến máy bay khó cất cánh, tạo ra thách thức với ngành hàng không dân dụng.
"Lực nâng phụ thuộc vào một số yếu tố. Nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ của không khí. Khi không khí nóng lên, nó sẽ nở ra. Do đó số lượng phân tử có sẵn để đẩy máy bay lên sẽ giảm đi. Lực nâng của máy bay sẽ giảm 1% khi nhiệt độ tăng 3 độ C", Paul Williams, Giáo sư khoa học khí quyển tại Đại học Reading ở Anh, cho biết.
Cũng theo vị giáo sư này, đó là lý do khiến nhiệt độ cực cao khiến máy bay khó cất cánh. Thậm chí, ở một số điều kiện rất khắc nghiệt (quá nóng), việc máy bay cất cánh có thể trở thành điều bất khả thi.
" alt=""/>Sự thật máy bay phải mặc áo phao dày khi bay tới nơi