Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng UBND tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Ngoài ra còn có trách nhiệm của các ông: Lưu Xuân Vĩnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Tấn Cảnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Ninh Hải, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đồng, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Văn Trường, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính; Bùi Anh Tuấn, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ông Lưu Xuân Vĩnh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách Đảng ủy các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các ông: Phạm Văn Hậu, Phan Tấn Cảnh, Phạm Đồng, Nguyễn Văn Trường, Bùi Anh Tuấn và ông Lê Ngọc Thạch, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; lãnh đạo, chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND tỉnh khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra; xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 180 ngày kể từ ngày ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra, trường hợp cần thiết có thể quyết định gia hạn thời gian giải quyết nhưng không quá 60 ngày.
Đoàn kiểm tra nghiên cứu đơn tố cáo, xây dựng đề cương yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo báo cáo giải trình; dự kiến lịch làm việc của đoàn kiểm tra, nội quy hoạt động, phân công nhiệm vụ từng thành viên đoàn kiểm tra; chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan.
Văn phòng Trung ương Đảng bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết phục vụ đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.
Quy trình kép với đảng viên tự giác nhận hình thức kỷ luật tương xứng
Bước tiếp theo, đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo, thống nhất lịch làm việc với tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên; yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo chuẩn bị báo cáo theo đề cương, cung cấp hồ sơ, tài liệu; chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.
Tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo chuẩn bị báo cáo giải trình bằng văn bản và hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua đoàn kiểm tra).
Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo, hồ sơ, tài liệu và chứng cứ nhận được; tiến hành thẩm tra, xác minh, làm việc với người tố cáo, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung tố cáo và tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo.
Trong quá trình thẩm tra, xác minh, đoàn kiểm tra gặp và làm việc trực tiếp với người tố cáo (nếu cần) để xác định lại, giải trình, bổ sung và làm rõ thêm về nội dung tố cáo; hướng dẫn người tố cáo thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định.
Khi cần điều chỉnh, bổ sung về nội dung, thời gian giải quyết, yêu cầu cần đánh giá, thẩm định, giám định chuyên môn, kỹ thuật của các cơ quan chức năng để làm căn cứ kết luận nội dung tố cáo thì đoàn kiểm tra báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo. Trường hợp vi phạm đã rõ, đến mức phải kỷ luật và tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo tự giác kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi vi phạm thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Thường trực Ban Bí thư cho kết hợp thực hiện quy trình thi hành kỷ luật cùng với quy trình giải quyết tố cáo (thực hiện quy trình kép).
Trong khi thực hiện kiểm tra, xác minh nếu phát hiện tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm khác thì trưởng đoàn báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Đồng thời đưa kết luận nội dung tố cáo vào báo cáo kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm để xem xét, kết luận chung; đồng thời lập hồ sơ kết thúc việc giải quyết tố cáo.
Sau đó, tổ chức hội nghị thông qua báo cáo kết quả giải quyết tố cáo.
Tại hội nghị, đoàn kiểm tra thông qua báo cáo kết quả giải quyết tố cáo; tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo trình bày ý kiến giải trình, tự nhận hình thức kỷ luật (nếu có); hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến; bỏ phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (nếu có).
Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến khác nhau; hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo.
Đoàn kiểm tra phổi họp với Văn phòng Trung ương Đảng báo cáo Thường trực Ban Bí thư quyết định thời gian, thành phần hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư; gửi báo cáo giải quyết tố cáo và hồ sơ, tài liệu đến các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư theo quy chế làm việc.
Bước kết thúc giải quyết tố cáo, hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thì đoàn kiểm tra báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng).
Tại hội nghị, đoàn kiểm tra báo cáo kết quả giải quyết tố cáo; trình bày đầy đủ ý kiến của tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo và người tố cáo, các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
Hội nghị thảo luận, kết luận; bỏ phiếu quyết định hình thức kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm (nếu thực hiện quy trình kép).
Đoàn kiểm tra hoàn thiện thông báo kết luận giải quyết tố cáo, quyết định kỷ luật hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật trình Thường trực Ban Bí thư ký ban hành.
Từ năm 2012 đến năm 2020, Vinamilk và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp thực hiện Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam tại 56 địa điểm thuộc 20 tỉnh, thành phố với tổng giá trị 12,5 tỷ đồng. Chương trình này là một điển hình cho những nỗ lực và hành động vì môi trường, vì cuộc sống và vì tương lai. Tiếp nối hành trình xanh này, năm 2022, Vinamilk tái khởi động hoạt động trồng cây cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu chính là hướng đến trung hòa phát thải kính nhà kính, đóng góp cho mục tiêu chung “Net Zero”.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đánh giá cao Hoạt động trồng cây hợp tác giữa Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường cũng như các mục tiêu, kế hoạch chi tiết xác định tại Biên bản ghi nhớ với các nội dung chính như gia tăng độ che phủ của cây xanh và rừng trên cả nước, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, hấp thụ khí CO2. Thứ trưởng nhấn mạnh các bên cần đảm bảo sự phối hợp cây trồng tỷ lệ sinh trưởng cao, số lượng trồng cây mỗi năm cho từng vùng miền, địa phương và hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân; nâng cao truyền thông nhận thức cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, Vinamilk, Báo Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương sẽ nghiên cứu, khảo sát cũng như tham vấn các chuyên gia về Biến đổi khí hậu để xây dựng phương án trồng và chăm sóc cây hiệu quả, phù hợp. Những nỗ lực này nhằm đảm bảo mục tiêu diện tích cây xanh được duy trì, nhân rộng, hấp thụ lượng CO2 ngày càng nhiều, mang đến nhiều lợi ích khác về cộng đồng, môi trường, sinh kế cũng như lan tỏa tình yêu thiên nhiên và hình thành ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Ông Hoàng Mạnh Hà, Tổng biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: “Dự án được quản lý, giám sát một cách hệ thống, bài bản và chuyên nghiệp từ khâu khảo sát, đánh giá tiền khả thi đến khâu lập kế hoạch trồng chi tiết, lên phương án chăm sóc và bảo vệ cây, lập báo cáo phân tích và đo đạc số liệu về lượng khí CO2 được hấp thụ, kiểm kê khí nhà kính…”
Vừa qua, Vinamilk cũng là doanh nghiệp sữa đầu tiên của Việt Nam tham gia vào sáng kiến toàn cầu của ngành sữa về Net Zero với tên gọi Pathways to Dairy Net Zero. Đây là dự án do các tổ chức lớn của ngành sữa thế giới như Liên đoàn sữa thế giới (IDF), Khung phát triển bền vững ngành sữa (DSF), Global Dairy Platform… thành lập với mục tiêu giảm thiểu các tác động của ngành lên môi trường, khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững. Đến nay đã có 140 tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới tham gia vào sáng kiến này. Các thành viên trong dự án hiện đang chiếm đến hơn 40% sản lượng sữa toàn cầu.
Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành Sản xuất của Vinamilk cho biết thêm: “Hoạt động trồng cây là một trong nhiều chương trình hành động được Vinamilk thực hiện nhằm trung hòa phát thải, tiến tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Cụ thể, Vinamilk đang nỗ lực xanh hóa trong cả hoạt động chăn nuôi và sản xuất thông qua việc ứng dụng công nghệ khoa học kĩ thuật, tư duy kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để thực hiện giảm thiểu dấu chân carbon. Song song, tích cực trồng cây xanh nhằm gia tăng khả năng hấp thụ CO2, cải thiện các vấn đề về khí hậu.”
Hoạt động sẽ chính thức bắt đầu vào năm 2023, với các hoạt động khảo sát thực tế để tiến hành trồng cây, gây rừng hiệu quả, mang đến các lợi ích tổng thể cho môi trường, cộng đồng, hướng đến xây dựng những “vùng xanh” điển hình trong lộ trình tiến đến mục tiêu lớn: Net Zero.
Tuyết Nhung
" alt=""/>Vinamilk tiên phong trồng cây hướng đến mục tiêu Net Zero 2050