Thời điểm cuối năm, nhiều khách hàng của các dự án “đắp chiếu” trên địa bàn TP.HCM kêu trời vì đã đóng một khoản tiền từ 10-50% trên tổng giá trị hợp đồng cho chủ đầu tư nhưng dự án vẫn thi công ì ạch, xây cả năm không xong móng, chủ đầu tư không ký hợp đồng mua bán. Nguyên nhân của các dự án chậm triển khai này thường là do chủ đầu tư “cầm đèn chạy trước ô tô”, tổ chức lễ mở bán rầm rộ, huy động vốn khi dự án chưa xây xong móng, thậm chí là chưa xin được giấy phép xây dựng.Điển hình là dự án Dream Home Riverside chậm triển khai dù đã mở bán từ năm 2017 khiến nhiều khách hàng đã đóng tiền đứng ngồi không yên. Dự án do Công ty Cổ phần Nhà Mơ và The Global Group làm chủ đầu tư có tổng diện tích 5,1ha gồm 6 block với hơn 2.000 căn hộ và 5 tầng thương mại, tọa lạc trong tổng thể khu dân cư rộng 51,5ha, trên 2 mặt tiền đường lớn Nguyễn Văn Linh – Phạm Thế Hiển, Quận 8.
 |
Dream Home Riverside sau hơn 2 năm triển khai vẫn chưa xong móng |
Năm 2018, chủ đầu tư đã tổ chức nhiều đợt mở bán rầm rộ thu hút hàng trăm khách hàng đến đặt cọc giữ chỗ tại dự án. Đến cuối năm 2018, trong lễ mở bán, đại diện chủ đầu tư công bố đã bán được 90% dự án cho khách hàng.
Tuy nhiên, cho đến nay chủ đầu tư Nhà Mơ vẫn chưa ký hợp đồng mua bán với khách hàng dù đã nhận đặt cọc với số tiền dao động từ 200-300 triệu/mỗi khách. Trước những bức xúc của khách hàng, vào ngày 9/9/2019 phía công ty Nhà Mơ đã có văn bản thông báo về sự chậm trễ trong quá trình triển khai dự án và hứa hẹn rằng đến tháng 12/2019 sẽ tiến hành ký hợp đồng mua bán.
Tuy nhiên, đến nay đã bước sang năm mới 2020 nhưng hàng trăm khách hàng tại dự án này vẫn chung nỗi bức xúc vì chủ đầu tư chưa xây xong móng. Lo lắng tiền vốn bị mắt trắng, nhiều khách hàng liên tục tìm đến trụ sở của công ty Nhà Mơ đòi tiền nhưng chỉ nhận lại những lời hứa hẹn.
Anh Kh., một khách hàng mua dự án vào năm 2017 bức xúc: “Không biết tôi đã lên Công ty Nhà Mơ đòi tiền bao nhiêu lần rồi, bỏ bê công việc chỉ để yêu cầu công ty giải quyết thanh lý hợp đồng còn tâm trí làm việc khác. Nhưng kết quả vẫn phải nghe ca khúc ‘hứa’ rồi để đó. Sau đó thì họ thông báo luôn là không thể thanh lý hợp đồng dù khách hàng chấp nhận chịu lỗ 6%. Bây giờ chúng tôi cũng mệt mỏi, nhiều người đòi tiền quá rồi nên chủ đầu tư chây ì luôn. Có khi phải 3-4 năm nữa thì may ra mới có nhà để ở”.
Qua tìm hiểu, được biết dự án này vừa được UBND TP đưa vào danh sách 48 dự án nằm trong kế hoạch phát triển nhà ở tại TP.HCM từ năm 2016-2020. Tuy nhiên, để dự án có thể xây xong phần móng và ký hợp đồng mua bán sẽ cần thời gian rất lâu, trong đó thiệt thòi vẫn thuộc về những khách hàng đã trót đóng tiền.
Hay một dự án khác cũng chây ì hoàn trả tiền cọc cho khách là Charmington Iris do TTC Land phát triển đã không thể triển khai gần một năm nay. Khách hàng đặt cọc mua căn hộ tại dự án này nhiều lần muốn thanh lý hợp đồng nhưng đều gặp khó, trường hợp được thanh lý thì chờ mãi không thấy TTC Land hoàn trả tiền.
Trong khi đó, đầu năm 2019, UBND TP.HCM đã có quyết định thu hồi quyết định chủ trương đầu tư dự án Charmington Iris đã ban hành ngày 12/8/2016. Từ đó đến nay, dự án bị chôn chân và chưa hẹn ngày tái khởi động.
Trong một thông cáo gửi đến báo chí, TTC Land cam kết sẽ thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ với khách hàng như tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ của TTC Land tại hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Tuy nhiên, quá trình đòi quyền lợi của những khách hàng đã đặt cọc mua căn hộ tại Charmington Iris sau đó lại không suôn sẻ như phía TTC Land đã cam kết.
 |
Khách hàng Charmington Iris khổ sở đòi tiền vì dự án bị thu hồi |
Chị N.T.N.K, một khách hàng mua căn hộ tại dự án này của TTC Land cho biết, chị đã đóng cho chủ đầu tư gần 800 triệu đồng tiền cọc nhưng cho đến nay vẫn chưa đòi được tiền. Trong khi đó, khi nhận được hợp đồng thanh lý, chị K. bức xúc vì trong điều khoản lại có quá nhiều điểm bất lợi cho người mua.
Cụ thể, hợp đồng thanh lý có nội dung rằng khách hàng đã đóng tiền nhưng không muốn tiếp tục hợp đồng nên đơn phương yêu cầu thanh lý. Trong khi đó, chị N. cho rằng lỗi này thuộc về phía chủ đầu tư, TTC Land vì không thể triển khai dự án.
Một điểm vô lý khác đó là phía công ty TTC Land yêu cầu khách hàng phải chấp nhận mất khoản chiết khấu 10%. Trong khi đó tại hợp đồng đặt cọc khoản tiền này được ghi là khoản ưu đãi dành cho khách hàng. Mặc dù bức xúc nhưng sau đó chị K. vẫn chấp nhận ký đồng ý thanh lý để đòi lại khoản tiền hơn 750 triệu.
Trong hợp đồng ghi rõ sẽ trả lại tiền cho khách sau 15 ngày ký hợp đồng thanh lý nhưng chị K. cho biết đến nay cả chị và rất đông khách hàng khác vẫn chưa được TTC Land trả lại tiền cọc. Thậm chí, phía TTC Land còn đưa ra đề nghị sẽ vay lại khoản tiền của khách với mức lãi suất 12,5%. Mệt mỏi đi đòi tiền không có kết quả, nhiều khách hàng cho biết đầu năm 2020 sẽ tập hợp hồ sơ nhờ đến pháp luật.
Cũng khổ sở không kém là khách hàng tại dự án Green Town - Bình Tân, do Công ty TNHH IDE (một đơn vị phát triển dự án đến từ Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Dự án có một block đã đưa vào sử dụng 6 năm, các block khác được mở bán từ năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa bàn giao cho khách hàng bởi chủ đầu tư vướng kiện tụng với Đất Xanh ĐNB.
 |
Khách hàng Green Town Bình Tân mệt mỏi vì chủ đầu liên tục thay đổi thời gian bàn giao nhà |
Liên quan đến tranh chấp “Hợp đồng tiếp thị và phân phối độc quyền” giữa 2 công ty này, ngày 28/8/2019, Chi cục Thi hành án Dân sự quận Bình Tân (TP.HCM) đã ban hành bản án về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đối với Công ty TNHH IDE Việt Nam tại dự án nói trên.
Ngay sau đó, phía IDE cho rằng các bản án đã ban hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng và đã làm hồ sơ kháng nghị giám đốc thẩm, còn dự án thì vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Lùm xùm kéo dài khiến hàng trăm khách hàng của dự án này chới với, liên tục kéo lên trụ sở của công ty IDE yêu cầu chủ đầu tư giải quyết tranh chấp và giao nhà đúng hẹn nhưng cho đến hiện tại khách hàng vẫn đợi dài cổ ngóng chờ.
Khánh Hòa

Giấc mơ sau 2 năm vẫn vô vọng vì mua căn hộ của Nhà Mơ
Mở bán rầm rộ vào cuối năm 2017 nhưng đến nay dự án Dream Home Riverside do Công ty Nhà Mơ làm chủ đầu tư vẫn đang trong quá trình đổ bê tông lót móng.
" alt=""/>Những dự án chậm triển khai, chây ì trả cọc đẩy rủi ro cho khách hàng

 |
Lễ khai trương nền tảng chính quyền số tại Tiền Giang |
Hợp tác để xây dựng hạ tầng cho chính quyền số, đón đầu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực
Là địa phương vùng cửa ngõ vào Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý quan trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những năm qua, Tiền Giang xác định mục tiêu phát triển phải gắn liền với ứng dụng CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số. Thỏa thuận hợp tác VT-CNTT với Tập đoàn VNPT giai đoạn 2014-2020 đã mở ra kỷ nguyên mới, giúp UBND Tiền Giang xây dựng Chính quyền điện tử hoàn chỉnh phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, trong 6 năm triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược về VT-CNTT giai đoạn 2014 - 2020, Tập đoàn VNPT đã chủ động, tích cực triển khai đầu tư hạ tầng mạng truyền thông và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp rộng khắp địa bàn toàn tỉnh Tiền Giang, góp phần tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị triển khai ứng dụng CNTT phục vụ trong các hoạt động chuyên môn cũng như đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của người dân. Nhờ đó, đến nay, tỉnh Tiền Giang được nằm trong top 10 toàn quốc về chỉ số xếp hạng ICT Index.
Đến nay, VNPT đã quang hóa 100% hạ tầng đường truyền. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành phủ rộng đến các sở/ngành, huyện, thị, thành phố và 172 xã phường thị trấn giúp tiết kiệm chi phí trên 40 tỷ đồng. 100% bộ thủ tục hành chính đạt từ mức độ 2 trở lên, trên 90% thủ tục hành chính đạt mức độ 3 và 4. Hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang và các Sở, Ban, Ngành với gần 60 cổng vệ tinh kết nối. Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh với 100% CBCC được cấp tài khoản thư điện tử; kết nối khoảng 280 điểm cầu trực tuyến phục vụ hội nghị truyền hình từ Trung ương, tỉnh đến các sở, ban, ngành UBND các huyện… Sau hơn 6 năm triển khai thỏa thuận hợp tác cùng VNPT, đến nay, Tiền Giang cơ bản hoàn thiện xây dựng các giải pháp Chính quyền điện tử đáp ứng theo yêu cầu nghị quyết 36a của Chính phủ.
Hạ tầng mạng truyền số liệu, lưu trữ máy chủ dữ liệu, hệ thống bảo mật thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai các hệ thống chính quyền điện tử, tạo tiền đề chuyển đổi số các lĩnh vực kinh tế, xã hội và đô thị thông minh trong thời gian tới. Đáng chú ý, nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh tăng trưởng cao, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và hình thành khu CNTT tập trung từng được ví là "Thung lũng Silicon Đồng bằng sông Cửu Long" với hơn 200 kỹ sư CNTT đang làm việc. Đặc biệt, chỉ số xếp hạng CNTT của tỉnh Tiền Giang thay đổi ngoạn mục, tăng 50 bậc so với năm 2013. Năm 2019, Tiền Giang được xếp hạng thứ 5/63 tỉnh thành toàn quốc.
Song song với hành trình xây dựng chính quyền điện tử, cùng với hệ sinh thái đa dạng VNPT, Tiền Giang đón đầu chuyển đổi số với những giải pháp CNTT hiện đại nhất trên tất cả các lĩnh vực. Hơn 200 camera an ninh và camera giao thông được lắp đặt để giám sát và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông; Hệ thống Wi-Fi thông minh phục vụ du lịch; Xây dựng các lớp bản đồ số hóa các đối tượng cần quản lý như: Giao thông Vận tải, Công thương, Nông nghiệp…Hệ thống VnEdu hiện được triển khai toàn diện cho 163 trường học các cấp với trên 9.000 giáo viên các cấp ứng dụng.
Giai đoạn 2014-2020 còn đánh dấu sự phát triển rực rỡ của ngành Y tế với hơn 200 bệnh viện, trung tâm, trạm y tế và các phòng khám triển khai hệ thống quản lý khám chữa bệnh VNPT HIS. Hệ thống được kết nối liên thông dữ liệu và thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế trực tuyến. Đặc biệt, trong giai đoạn thành phố Mỹ Tho bị ảnh hưởng dịch Covid-19, VNPT cùng ngành Y tế tổ chức tiêm vắc-xin nhanh chóng cho người dân, góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh Giáo dục, Y tế, hệ thống quản lý đầu tư công, báo cáo kinh tế xã hội; Quản lý hồ sơ công chức và chứng thực; Bản đồ du lịch điện tử; Cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp; Hệ thống sàn giao dịch điện tử cũng được ứng dụng rộng khắp. Các phần mềm chuyên ngành được ứng dụng rộng rãi bước đầu phát huy hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
 |
Lễ ký kết hợp tác chuyển đổi số |
Ra mắt nền tảng Chính quyền số toàn diện lần đầu tiên tại Việt Nam
Từ đầu năm 2019, UBND Tỉnh Tiền Giang về việc chấp thuận chủ trương xây dựng và triển khai thí điểm Đề án Chính quyền số tỉnh Tiền Giang. Với vai trò là đối tác được UBND tỉnh lựa chọn, Tập đoàn VNPT đã tư vấn đề án xây dựng Chính quyền số tỉnh Tiền Giang và tập hợp những kỹ sư CNTT chuyên môn giỏi, các đối tác nhiều kinh nghiệm cùng nhau nghiên cứu, xây dựng nền tảng và hệ sinh thái Chính quyền số tỉnh Tiền Giang.
4 mục tiêu trọng yếu được đề ra trong đề án xây dựng nền tảng và hệ sinh thái Chính quyền số tỉnh Tiền Giang gồm: Xây dựng khung kiến trúc Chính quyền số hướng mở và có khả năng phát triển phù hợp nền tảng công nghệ tiên tiến trên thế giới; Hệ thống phải đảm bảo liên thông các hệ thống thông tin, cho phép quản trị điều hành xuyên suốt, tự động hóa các quy trình vận hành và mang đến tiện ích cho người dân, doanh nghiệp; Hệ thống phải đảm bảo tích hợp các dữ liệu khổng lồ từ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm nền tảng cho việc phân tích dự báo, hỗ trợ ra quyết định. Hệ thống số liệu được chuẩn hóa, chia sẻ, dùng chung các ngành, lĩnh vực, dữ liệu công khai, minh bạch và tăng cường kết nối giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp.
Với sự nỗ lực của cả hai bên, đến nay hệ sinh thái chính quyền số Tiền Giang đã được hoàn thiện với App di động dành cho công dân (TienGiangS), App di động dành cho chính quyền (TienGiangG), Hệ thống quản lý và điều hành nghiệp vụ Chính quyền số (iOffice, iGate, ISO điện tử, tổng đài 1022,…).
Các ứng dụng này được liên thông, kết nối và chia sẻ dữ liệu. Với nền tảng mở cho phép các ứng dụng TienGiangS, TienGiangG và hệ thống quản lý điều hành nghiệp vụ Chính quyền số có thể kết nối với các ứng dụng của bên thứ ba một cách dễ dàng hình thành nên một hệ sinh thái Chính quyền số mở.
Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2014-2020, tỉnh Tiền Giang tiếp tục lựa chọn VNPT làm đối tác hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Theo đó, trong thời gian tới, sự hợp tác giữa UBND tỉnh Tiền Giang và Tập đoàn VNPT sẽ hướng tới trọng tâm: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt nhất, đảm bảo tính bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, ứng dụng dịch vụ công nghệ thông tin trên hạ tầng mạng viễn thông do Tập đoàn VNPT xây dựng; Tiếp tục xây dựng, pháp triển và đưa vào sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin góp phần xây dựng Chính quyền số hướng đến kinh tế số, xã hội số. UBND tỉnh Tiền Giang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn VNPT triển khai, đầu tư, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ về VT-CNTT, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về VT-CNTT phục vụ các lĩnh vực kinh tế - xã hội mà tỉnh Tiền Giang có nhu cầu.
“Sự hợp tác giữa UBND tỉnh và Tập đoàn VNPT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các chương trình, mục tiêu về chuyển đổi số của tỉnh Tiền Giang đã đề ra từ nay đến năm 2030”, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh nhấn mạnh.
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT khẳng định, sự kiện ngày hôm nay mang ý nghĩa to lớn đối với VNPT không chỉ trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên mà còn là hình mẫu cho chuyển đổi số để nhân rộng áp dụng. Tập đoàn VNPT sẵn sàng góp sức để thực hiện các chủ trương, định hướng và quyết tâm của tập thể lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Bên cạnh đó, Tập đoàn VNPT cũng cam kết đầu tư nguồn lực tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của tỉnh Tiền Giang, đặc biệt trong lĩnh lực an toàn, an ninh Chính quyền số, hạ tầng VT-CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đồng thời, cam kết tư vấn, giới thiệu cho UBND tỉnh Tiền Giang các công nghệ, thành tựu mới nhất trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Phương Dung
" alt=""/>Khai trương nền tảng Chính quyền số toàn diện đầu tiên tại Việt Nam