Không chỉ ở Việt Nam, Trung thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...
Trung thu 2022 nhằm ngày thứ Bảy, 10/9/2022 Dương lịch. Trong ngày này người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi còn tổ chức cuộc thi làm bánh, làm mâm ngũ quả. Ngoài ra, trẻ em trong ngày này được phát quà, bày mâm cỗ riêng để thỏa sức vui đùa.
Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi. Bánh trung thu là một trong những món quà ý nghĩa. Vào ngày này, cùng ngồi nhâm nhi miếng bánh nướng bánh dẻo và uống trà, ôn chuyện thì quả thật không gì bằng.
Theo quan niệm của người xưa, tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Thanh Tú (tổng hợp)
Bất kỳ hoạt động xã hội nào, dù thân thiện đến đâu, đều kích hoạt tính cạnh tranh trong chúng ta. Nhà thần kinh học Risa Sugiura nói: “Chúng ta luôn so sánh mình với người khác. Việc này kích thích tiết dopamine. Với liều lượng vừa phải, dopamine vô hại, thậm chí có lợi. Nhưng nếu tất cả chúng ta đều cảm thấy hài lòng ở mức độ vừa phải thì sẽ không có cái gọi là nghiện”.
Với warukuchi, nó giống như một cách để thỏa mãn, kích thích sự thèm muốn để có được sự hài lòng hơn. Quá trình cứ thế diễn ra, cho tới một ngày, đột nhiên bạn cảm thấy mình đang nói xấu mọi người và mọi thứ.
Nhưng tại sao nó lại không lành mạnh? Bởi vì, bộ não được cấu tạo theo cách mà những lời chế nhạo và lăng mạ mà bạn ném vào người khác cũng khiến bạn bị thương tổn không kém gì người bị lăng mạ. Nó giống như loại vũ khí có tên boomerang của thổ dân Úc, ném đi và quay trở lại đúng nơi xuất phát ban đầu.
Hãy hình dung thế này, bạn đang đi bộ trên phố và nghe thấy ai đó hét lên: "Đồ ngu ngốc!". Khi đó, não được kích hoạt bởi hạch hạnh nhân, vùng nguyên thủy nhất của não.
Hạch hạnh nhân không phân biệt giữa những gì bạn nghe và những gì bạn nói. Cho dù ai đó nói xấu bạn, hay bạn nói xấu ai đó, thì hạch hạnh nhân đều mang lại nguy hiểm như nhau. Khi nói xấu người khác, bạn đang tự làm căng thẳng bản thân. Bạn càng làm điều đó, bạn càng trở nên căng thẳng hơn. Căng thẳng dẫn đến ăn quá nhiều và giấc ngủ kém chất lượng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Và bạn càng kích hoạt hạch hạnh nhân, thì vỏ não trước trán của bạn càng phải hoạt động nhiều hơn, vì vậy hãy cố gắng để làm dịu nó. Bác sĩ tâm thần Kabasawa cho biết, việc vỏ não trước trán làm việc quá sức theo cách này có thể khiến nó kiệt sức sớm, gây mất trí nhớ và các triệu chứng khác liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.
Đây là những lý do quan trọng khiến bạn phải kiềm chế “miệng lưỡi” của mình - hoặc ngón tay, nếu mạng xã hội là phương tiện của bạn. Đó là một thế giới không hoàn hảo và đây là thời điểm nhạy cảm khi dịch Covid-19 đang hoành hành, bác sĩ Kabasawa thừa nhận. Có rất nhiều thứ để bới móc và phàn nàn nhưng lời khuyên là “Hãy giữ nó trong giới hạn”.
Không phải tôi không yêu chồng, tôi rất yêu anh ấy là đằng khác. Đó là thứ tình cảm dành cho người yêu đầu tiên, và cũng là cha của các con mình, rất chung thuỷ nhưng đôi khi quá cầu toàn, kiểm soát.
" alt=""/>Nói xấu người khác có thể giảm tuổi thọ tới 5 nămKhi biết chị Như định đi lên bản cùng anh tài xế dáng cao gầy, khuôn mặt đen sạm nhuốm màu phong trần này, người dân địa phương vô cùng lo lắng. Thậm chí nhiều người còn khuyên chị đừng đi chuyến xe ấy nữa.
Chị Như kể: “Thấy tôi đón xe của người tài xế này, mấy bà hàng nước thì thào, khuyên: “Cháu ơi đừng đi xe thằng đấy. Nó vừa đi tù 23 năm vì tội Giết người về đấy”.
“Khi tôi nói phải tạo điều kiện cho anh ấy hoàn lương, người này nói tiếp: “Ôi dào! Hoàn lương gì cái ngữ giết người. Tuy vậy, tôi vẫn quyết định lên xe của anh dù trong lòng có chút lo lắng”, chị nói thêm.
Trái ngược với ngoại hình toát lên vẻ anh chị xã hội, người tài xế tỏ ra khá e dè. Phải chạy một đoạn đường khá xa, anh mới bắt chuyện với khách và trải lòng về đoạn quá khứ đen tối, đáng quên của mình.
Anh bắt chuyện bằng việc nói lời cám ơn chị Như vì đã cho anh cơ hội được phụ vụ. Bởi, nhiều hành khách khi nghe, biết quá khứ tù tội của anh liền hủy chuyến.
“Anh ấy nói với tôi rằng bản thân về tái hoà nhập xã hội từ năm 2013. Dẫu vậy, đến nay, cuộc sống của anh vẫn rất chật vật. Anh đi xin việc không ai thuê nên cố vay mượn mua chiếc xe ô tô nhỏ làm cần câu cơm nuôi vợ, con nhỏ ở nhà”, chị Như chia sẻ.
Như tìm được người biết lắng nghe, chia sẻ, người đàn ông ngoài 40 tuổi tên Dương bắt đầu kể về những vết trượt dài trong đoạn đầu cuộc đời của mình. Không mấy ai biết, lúc còn trẻ, anh từng là một chiến sĩ công an nhân dân.
Tuy nhiên, từ chỗ là niềm tự hào của gia đình, người thân, anh sa đà vào ăn chơi dẫn đến nợ nần rồi thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Năm 1990, anh trả giá cho những sai lầm đáng sợ của mình bằng bản án Chung thân về các tội Giết người, cướp tài sản, lưu hành tiền giả.
Khát vọng hoàn lương
Chị Như cho biết: “Anh ấy kể thêm rằng, khi bị bắt, trong lúc thụ án, anh đã trốn trại và được liệt vào danh sách tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Trong tù, có lúc anh từng muốn buông xuôi, thậm chí xác định chết sau song sắt. Nhưng vì người mẹ ở nhà, anh đã cố gắng cải tạo tốt để mong có ngày được về với gia đình”.
Người đàn ông kể về quá khứ của mình bằng nỗi đau của sự hối hận tột cùng. Chị Như thấy điều ấy qua đôi mắt đỏ hoe của anh mỗi khi nhắc lại những lầm lỡ đáng quên trong quá khứ.
Dẫu đã phải trả giá cho những sai lầm ấy bằng 23 năm mất tự do, đến bây giờ, anh vẫn day dứt về đoạn đời đen tối ấy. Những đêm dài, anh vẫn bị những cơn ác mộng bủa vây.
Đáng buồn hơn, khi về xã hội, ít nhiều anh vẫn bị người đời sợ hãi, ghẻ lạnh khiến con đường hoàn lương thêm chật vật. Nhưng anh đã quyết đối mặt với những khó khăn ấy bằng năng lượng tích cực và cách sống lạc quan.
Và, người đàn ông đáng sợ trong mắt mọi người ấy liên tục khiến chị Như bất ngờ, xúc động. Khi đưa chị Như về lại bến xe Sơn La, anh phát hiện người khách của mình đã trễ chuyến xe về Hà Nội. Chị Như phải ngồi tại bến xe đợi 2 giờ đồng hồ mới có chuyến xe tiếp theo.
Thấy một mình chị thất thểu ở bến xe, anh chủ động chạy xe vào TP. Sơn La mua cho người khách đặc biệt của mình bịch bún ngan nóng hổi dù trước đó, chị đã thanh toán tiền xe đầy đủ. Anh thân tình mời chị “ăn tạm cho nóng kẻo đói” để có sức chờ xe về Thủ đô.
Sự chu đáo, tình cảm của người đàn ông từng mang án chung thân khiến chị không khỏi bất ngờ, xúc động. Chị tâm sự: “Tôi không biết trong quá khứ, anh ấy là người nguy hiểm như thế nào. Nhưng hiện tại, tôi thấy anh ấy là người tình cảm, thật thà và lái xe rất cẩn thận”.
“Cuộc đời này ai cũng có quá khứ, ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Tôi chỉ mong xã hội nên có cái nhìn bao dung, bớt định kiến để những người từng lầm đường lỡ bước có cơ hội hoàn lương, sống tiếp”, chị nói thêm.
" alt=""/>Bác tài từng nhận án chung thân và hành động khiến khách nữ bất ngờ