Ngoài ra, còn có dự án Khu phố mới FairyTown phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên do CTCP Fairyland làm chủ đầu tư; Khu nhà ở hỗn hợp văn phòng dịch vụ tại Khu đô thị chùa Hà Tiên của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Vĩnh Phúc (hết tiến độ vào quý IV/2015).
Khu phố thương mại truyền thống Shophouse Thổ Tang tại thị trấn Thổ Tang, xã Tân Tiến, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường của CTCP Đầu tư An Huy (tiến độ hết 2021); Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường của CTCP BQL Real (tiến độ 60 tháng kể từ ngày 20/9/2021).
Khu nhà ở đô thị tại phường Khai Quang, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên; Khu nhà ở đô thị tại phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên của Công ty TNHH Xây dựng Phát triển hạ tầng Vân Hội (tiến độ quý I/2020 - quý IV/2021);
Khu nhà ở đô thị Việt Thành tại xã Định Trung, TP Vĩnh Yên của CTCP Bất động sản Việt Thành (thời gian hoàn thành toàn bộ dự án là tháng 12/2020); CTCP Hồng Hạc Đại Lải có 2 dự án chậm tiến độ gồm Khu du lịch sinh thái Đại Lải - Khu A và Khu B.
Tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn 5 sao và khu nhà ở Bảo Quân của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân (tiến độ 2017-12/2019).
Có 2 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ trong danh sách là Khu nhà ở xã hội tại phường Phúc Thắng của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thân Hà (60 tháng từ tháng 12/2018-quý IV/2023).
Khu nhà ở xã hội cao tầng cho công nhân tại khu vực Gốc Nụ, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên của CTCP Tư vấn Xây dựng và Thương mại Doanh Gia (24 tháng kể từ ngày 7/12/2021)...
Theo kế hoạch phát triển nhà ở năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích nhà ở tăng thêm dự kiến đạt mức trên 1,1 triệu m2 sàn. Trong đó, diện tích nhà ở thương mại, khu đô thị là 333.287 m2 (chiếm tỷ lệ 30%); diện tích sàn nhà ở xã hội là 22.333 m2 (chiếm tỷ lệ 2%) và diện tích sàn nhà ở dân tự xây là 756.170 m2 (chiếm tỷ lệ 68 %).
Bên cạnh 78 dự án nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh, theo danh mục dự án đề xuất khu nhà ở, khu đô thị dự kiến triển khai còn có 76 dự án.
Cũng theo kế hoạch, Vĩnh Phúc dự kiến sẽ phát triển 11 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh.
" alt=""/>Dự án Bắc Đầm Vạc biệt thự nhà vườn Vinaconex 6 chậm tiến độ ở Vĩnh PhúcChưa kể, mẫu xe MPV 7 chỗ này của Mitsubishi cũng liên tục được nâng cấp theo từng năm, trong đó mới đây nhất là phiên bản 2022 được nâng cấp lớn, nhiều thay đổi từ nội ngoại thất cho tới trang bị tiện nghi.
Mặc dù xe vẫn duy trì động cơ 1.5L công suất 104 mã lực, mô-men xoắn 144 Nm và hộp số tự động 4 cấp nhưng nhiều người sử dụng đánh giá đây vẫn là hệ thống truyền động cân bằng được nhu cầu di chuyển trong phố lẫn đi đường đèo núi.
Ưu điểm của Mitsubishi Xpander là ngoại hình hiện đại, không gian rộng rãi và tính dụng cao, tiếc là xe chỉ có trang bị an toàn 2 túi khí. Giá bán của Xpander từ 555-658 triệu đồng dành cho 3 phiên bản MT, AT và AT Premium.
Hyundai Creta trở lại thị trường Việt Nam vào tháng 3/2022 sau khoảng 6 năm ngừng bán. Hiện tại, mẫu xe này đã chuyển từ nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia sang lắp ráp trong nước.
Giá bán của Hyundai Creta 2023 lần lượt là 620 triệu đồng (Tiêu chuẩn), 670 triệu đồng (Đặc biệt) và 730 triệu đồng (Cao cấp). Thực tế, giá mua mẫu xe này sẽ còn thấp hơn nhiều so với giá niêm yết.
Do đó, nếu chỉ có nhu cầu chở ít người, Hyundai Creta hoàn toàn có thể là sự lựa chọn thay thế cho mẫu Toyota Veloz Cross. Về ngoại hình, Hyundai Creta được ví như mẫu Tucson thu nhỏ khi có nhiều chi tiết tạo hình tương đồng ở phần đầu xe.
Về trang bị, Hyundai Creta cũng không thua kém mẫu xe MPV 7 chỗ của Toyota, thậm chí còn nhỉnh hơn ở một vài trang bị như: Bảng đồng hồ kỹ thuật số 10,25 inch, màn hình giải trí 10,25 inch, ghế lái chỉnh điện, giới hạn tốc độ, khởi động từ xa bằng nút bấm, hệ thống âm thanh Bose...
Mẫu xe SUV cỡ B của hyundai được trang bị động cơ 1.5L công suất 115 mã lực, mô-men xoắn 144 Nm cùng hộp số tự động vô cấp iVT giúp gia tăng khả năng vận hành mượt mà, lanh lẹ trong phố mà vẫn rất tiết kiệm nhiên liệu.
Ngoài ra, xe còn 4 chế độ lái gồm Eco (tiết kiệm), Comfort (tiện nghi), Smart (thông minh), Sport (thể thao) và 2 chế độ địa hình là Sand (cát), Mud (bùn).
Nếu bạn muốn lựa chọn một mẫu xe Toyota khác, Corolla Cross là sự lựa chọn không thể tốt hơn trong tầm giá trên dưới 700 triệu đồng ở thời điểm này. Tất nhiên sẽ chỉ là phiên bản thấp nhất của mẫu xe B-SUV này.
Toyota Corolla Cross ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 8/2020 và ngay lập tức tạo nên sức hút mạnh mẽ với người dùng. Xe có 3 phiên bản gồm 1.8G, 1.8V và 1.8HV với giá bán 755, 860, 955 triệu đồng.
Nhưng thực tế, người mua lúc này sẽ chỉ cần bỏ ra từ 695-705 triệu đồng đã có thể mua được Corolla Cross 1.8G. Toyota Corolla Cross sở hữu động cơ 1.8L công suất 138 mã lực, mô-men xoắn 172 Nm rõ ràng mạnh mẽ hơn đáng kể so với mẫu MPV 7 chỗ giá rẻ của thương hiệu này.
Nếu như Veloz Cross sử dụng khung gầm của Daihatsu, Corolla Cross lại sử dụng khung gầm TNGA-C toàn cầu của Toyota nên chất lượng chắc chắn vượt trội hơn so với mẫu MPV 7 chỗ. Đổi lại, Corolla Cross 1.8G sẽ bị cắt nhiều trang bị do là phiên bản thấp cấp nhất của dòng xe này.
Khi ra mắt vào tháng 5/2022, Honda HR-V thế hệ mới được công bố với 2 phiên bản L (826 triệu đồng) và RS (871 triệu đồng) nên với tầm tiền 700 triệu đồng, thật khó để tính đến việc lựa chọn mẫu xe của Honda.
Nhưng giờ đây, với sự bổ sung phiên bản G với giá xe là 699 triệu đồng, Honda HR-V đã có thể được xem như là một sự lựa chọn phù hợp nếu bạn không muốn lấy Toyota Veloz Cross.
Honda HR-V G vẫn được trang bị động cơ 1.5L nhưng thay vì động cơ turbo tăng áp như 2 phiên bản L và RS, xe chỉ sử dụng động cơ hút khí tự nhiên cho công suất 119 mã lực, mô-men xoắn 145 Nm kết hợp cùng hộp số vô cấp CVT.
Dù không mạnh mẽ bằng nhưng so với Toyota Veloz Cross, mẫu xe của Honda vẫn vượt trội hơn hẳn về khả năng vận hành. Tất nhiên, người mua mẫu xe này sẽ phải chấp nhận một số trang bị không bằng Veloz Cross như ghế nỉ, bảng đồng hồ analog, vô-lăng nhựa,...
Bạn có bình luận thế nào về các mẫu xe kể trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Việc Bộ TT&TT mời CMC đến làm việc, bàn về con đường, định hướng phát triển thời gian tới của Tập đoàn cho thấy lãnh đạo Bộ ghi nhận, đánh giá cao đóng góp của doanh nghiệp cho ngành và đất nước; đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng rằng CMC có thể trở thành doanh nghiệp công nghệ số lớn, tên tuổi không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.
Mở đầu buổi làm việc, bên cạnh trình chiếu clip ngắn điểm lại những nét chính trong hành trình hơn 30 năm của CMC, ông Đặng Tùng Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược CMC đã báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, một số hoạt động trọng tâm của đơn vị trong nửa đầu năm tài chính 2024; và đặc biệt là cập nhật về định hướng phát triển doanh nghiệp đến năm 2028.
Bày tỏ sự kỳ vọng lớn rằng CMC sẽ phát triển thành doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đầu đàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng mong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp có nhận thức mới, quyết tâm đóng góp vào cuộc cách mạng chuyển đổi số Việt Nam, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc.
Chỉ rõ yêu cầu CMC phải làm chủ công nghệ, người đứng đầu ngành TT&TT nhấn mạnh: Tổng Bí thư Tô Lâm đã chính thức tuyên bố Việt Nam phải làm chủ công nghệ, nhất là khi xác định chuyển đổi số là con đường để Việt Nam trở thành nước phát triển.
Để làm chủ công nghệ, làm chủ tiến trình chuyển đổi số đất nước, con đường CMC và các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được khuyến nghị là cần mức chi cho nghiên cứu phát triển và đi từ làm chủ ứng dụng, tiến tới làm chủ công nghệ.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, hiện tại là lúc CMC cần tuyên bố mình là một trong những doanh nghiệp đầu đàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ số không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.
Để thực hiện được các mục tiêu ‘đầu đàn, lớn, quốc tế’, không có cách nào khác là CMC phải nhận những việc lớn, việc gắn với sứ mệnh quốc gia và làm cho tới nơi.
“Doanh nghiệp muốn lớn lên, muốn trường tồn cùng dân tộc, thì phải gắn mình với sứ mệnh quốc gia”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm.
Cần chuyển đổi số nội bộ trước, tập trung làm AI hẹp
Trong hơn 4 tiếng của buổi làm việc, phần lớn thời gian được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các Thứ trưởng và lãnh đạo các đơn vị trong Bộ TT&TT dành cho việc giải đáp một cách thấu đáo những kiến nghị, các thắc mắc trong đường hướng phát triển cũng như gợi mở, đề xuất những mảng việc cụ thể CMC cần tập trung thời gian tới.
Đơn cử như, để gỡ vướng cho CMC trong thực hiện thủ tục đầu tư đất làm trạm cập bờ tuyến cáp quang biển mới, lãnh đạo Bộ TT&TT hướng dẫn CMC trên cơ sở tìm hiểu kỹ quy định tại Luật Đất đai mới, trao đổi với Cục Viễn thông để Bộ tham mưu đề xuất Thủ tướng có văn bản đề nghị các tỉnh quy hoạch đất làm trạm cập bờ các tuyến cáp quang biển, góp phần nâng cao tính bền vững của mạng viễn thông quốc tế, đảm bảo an ninh quốc gia.
Trước băn khoăn về không gian phát triển, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, ngoài việc xem không gian đó có là ‘biển xanh’, vắng người, chưa ai nghĩ đến và làm hay không; doanh nghiệp cũng cần hiểu rằng có thể làm ở không gian cũ, đã nhiều người làm, nếu có cách tiếp cận mới, độc đáo.
“Các lĩnh vực của ngành TT&TT như viễn thông, công nghệ số, hạ tầng số, an toàn thông tin mạng... lúc nào cũng mới. Vì thế, ngành mình không phải suy nghĩ nhiều về tìm không gian mới. Vấn đề là doanh nghiệp có dám làm không và làm có tới nơi hay không?!”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ.
Về trăn trở của Ban lãnh đạo CMC trong việc lựa chọn lĩnh vực công nghệ tập trung đầu tư phát triển, lãnh đạo Bộ TT&TT gợi mở: Nếu doanh nghiệp đã có chiến lược phát triển IoT thì nên coi AI và chip bán dẫn là hai nhánh song song, đều cần làm.
Riêng về phát triển AI, lời khuyên với CMC cũng như các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là cần tập trung làm AI hẹp, AI chuyên dụng, AI dùng riêng, AI cho từng cá nhân, doanh nghiệp. Thậm chí, doanh nghiệp có thể chỉ làm nền tảng để các cá nhân, tổ chức tự tạo trợ lý ảo bằng cách đưa dữ liệu của họ vào.
Cùng với yêu cầu CMC phải có những sản phẩm công nghệ tạo nên thương hiệu tập đoàn mình, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhắc đơn vị trước khi đi chuyển đổi số cho các doanh nghiệp khác, thì cần chuyển đổi số đơn vị mình trước. Bởi lẽ, từ chuyển đổi số nội bộ, đơn vị sẽ hiểu được nhiều thứ, biết thế nào là chuyển đổi số, và khi đó làm chuyển đổi số cho doanh nghiệp khác cũng dễ hơn.
Nhấn mạnh khi đã là doanh nghiệp lớn, CMC cần tập trung làm những việc có tính nền tảng, hạ tầng, người đứng đầu ngành TT&TT cũng khẳng định, Bộ TT&TT luôn là ‘ngôi nhà’ của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, là nơi để các doanh nghiệp kêu, tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
“Bộ TT&TT xác định rằng, nếu doanh nghiệp công nghệ số không phát triển thì Bộ, ngành cũng không phát triển, và câu chuyện chuyển đổi số quốc gia cũng không làm được”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ.
Cảm ơn Bộ trưởng, các Thứ trưởng cùng lãnh đạo các đơn vị trong Bộ TT&TT đã có những đóng góp thẳng thắn, tâm huyết để giúp Tập đoàn ngày càng phát triển, Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính khẳng định, bên cạnh mục tiêu phát triển doanh nghiệp mình, đội ngũ CMC cũng mong muốn được đóng góp vào sự phát triển đất nước, đưa trí tuệ Việt Nam vươn ra nước ngoài, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
“Để hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển rất thách thức đã đặt ra, ngoài nỗ lực của Tập đoàn, chúng tôi mong tiếp tục có được sự đồng hành, ủng hộ, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ TT&TT”, ông Nguyễn Trung Chính chia sẻ.