Từ lâu, cô gái gốc Việt Trúc Mai (SN 1994 - hiện sống ở Phnôm Pênh, Campuchia) luôn mơ ước được làm mẹ, ẵm bồng đứa con do mình sinh ra.
Vì thế, sau đám cưới ấm cúng với chàng trai Hồ Chí Khang - người mang 50 khay lễ đến hỏi cưới, Mai bắt đầu hành trình thuyết phục, để anh đồng ý cho cô sinh con.
Lý do khiến chồng Mai lưỡng lự là sức khỏe của vợ không được tốt, di chứng của cơn sốt lúc nhỏ khiến cô bị liệt hai chân, cột sống cong vẹo như lưng tôm, việc di chuyển phải gắn liền với chiếc xe lăn.
![]() |
Chí Khang từng xác định không sinh con vì lo lắng cho sức khỏe của vợ. |
‘Từ thời điểm yêu nhau, biết sức khỏe của tôi, anh xác định không sinh con, chỉ cần ngày ngày ở bên, chăm sóc tôi là đủ nhưng thấy khao khát của vợ, anh đưa tôi đến bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn.
Tim tôi như có ai cứa thành hàng ngàn mảnh vụn khi bác sĩ hết lời khuyên can, nói việc mang thai có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và đứa trẻ trong bụng. Lúc ra về, tôi đã khóc vì tuyệt vọng, anh Khang ôm tôi vào lòng an ủi’, Mai chia sẻ.
Kìm nén ước muốn vào lòng, hơn một năm sau ngày cưới, Mai như vỡ òa khi phát hiện mình có bầu. Mỗi lần đến kỳ khám thai, cô hồi hộp, sợ đứa bé mắc dị tật hay ảnh hưởng từ sức khỏe của mẹ.
![]() |
Trúc Mai lúc nhỏ. |
Với người phụ nữ bình thường, việc mang thai đã vất vả, mệt mỏi, với Mai những khó khăn càng tăng lên gấp bội phần.
‘Suốt mấy tháng đầu, tôi bị nghén ngẩm, hễ ngửi mùi đồ ăn là nôn thốc nôn tháo, có lúc phải nhập viện cấp cứu vì cơn đau dạ dày hành hạ.
Một bác sĩ thấy tình trạng tôi không tốt, cũng khuyên gia đình cân nhắc, suy nghĩ kỹ việc bỏ thai. Vì nếu thai lớn, cơ thể tôi khó có thể chịu đựng nổi’, Mai xúc động nhớ lại.
Gạt những lời khuyên của bác sĩ, Mai kiên quyết đối mặt với mọi thứ, kể cả tình huống xấu nhất để đưa con đến cuộc đời.
Đến tháng thứ 5, khi thai nhi ngày càng lớn, nghiêng về bên phải khiến Mai như rã rời, cơ thể đau nhức, suy nhược. Nhiều lần cô gục xuống bàn vì huyết áp tụt.
Cả ngày lẫn đêm, Mai chịu đựng cảnh ngủ ngồi, kê gối lên thật cao. Chỉ cần nằm xuống, cơn đau tức ngực, khó thở sẽ ập đến và Mai phải vào bệnh viện cấp cứu.
‘Một lần, tôi bị khó thở, đau ngực giữa đêm, chồng làm mọi cách, xoa lưng, kê gối… tôi vẫn không thở được, nước mắt chảy dài, như chết đi sống lại. Anh vội đưa tôi đến bệnh viện, được bác sĩ cho thở oxy, thăm khám.
Lúc đó, tôi dặn chồng, dù tôi có bệnh tình nguy kịch ra sao cũng phải nhờ bác sĩ giữ bằng được con. May mắn, mọi thứ vẫn ổn, chỉ là em bé phát triển lớn, chèn ép lên tim, phổi, gây khó thở’, Mai rùng mình kể. Một lần thăm khám định kỳ, vị bác sĩ siêu âm khoảng 20 phút rồi thốt lên: ‘Đứa nhỏ hình như có một tay thôi’.
Vợ chồng Mai nhìn nhau đầy lo lắng, nước mắt rưng rưng nơi khóe mắt thai phụ trẻ, chờ đợi một kỳ tích. 30 phút sau, vị bác sĩ chẩn đoán, em bé vẫn ổn, tứ chi đầy đủ, Mai thở hắt ra, cảm giác muộn phiền đều tan biến.
Mai thừa nhận, quãng thời gian mang bầu là khoảng thời gian cô bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Giấc ngủ chập chờn, mỗi lần mở mắt ra, cô liên tục bị ám ảnh, lo lắng cho sự an toàn của con.
Với thể trạng có cột sống gù vẹo, bác sĩ tiên lượng Mai khó có thể sinh thường mà phải dùng đến phương pháp mổ đẻ, như vậy mới đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Thời gian dự sinh của Mai vào ngày 4/9, tuy nhiên, ở tuần thứ 36 của thai kỳ, em bé gò nhiều, bụng Mai bắt đầu có các cơn đau chuyển dạ nhẹ. Bệnh viện yêu cầu gia đình cho cô mổ gấp. Thai nhi có dấu hiệu suy.
‘Khi tôi nằm trên bàn phẫu thuật, bác sĩ nhìn lưng cong vẹo của tôi liền thở dài vì rất khó để tìm điểm gây tê màng cứng. Tiên lượng cứu em bé là 50/50.
Cuộc hội chẩn nhanh chóng diễn ra, các bác sĩ quyết định cho tôi gây mê phẫu thuật. Sau đó, em bé chào đời khỏe mạnh. Khi lơ mơ tỉnh dậy, tôi gặp phản ứng phụ của thuốc gây mê, lên cơn co giật, toàn thân lạnh toát.
Trải qua hai ngày nằm trong phòng hậu phẫu, tôi mới dần tỉnh táo, có thể nói chuyện. Giây phút người ta đưa con đến, nghe tiếng con khóc, mọi đau đớn dường như tan biến. Thời khắc đó thực sự thiêng liêng’, Mai nghẹn ngào nói.
![]() |
Trúc Mai và con gái. |
Cô bé được vợ chồng Mai đặt cho cái tên Việt là An Nhiên, những mong cuộc đời sau này con luôn vui vẻ, bình lặng.
Nỗi tủi hờn của người mẹ trẻ
Trong thời gian mang thai vất vả, Mai luôn có chồng và gia đình bên cạnh chăm sóc, động viên.
‘Chồng tôi kém tuổi vợ nhưng rất khéo léo, yêu thương vợ hết mực. Lúc mang bầu, cả ngày tôi quanh quẩn ở nhà, làm bạn với bốn bức tường. Chồng tâm lý, tối rảnh rỗi là chở vợ đi chơi, hóng gió. Nhờ đó, tâm trạng tôi thoải mái hơn’, Trúc Mai tâm sự.
Con gái ra đời, đối với Mai và đại gia đình là món quà quý giá mà ông trời ban tặng. Mọi người xúm vào hỗ trợ cô chăm bé. Ban ngày, mẹ ruột Mai chăm cháu, tối đến ông xã cô đảm nhiệm.
‘Chồng tôi bận rộn ở cửa hàng, chợ búa nhưng tối về, chuyện cơm nước, giặt giũ quần áo cho vợ, tắm cho con, anh làm hết. Nhiều đêm thức trắng, sáng hôm sau đi làm sớm, cực nhọc là vậy nhưng anh chưa bao giờ kêu ca’, cô nói.
![]() |
Bé An Nhiên trong vòng tay bà nội. |
Hạnh phúc là vậy nhưng Mai chia sẻ, sâu thẳm trong tâm hồn, cô mang một nỗi buồn day dứt.
‘Làm mẹ, ai cũng muốn tự tay ôm con vào lòng, cho con ăn… nhưng cơ thể yếu ớt của tôi, bế con cũng khó. Mỗi lần nằm cạnh, nghe con khóc, tôi nén nước mắt, lí nhí nói xin lỗi con rồi gọi người nhà ra bế bé lên. Sau này bé lớn hơn, tôi cũng chỉ có thể nhìn con tập đi mà không thể dìu bước chân con’, người mẹ trẻ bộc bạch.
![]() |
Chồng Mai thay vợ chăm sóc con gái. |
Yêu nhau bí mật suốt 5 năm, đến lúc công khai, cặp đôi gặp sự phản đối kịch liệt từ gia đình cô gái.
" alt=""/>Kết ngọt ngào của chàng trai mang 50 khay lễ hỏi cưới cô gái khuyết tậtThắng cố là đặc sản của người Mông, xuất hiện nhiều trong các phiên chợ vùng cao. Món ăn truyền thống ban đầu chỉ nấu từ ngựa, sau đó cải biến thêm một số nguyên liệu khác như thịt bò, thịt trâu... phù hợp khẩu vị nhiều người. Ngoài thịt và nội tạng, người nấu phải kết hợp thêm 12 thứ gia vị khác nhau để tạo nên nồi thắng cố hoàn hảo. Theo người dân địa phương, thắng cố ngon nhất nằm ở vùng Bắc Hà. Du khách có thể dùng kèm mèn mén, uống rượu ngô để món ăn trở nên trọn vẹn hơn. Ảnh: Flynow.vn.
![]() |
Gà đen Sa Pa được biết đến là giống gia cầm quý hiếm, có giá trị cao về mặt dinh dưỡng. Sau khi làm sạch, đầu bếp khéo léo tẩm ướp gà với gia vị đặc trưng vùng cao rồi nướng dưới than hồng. Linh hồn món ăn phải kể đến phần mật ong rừng phết bên ngoài lớp da thơm phức. Để tăng thêm độ ngon, nhâm nhi cùng rượu San Lùng là cách mà người dân địa phương nơi đây hay thưởng thức. Ảnh: Du Lich Sa Pa. |
![]() |
Bên cạnh thắng cố, mèn mén được coi là tinh hoa của văn hóa ẩm thực Sa Pa. Để tạo nên hương vị thơm ngon, người nấu phải chọn giống ngô tẻ địa phương và kết hợp nhiều loại gia vị như tương ớt, đậu xị, rau thơm... Người Mông ăn mèn mén quanh năm, họ thường dùng kèm ớt phơi khô để làm ấm cơ thể, xua tan cái lạnh của mùa đông. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo bùi và vị ngọt tự nhiên hòa quyện trong miệng. Ảnh: Viettourist.vn. |
![]() |
Lợn cắp nách: Tại các phiên chợ vùng cao ở Sa Pa, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhiều người dân địa phương bày bán hoặc cắp nách những chú lợn thân hình nhỏ. Sau khi làm sạch, chúng được giữ nguyên con rồi nướng hoặc quay. Nếu muốn phần thịt trở nên hoàn hảo, trong khâu gia giảm không thể thiếu các gia vị tự nhiên như lá nhội, hạt dổi, hạt xẻn... Món ăn gây mê mẩn thực khách bởi hương vị ngọt mềm và nạc thơm hơn so với các loại thịt thông thường. Ảnh: Scooter Saigon Tour. |
Đồ nướng Sa Pa: Trong tiết trời se lạnh, những quầy nướng màu sắc bắt mắt luôn là lựa chọn đầu tiên của du khách. Đồ ăn ở đây chủ yếu sử dụng các nguyên liệu như thịt lợn, rau củ, thịt gà... được tẩm ướp đậm đà. Bò cuốn cải mèo là một trong những món ăn thu hút khách du lịch bởi sự kết hợp hài hòa giữa vị đắng từ rau và vị ngọt của thịt. Tán gẫu cùng bạn bè và nhâm nhi đồ nướng khiến chuyến đi của bạn trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn. |
![]() |
Cải mầm đá chỉ mọc theo mùa từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, là loại rau hiếm được săn đón nhiều ở Sa Pa. Người dân thường luộc để giữ nguyên vẹn hương vị thơm ngon và độ ngọt thuần khiết. Món ăn sử dụng kèm với muối vừng hoặc luộc chín chấm nước mắm trứng. Đặc biệt, nhiều khách du lịch lựa chọn cải mầm đá để mua về làm quà sau chuyến đi. Ảnh: Cet. |
![]() |
Lẩu cá hồi: Loại cá nổi tiếng ở Sa Pa là cá hồi vân (hay cá hồi ráng), chúng được nuôi trong khí hậu mát mẻ quanh năm nên thớ thịt săn chắc, màu hồng đẹp và ít mỡ không thua kém hải sản nhập khẩu. Người dân chế biến cá hồi thành nhiều món ăn khác nhau như sashimi, cá hồi nướng... Trong đó, lẩu cá hồi là lựa chọn yêu thích của nhiều du khách. Phần xương và đầu cá sẽ được ninh thành nước dùng, khi ăn kết hợp kèm các loại rau đặc sản. Món ăn trở nên tuyệt vời hơn khi cùng bạn bè tụ tập thưởng thức giữa cái lạnh thấu da vào mùa đông. Ảnh: Dichoisapa. |
Thắng cố, nậm pịa, lá ngón xào tỏi… là những đặc sản với nguyên liệu lạ, vị khó ăn đã làm tò mò nhiều thực khách khi có dịp ghé Tây Bắc.
" alt=""/>7 đặc sản du khách không thể bỏ qua khi đến Sa PaJack chạy trốn, trên đường, hắn gặp một con quỷ được sai đến để bắt linh hồn của hắn đi. Tuy nhiên Jack đã lừa con quỷ leo lên cây táo cổ thụ và không cho nó xuống bằng cách khắc dấu thánh giá vào vỏ cây.
Con quỷ van xin và Jack bắt con quỷ phải thề rằng sẽ không bao giờ tước đi linh hồn của hắn.
![]() |
Bí ngô - biểu tượng của lễ hội Halloween. |
Sau này khi già đi, Jack chết nhưng linh hồn của hắn không được lên thiên đàng vì những tội lỗi khi còn sống. Địa ngục cũng không có chỗ cho linh hồn hắn dung thân vì lời thề của con quỷ. Vì thế linh hồn của Jack phải lang thang nơi trần gian.
Linh hồn của Jack còn nơi cư trú và cứ quanh quẩn chẳng biết đi về đâu. Jack xin quỷ chút lửa để soi đường. Cuối cùng quỷ thương tình ném cho hắn hòn than lấy từ bếp lửa địa ngục không bao giờ tắt.
Jack lấy củ cải đỏ đem khoét rỗng thành hình mặt quỷ, đặt hòn than bên trong. Cứ thế Jack mãi lang thang trong lằn ranh thực-hư, giữa thiên đường và địa ngục, với chiếc lồng đèn trên tay.
Từ đó, cứ mỗi mùa Halloween về, người nông dân ở các ngôi làng Ireland lại khắc những chiếc đèn lồng bằng củ cải để xua đuổi linh hồn của Jack và cả những bóng ma lang thang khác.
Sau này khi nhập cư vào Mỹ, người Ireland đã biến quả bí ngô (vốn là loại nông sản trù phú của thổ dân Mỹ) thành chiếc đèn lồng Jack-O-Lantern khắc hình mặt người rùng rợn với ngọn nến được thắp sáng bên trong như chúng ta vẫn thường thấy.
Họ thấy rằng quả bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ, một loại quả đặc sản được trồng rất nhiều ở Bắc Mỹ (đây cũng là loại quả tượng trưng cho hoa màu sum suê ở nước Mỹ).
Loại quả màu da cam này là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack-O’Lantern láu cá.
Hơn nữa khi thắp đèn trong quả bí ngô họ thấy sáng hơn là thắp đèn bên trong củ cải, khoai tây hay bí đao nên quả bí ngô trở thành biểu tượng cho ngày lễ Halloween.
Theo thời gian, lễ hội Halloween đã trở thành lễ hội truyền thống ở nhiều quốc gia trên thế giới. Người ta tin rằng những chiếc lồng đèn làm từ quả bí ngô sẽ xua đuổi ma quỷ và mang lại nhiều niềm vui cho mọi người.
Thông qua lễ hội này, người ta cũng đưa ra một số khuyến cáo cho mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Thứ nhất, không nên sống tham lam, ích kỷ như chàng Jack và không nên chơi với kẻ xấu để rồi khi chết đi không nơi nương tựa, phải phiêu bạt nhân gian.
Thứ hai, khi sống cần phải có hàng xóm, láng giềng, phải có niềm tin vào cuộc sống, tôn kính tổ tiên và các tiền nhân.
Thứ ba, cuộc sống là một vòng tuần hoàn, luôn có sự cho đi và nhận lại, chúng ta cần phải cho đi để được nhận lại …
Ngoài ra, vào lễ hội Halloween, những người nghèo đi 'khất thực cô hồn' và họ chỉ được cho bánh trái gọi là 'soul cakes' (bánh vong hồn) sau khi hứa sẽ cầu nguyện cho các vong linh.
Những đứa trẻ thì hóa trang trong những bộ trang phục quái dị, cầm theo chiếc lồng đèn bí ngô, đến gõ cửa từng ngôi nhà để xin bánh kẹo, gọi là "'rick or treat' (có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi").
Dưới đây là 10 món ăn truyền thống thường xuất hiện trong ngày lễ Halloween.
" alt=""/>Halloween và ý nghĩa quả bí ngô ma quái ngày Halloween