Lúc đó, tôi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, chưa bao giờ đi xa nhà. Tôi nghĩ, nếu một mình đi nước ngoài sẽ có nhiều bất cập. Tôi nói với bố mẹ, con chỉ mới 18 tuổi, con muốn đi học 4 năm nữa. Ra trường, không xin được việc con sẽ làm theo ý bố mẹ.
Năm 2015, tôi tốt nghiệp đại học. Năm đầu tiên tôi nộp đơn khắp nơi nhưng không có kết quả. Tôi xin vào làm phục vụ ở quán ăn, làm tiếp tân cho khách sạn. Lương thấp, không đủ sống, tôi chán nản. Làm được khoảng 8 tháng tôi xin nghỉ. Sau đó, tôi quyết định quyết định vay ngân hàng 170 triệu đồng đi xuất khẩu lao động, thời hạn 3 năm.
Ở Nhật, bạn làm công việc gì?
Tháng 5/2016, sau hơn 4 tháng học tiếng, tôi được gia đình tiễn ra sân bay đi Nhật. Ở đây, được vào làm cho một nhà vườn trồng cây tía tô ở tỉnh Kochi, Nhật Bản.
![]() |
Đức cho biết, dù học đại học xong, phải đi xuất khẩu lao động nhưng cô thấy quyết định của mình là đúng, vì cuộc sống ở Nhật cho cô nhiều trải nghiệm tốt. Ảnh: NVCC. |
Công việc của tôi rất nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi người làm phải chuyên nghiệp và cẩn thận. Buổi sáng, tôi cùng các công nhân khác đi hái lá. Chiều thì phân loại, xếp lá vào hộp để giao cho nơi tiêu thụ. Chúng tôi chỉ được nghỉ ngày chủ nhật. Các ngày lễ Tết thì đi làm.
Nơi tôi làm có 9 người Việt nữa. 10 chị em tôi ở cùng một phòng, ăn uống cùng nhau. Chỗ ở cách nơi làm khá gần, nên chúng tôi di chuyển bằng xe đạp.
Ông chủ của chúng tôi là người Nhật. Ông ấy kỹ tính và nguyên tắc. Chúng tôi phải đi làm đúng giờ, thật thà, nghe lời và sạch sẽ. Làm xong việc gì, khâu nào thì phải dọn sạch. Chỉ cần một lá sâu, giấy bóng lẫn trong lá chúng tôi cũng bị nhắc nhở. Có khi, chị em tôi bị mắng cả tiếng đồng hồ, nhưng chỉ biết bấm bụng cười mỉm, vì chỉ biết lý do mình bị mắng chứ không hiểu ông ấy nói gì.
Cuộc sống xa nhà của bạn như thế nào?
Nơi sống là gần biển, khí hậu gần giống với quê tôi nên tôi thích nghi khá nhanh. Có điều, lúc mới qua, tôi phải chật vật để tìm đồ ăn Việt. Ở quê tôi quen nấu ăn bằng nước mắm. Lúc mới qua, tôi chưa biết chỗ mua nên phải nấu bằng muối, khá khó ăn. Tôi bị giảm cân. Bây giờ, mấy chị em tôi đã đặt mua nước mắm trên mạng rồi.
Sống ở Nhật nhưng tôi may mắn được làm việc với nhiều người Việt nên không gặp khó khăn về ngôn ngữ. Mấy chị em tôi đi làm về, cùng nhau nấu ăn, chở nhau đi chơi, ai khó khăn thì giúp đỡ nên rất vui. Đi xa nhà hơn hai năm, nhưng tôi chưa một lần khóc vì nhớ nhà.
![]() |
Đức trong một lần thăm quan vườn dâu ở Nhật. Ảnh: NVCC. |
Khu vực tôi ở có nhiều nhà vệ sinh công cộng. Dịch vụ rất tốt, sạch sẽ và tiện lợi. Tuy nhiên, ở đây có một vài người đàn ông biến thái thường lân la đến khu vực nhà vệ sinh nữ để quấy rối. Họ thấy có người bên trong là gõ cửa, nói những từ nhạy cảm. Mấy chị ở phòng tôi ai cũng đã gặp. Lúc đó rất sợ. May mắn, chị em tôi đi đâu cũng có nhau nên la lên, vậy là gã đàn ông kia sợ bỏ chạy.
Để an toàn, chị em tôi hạn chế dùng nhà vệ sinh công động. Đi đâu, mấy chị em cũng đi ba bốn người. Gặp những kẻ biến thái ngoài đường, chị em tôi dứt khoát với họ hoặc tránh thật xa.
Tới đây, khi hết hạn hợp đồng lao động ở Nhật, bạn tính như thế nào?
Hơn hai năm làm việc bên này, tôi đã trả xong số nợ vay lúc đi, hỗ trợ kinh tế cho bố mẹ. Bây giờ, tôi đang gắng làm việc, tiết kiệm để tích lũy tương lai cho mình.
Tháng 5/2020, tôi hết hạn hợp đồng. Ba mẹ nói, tôi hãy về quê lấy chồng sinh con. Tuổi của tôi so với những người trong làng thì quá lứa rồi. Nhưng tôi thì khác. Tôi muốn khi lập gia đình, sinh con thì phải có một công việc ổn định đã.
Bây giờ, về nước tôi sẽ khó xin các công việc văn phòng, vì tôi chưa có kinh nghiệm. Tôi tính, khi trở về sẽ kinh doanh cái gì đó, bán quần áo, mở quán cà phê... chẳng hạn. Có thể, tôi sẽ tiếp tục đi Nhật, nhưng đi theo dạng du học để có tương lai tốt hơn.
Xin cảm ơn bạn về những chia sẻ.
Những ngày gần đây, cô gái Nguyễn Thảo Mi (TP.HCM) bất ngờ nổi tiếng khi được nhiều người quan tâm, tìm kiếm thông tin cá nhân.
" alt=""/>Tốt nghiệp đại học không xin được việc, cô gái Nghệ An đi Nhật nhặt lá tía tôHãy để con vui vẻ và thoải mái khi bắt tay vào làm việc nhà
Rõ ràng và dễ hiểu
Hãy nói rõ ràng những điều bạn muốn con thực hiện. Ngoài ra, hãy đưa cho con những lời hướng dẫn đơn giản để con dễ dàng nghe theo. Ví dụ, nếu bạn muốn con rửa bát đĩa sau khi ăn, hãy cho con biết bước đầu tiên con cần làm là bê bát đĩa vào bồn rửa, bước thứ hai là ngâm bát rồi đến bước thứ ba, thứ tư…
Khen ngợi
Đừng ngần ngại “tiếc” con những lời ngợi khen. Hãy khen ngợi khi con chăm chỉ thực hiện công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao mỗi ngày.
Giúp đỡ khi cần
Con trẻ có thể gặp rắc rối khi làm việc nhà. Vì vậy, hãy sẵn sàng giúp đỡ khi con cần và đồng thời, cha mẹ cũng nên để con biết rằng cha mẹ vẫn luôn luôn ở bên cạnh hỗ trợ con.
Tích điểm cho con
Một mẹo hay để khuyến khích con làm việc nhà, đó là có hẳn một hệ thống tích điểm cho con. Ví dụ, cha mẹ có thể lấy một chiếc hũ nhỏ để lưu trữ những số điểm con đã đạt được với cách quy điểm như lau bàn 2 điểm, rửa bát 5 điểm, phơi đồ 5 điểm… Vào cuối tháng, 100 điểm con có thể sẽ được quy đổi ra một món đồ chơi yêu thích hoặc được cha mẹ dắt đi xem phim.
Lập bảng công việc
Hãy cùng con tạo ra một biểu đồ công việc khoa học để từ đó, con có thể thuận tiện theo dõi những nhiệm vụ cần thực hiện và dễ dàng hoàn thành đúng thời gian.
Chất lượng hơn số lượng
Đừng nhồi nhét cho con quá nhiều việc nhà trong một ngày. Thay vào đó, hãy phân chia công việc theo từng hạng mục với thời hạn thực hiện khác nhau để giúp con đỡ cảm thấy nặng nề, áp lực.
Bé Khoai Tây được khen ngợi cặp tai có tướng, đôi mắt sáng thánh thiện, cái miệng đẹp dịu dàng, khuôn mặt phúc hậu. Có lẽ vì điều này nên Quế Ngọc Hải đã ngỏ ý muốn gả con gái.
" alt=""/>Dành cho cha mẹ: Mẹo hay khuyến khích con làm việc nhàGần 30 năm ‘nhìn’ đá, ông Dân tổng kết: ‘Được cũng nhiều, mà thua cũng không ít’. Lần thua lớn nhất của ông mới cách đây khoảng 1 tháng. ‘Hai anh em tôi chung nhau mua viên đá thô 650 triệu, nhưng bán chỉ được 95 triệu’.
Giơ chiếc nhẫn mặt đá đang đeo trên tay, ông bảo chiếc nhẫn này cắt từ 1 viên đá thô được mua với giá 1,2 tỷ đồng, nặng khoảng 1 lạng. Ông đinh ninh cắt ra phải được 5-6 viên, nhưng thực tế chỉ được 2 viên. 2 viên này bán đi cao nhất được 500 triệu, lỗ 700 triệu đồng nên ông để lại đeo cho đến giờ.
Cùng với những thương vụ lỗ nặng như thế, cũng không ít lần ông lãi to. ‘Cách đây 7-8 năm, một thợ đá gọi cho tôi mời mua viên đá thô. Họ đòi 8 triệu, tôi trả giá 6 triệu. Họ xin thêm 500 nghìn là 6,5 triệu. Tôi đoán chừng viên này đập ra được khoảng 10-20 triệu là cùng. Nhưng may mắn, viên đá bên trong to bằng ngón chân cái, độ lành cao. Tôi bán được hơn 1 tỷ đồng. Viên ấy giá bây giờ phải độ chục tỷ đồng’.
Ông Dân cũng chia sẻ, sau khi vớ quả đậm, ông có ‘ra lộc’ cho người bán một chiếc xe máy.
‘Đấy là lệ ở đây. Nếu dân buôn lãi lớn thì tặng lại cho người bán chiếc xe máy, ti vi hoặc mời cơm cả gia đình. Khi nào gia đình họ khó khăn, tìm đến mình thì mình cũng sẽ giúp đôi chút’.
![]() |
Chợ đá quý Lục Yên - nơi người dân địa phương bày bán đá quý mỗi buổi sáng. |
Nhưng thương vụ hời nhất mà ông Dân từng chứng kiến có lẽ là của một người cháu mới giao dịch gần đây. ‘Nó mua viên đá thô giá 200 nghìn, bán đi được 70 triệu và bây giờ người đó đập ra đang đòi giá 5 tỷ, chưa ai mua nhưng nếu 2 tỷ rưỡi, 3 tỷ là có người lấy ngay’.
Ông bảo, đó là trường hợp cả người bán và người mua ban đầu không ai hiểu gì về đá. ‘Người mua thấy rẻ thì mua, người bán thì nghĩ lấy 200 nghìn bằng một ngày công là được rồi’.
Chính vì thế mà ông bảo, những trường hợp đổi đời nhờ đá ở Lục Yên này là có thật. Tất cả chỉ trong một vài ngày, thậm chí vài tiếng đồng hồ.
Nhưng ngược lại, cũng có nhiều người mất, không đến mức sạt nghiệp nhưng cũng điêu đứng một thời gian nếu mải mê chặt nhiều quá. ‘Với hàng đá thô lên tới vài chục, vài trăm triệu đồng, thường phải có dấu hiệu tốt thì người ta mới mua để chặt. Còn chặt thường xuyên, chặt ào ào thì chỉ với hàng vài trăm, hay 1-2 triệu mấy người chung nhau, không ảnh hưởng nhiều tới kinh tế’.
![]() |
Dân khắp nơi đổ về Lục Yên tìm mua đá quý |
![]() |
Người nước ngoài tới Lục Yên mua đá cũng không ít. |
Ông Dân cũng chia sẻ rằng, bản thân ông giờ đã lớn tuổi, không nhanh nhạy bằng lớp trẻ nên hiện tại ông chủ yếu mua đá đã gọt đẽo sẵn, về chế tác thành thành phẩm dây chuyền, nhẫn… để bán, tuy lãi ít nhưng chắc ăn hơn. ‘Bây giờ lớp trẻ chỉ cần ngồi một chỗ, bán hàng online, chứ không như chúng tôi ngày xưa đi khắp nơi để bán đá’.
Chứng kiến những được mất ở đất Lục Yên gần 30 năm qua, ông kết luận: ‘Chuyện thắng thua là nghề rồi. Nói gì đi nữa thì người dân Lục Yên cũng được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên hiếm có. Chính đá quý đã giúp Lục Yên có được nền tảng kinh tế như ngày hôm nay. Ngoài nghề đào đá và buôn đá, dân địa phương còn làm các nghề khác ăn theo như làm tranh đá quý, chế tác các sản phẩm trang sức từ đá…’.
‘Số gia đình làm đá mua được ô tô, xây nhà lầu chiếm khoảng 50% ở Lục Yên. Người dân cũng có điều kiện đầu tư học hành cho con cái. Có gia đình con vừa đi thi đại học về đã lên Hà Nội mua nhà cho con có chỗ ăn ở sau này’.
Ông bảo, khi có điều kiện kinh tế, người dân lại có xu hướng đầu tư cho con học hành nhiều hơn là theo nghề đá. ‘Vì buôn bán thì lúc này lúc kia. Chỉ trừ cháu nào có năng khiếu, hiểu biết nhiều về đá thì mới theo, còn hầu như là người ta muốn đầu tư cho con cái học hành. Như bản thân tôi, 2 đứa con cũng không đứa nào theo nghề của bố’.
Không ít người may mắn bỏ một số tiền nhỏ mua đá thô về đập vỡ, thu được nhiều đá quý. Tuy nhiên cũng có những người chi hàng tỷ đồng nhưng vận may không đến với họ.
" alt=""/>Khóc cười nghề buôn đá ở Lục Yên: Lúc lãi tiền tỷ, khi thua vài trăm triệu