Trên mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến cho rằng, nên mở hé cửa/cửa sổ hoặc một ô cửa nào đó của nhà để có lối thông gió, giảm áp suất không khí trong nhà, như vậy sẽ giảm nguy cơ tốc mái, vỡ cửa kính…
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định: Khi có gió bão lớn, các căn hộ chung cư không được mở cửa, cửa sổ hay cửa ban công.
“Nếu mở cửa sẽ có hiện tượng gió thổi vào và cuốn đồ đạc ra ngoài. Tốt nhất là đóng cửa. Tải trọng gió sẽ truyền theo đúng với sơ đồ tính toán của kết cấu bao che”, ông Thịnh nói.
Tuy nhiên, đối với cửa kính khu vực sảnh các chung cư, toà nhà… lại cần được mở và cố định cánh cửa theo hướng vuông góc. Chuyên gia lý giải, do cửa ở các sảnh thường có diện tích lớn thuộc mặt dựng, thường không có các cột để đỡ. Nếu đóng vào thì dưới áp lực của gió kính sẽ bị vỡ.
Theo ThS. KTS Cao Hoàng Anh - Giám đốc Công ty Kiến trúc Xây Dựng & đầu tư ACA, khi đóng kín vẫn có độ hở giữa cánh, khung giữa cửa và sàn chứ không phải không có không khí tuyệt đối. Trong gió bão, khi cửa có khe hở người dân còn lấy quần áo để nhét vào.
Ngoài ra, với gió mạnh của các cơn bão, bất kỳ thứ gì từ một viên đá nhỏ đến cửa kính, mái tôn, viên ngói… đều có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm. Do đó, đóng chặt các cửa, cửa sổ có thể giúp ngăn các mảnh vỡ bay vào nhà.
Dán băng keo chống nứt dọc theo các đường viền của cửa
Chia sẻ về các phương pháp gia cố cửa mùa mưa bão, ThS. KTS Cao Hoàng Anh cho biết, đối với cửa sổ, cửa đi cần kiểm tra độ bền chịu va đập, độ bền trước áp lực gió, độ kín nước, độ lọt khí…
Bên cạnh đó, cần kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo quản chống mối mọt, nấm mốc, đặc biệt đối với cửa ngoài hoặc cửa đặt ở nơi ẩm ướt thường xuyên. Kiểm tra nước mưa có lọt vào phía dưới thanh cái ngang đáy và kiểm tra ngăn gió lùa qua khe cánh cửa với khuôn cửa, hoặc giữa hai cánh cửa.
Kiểm tra để đảm bảo kính được gắn chặt vào các mối liên kết của khung cánh, trường hợp nhận dạng được sự lỏng lẻo trong liên kết giữa khung cửa và tường, kính và đố hay cánh, cần gia cố lại bằng tắc kê để tăng độ liên kết giữa khung vào tường hay dán keo tăng liên kết kính vào đố …
“Có thể thực hiện dán băng keo chống nứt dọc theo các đường viền của cửa. Hoặc có thể dán chéo qua cửa kính tạo ra các khung hình chữ X, hình thoi, chữ nhật để giảm áp suất gió tác động lên bề mặt. Băng keo có tác dụng gia cố thêm kết cấu kính giảm lượng gió lùa, làm chắc chắn, giảm nguy cơ nứt, rạn nứt nếu bị va đập. Ngoài ra, cần kiểm tra, cài chặt các then, chốt cửa đi, cửa sổ. Neo cửa bằng đòn tre, gỗ, sắt vào tường nhà để chống gió giật bung cửa.
Đối với nhà có vách kính lớn như shophouse, nhà triển lãm, cửa hàng có thể dùng các xe tải, xe bồn, xe container đặt sát vách tấm kính lớn nhằm hạn chế tải trọng gió tác động”, ông Hoàng Anh cho hay.
Hiện nay, tại nhiều công trình, lan can thường được làm bằng kính cường lực. Theo chuyên gia, chủ nhà nên dán film PVB mặt ngoài. Trường hợp có xảy ra vỡ, nổ cũng không bị nổ thành các mảnh vụn hạn chế nguy hiểm đối với người sử dụng.
Lưu ý về việc thiết kế thi công cửa, vách kính cho công trình nhà ở nhà cao tầng, nhất là vùng hay xảy ra mưa bão, Giám đốc Công ty Kiến trúc Xây Dựng & đầu tư ACA cho biết, cần thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành chống gió bão, kính chịu áp lực áp lực gió theo TCVN 2737.
Từ các số liệu thực tế thu thập như chiều cao công trình, áp lực cấp gió bão đo được trong lịch sử, tải trọng, vị trí công trình đưa ra phương án thiết kế kính để đảm bảo an toàn cho các vách kính, cửa sổ có thể chịu tải trọng khi có gió bão lớn.
“Ngoài sử dụng phương án thiết kế cửa kính theo hệ lắp ghép khung xương thông dụng, cần xây dựng thêm các phương án gia cố cửa kính vách kính để tăng thêm khả năng chịu lực như sử dụng hệ lắp ghép khung kính kiểu môđun, hệ dạng đỡ điểm (hệ chân nhện), hệ sườn kính, hệ dây căng… sử dụng các loại kính cường lực có khả năng chịu gió bão”, ông Cao Hoàng Anh nói.
Ngoài ra, cô còn chia sẻ rằng, hành khách cũng được phép mang theo đồ ăn nhẹ của mình. Đồ ăn trên máy bay thường được nêm quá mặn một cách có chủ ý, khiến nhiều hành khách không quen.
Biên tập viên sách đồng thời là một blogger du lịch, Melissa Leong, cũng tin rằng khách du lịch nên mang theo đồ ăn của mình lên chuyến bay.
Nếu bạn muốn mang theo đồ ăn của mình lên máy bay, Melissa khuyên nên đóng gói trước sữa chua và sinh tố đông lạnh dưới 100ml cũng như hỗn hợp đồ ăn ngọt nhẹ và mặn .
Cô ấy nói: "Vị giác ảnh hưởng rất nhiều tới sự thoải mái nên không có gì sáng suốt hơn việc tự chuẩn bị đồ ăn hợp ý mình".
Sô cô la đen, chà là, hạnh nhân và đồ ăn nhẹ dành cho người ăn chay đều là những lựa chọn tốt.
Theo The Sun
" alt=""/>Vì sao muốn ăn ngon thì nên ngồi ghế đầu trên máy bay?Brandon Hurley (35 tuổi) còn được nhiều người biết tới với tên gọi "Phúc Mập". Anh chàng người Mỹ sở hữu một kênh Youtube chia sẻ về ẩm thực, du lịch, trải nghiệm cuộc sống tại Việt Nam với gần 500.000 người theo dõi.
Brandon sinh ra ở Florida (Mỹ). Tại Mỹ, anh có công việc ổn định với thu nhập khá tốt. Thế nhưng, vào khoảng năm 2014, Brandon không còn hứng thú với công việc. Anh bắt đầu hành trình đến châu Á để tìm kiếm cơ hội dạy tiếng Anh cho người châu Á. Sau khi đi đến các nước như Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Indonesia… người đàn ông này quyết định chọn Việt Nam làm điểm dừng chân. "Ẩm thực là một trong những lí do khiến tôi mê Việt Nam. 8 năm qua, không một ngày nào tôi không ăn món Việt. Quá ngon quá tuyệt vời", Brandon chia sẻ với VietNamNet.
Trong suốt thời gian sống và dạy tiếng anh tại Việt Nam, Phúc Mập đã đi rất nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Phú Quốc (Kiên Giang), Bến Tre, Vũng Tàu, Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, Đà Lạt (Lâm Đồng)... Anh đã nếm thử rất nhiều món ăn truyền thống tại các vùng miền như phở, bún chả, bánh khọt, mỳ Quảng, gà nướng cơm lam, gỏi cuốn... thậm chí cả những món "nhiều du khách kinh hãi" như đuông dừa, dế mèn, sầu riêng, mắm tôm, rắn, trứng vịt lộn... Mới đây, anh khiến nhiều người xem "ngỡ ngàng" khi ăn ngon lành món thịt chuột đồng.
Phúc Mập cho biết, anh từng thử món thịt chuột vào năm 2017, khi tham gia một chương trình tại Việt Nam. "Lần đó, tôi khá bối rối nhưng do đang quay hình nên tất nhiên tôi không nỡ từ chối, tặc lưỡi ăn thử. Ô, nhưng khi ăn tôi thấy khá thú vị, nó dường như giống thịt gà, thịt chim cút", Phúc Mập kể.
Sau lần đó, Phúc Mập nhiều lần nghĩ về việc tìm mua thịt chuột để thưởng thức lại. "Ở TP.HCM có nhiều quán quảng cáo bán chuột đồng, tuy nhiên tôi không dám ăn vì lo sợ đó là chuột cống", anh cho hay.
Cách đây ít lâu, Phúc Mập lặn lội đến Cao Lãnh - nơi có món thịt chuột đồng trứ danh miền Tây. Anh muốn dành thời gian để thưởng thức một cách trọn vẹn món ăn dân dã này. Quán thịt chuột mà người đàn ông Mỹ này ghé qua có thực đơn khá đa dạng gồm chuột nướng mọi, chuột chiên, chuột xào củ kiệu, chuột khìa… Giá trung bình từ 30.000-60.000 đồng/phần.
Phúc Mập lựa chọn hai con chuột nướng mọi với giá 30.000 đồng/con. Người phục vụ bưng ra hai con chuột đã chế biến, bỏ đầu, đuôi, chặt miếng vừa ăn. Kèm theo đó là nộm và rau thơm ăn kèm.
"Nhìn đĩa thịt trang trí khá bắt mắt. Tôi nóng lòng thưởng thức. Hương vị nó có phần giống thịt gà. Khi chấm kèm nước mắm thì càng giống món gà quay: Mềm mềm, dai dai, mặn mặn. Ngon lắm. Hoặc nó cũng hơi giống thịt chim cút, cả về kích cỡ, hương vị", Phúc Mập miêu tả.
Anh chàng còn khẳng định: "Nếu ở TPHCM có quán thịt chuột đồng xịn, chắc chắn tôi sẽ thường xuyên ghé ăn".
Theo Phúc Mập, chuột là món ăn khiến nhiều người, thậm chí cả người Việt Nam cũng "kinh sợ". Họ không dám ăn vì nghĩ chúng bẩn, hay ăn rác thải... Do đó, anh quyết tâm tìm về Cao Lãnh để thử chuột đồng, loại chuột sống trên những cánh đồng ở vùng thôn quê.
Phúc Mập cho biết, ở Mỹ, người dân ăn thịt nhiều loại động vật nhưng không có món thịt chuột. Do đó, món ăn này "thách thức" khá nhiều người Mỹ khi du lịch châu Á. Trước đây, trong lần ghé thăm một ngôi làng ở Campuchia, anh từng nếm thử món ăn làm từ nhện. Theo anh, món này khá ngon và gần giống với khoai tây chiên. Tuy nhiên, cũng không nhiều người Mỹ dám thử.
"Khi tới bất cứ quốc gia, nền văn hóa nào, chúng ta hãy mạnh dạn bỏ qua cảm giác sợ hãi ban đầu hay những ấn tượng không tốt về một số loài vật để đón nhận và trân trọng văn hóa, đặc sản của xứ sở nơi mình đặt chân tới. Lý do là bởi, mỗi nước, mỗi nền văn hóa trên thế giới đều có những điểm đặc biệt về ẩm thực", Phúc Mập bày tỏ quan điểm cá nhân.
Phúc Mập cũng chia sẻ, để dạ dày không bị "sốc" khi nếm thử các món ăn lạ, anh thường bổ sung men tiêu hóa trong một vài ngày liền hoặc nhấp thêm ngụm rượu. Khi thưởng thức chuột nướng mọi, anh cũng uống thêm một ngụm rượu chuối.
Ảnh/Video: Phúc Mập Vlog
" alt=""/>Du khách Mỹ thử chuột đồng nướng mọi ở Đồng Tháp và cái kết 'khó tin'