Công nghệ màn hình được sử dụng phổ biến trong các dòng máy tính xách tay trên thị trường hiện nay là màn hình tinh thể lỏng LCD.
Các loại màn hình khác nhau được phân biệt bởi kích thước và độ phân giải. Độ phân giải được xác định bằng số các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm chấm trên màn hình LCD được cấu thành bởi ba điểm chấm phụ là điểm đỏ, điểm xanh lá cây và điểm xanh nước biển. Ba màu này được kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị.
Độ phân giải là một thước đo khả năng hiển thị của màn hình. Ví dụ như, một màn hình XGA 14,1 inch tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1.024 x 768 pixel, trong đó, 1.024 là số điểm chấm theo chiều ngang còn 768 là số điểm chấm theo chiều dọc màn hình. Trong khi đó, màn hình SXGA 14,1 inch tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1.280 x 1.024 pixel. Nếu một hình ảnh trên màn hình XGA có kích thước 20 x 10 pixel, thì ở màn hình SXGA, nó sẽ có kích thước nhỏ hơn, mặc dù số điểm chấm được sử dụng để hiển thị là như nhau. Điều này giúp cho màn hình SXGA hiển thị được nhiều hình ảnh hơn, tạo cảm giác rộng hơn so với màn hình XGA.
![]() |
Đa số màn hình laptop hiện nay đều sử dụng công nghệ hiển thị TFT. Ảnh: Hoàng Hà. |
Hầu hết các màn hình LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor),hay còn gọi là công nghệ hiển thị chủ động (active matrix display), để phân biệt với công nghệ hiển thị bị động (passive matrix display).
" alt=""/>Điểm chết trên màn hình laptopLG-GU920 có màn hình cảm ứng 3 inch, máy camera 2 megapixel, kết nối không dây Bluetooth, thẻ nhớ MicroSD. Máy được phân phối bởi hai hãng AT&T và Bell Mobility (Canada)
" alt=""/>2 dế cảm ứng LG ra mắtNếu biết cách phục hồi, những chiếc PC cũ có khi còn hữu dụng hơn một chiếc PC mới. Ảnh minh họa
ICTnews - Có vài cách nâng cấp bo mạch chủ, bộ xử lý, bộ nhớ rất đơn giản và tiết kiệm nhưng lại có thể mang lại sức sống mới cho chiếc PC cũ hơn là thay thế một cái mới.
Câu châm ngôn truyền thống nói rằng có một vài thứ còn vô dụng hơn một chiếc PC cũ. Bạn có thể có một chiếc PC chắn cửa nằm ở một xó xỉnh nào đó, một chiếc máy tính đã dùng 5 hay 6 năm với bộ xử lý chạy lờ rờ, thanh RAM dung lượng thấp, ổ cứng rất nhỏ và cổng USB song song và nối tiếp, bàn phím PS-2 và chuột đều có vấn đề. Vậy bạn có thể làm gì với một chiếc máy tính cổ lỗ sỹ như thế? Nâng cấp nó ư? Nhưng sẽ cần phải nâng cấp tất cả.
Câu châm ngôn truyền thống cho rằng nâng cấp sẽ cũng tốn khá nhiều như mua một chiếc PC mới. Vậy tại sao lại không chỉ là mua một chiếc máy tính mới?
Tuy nhiên, câu châm ngôn cũng có thể sai. Điều đáng ngạc nhiên là phục hồi một chiếc PC cũ không những rất khả thi mà còn có thể tiết kiệm tiền cho bạn. Dưới đây là ba câu trả lời cho vấn đề hóc búa này.
Bạn có hài lòng với ổ đĩa và hệ điều hành bạn đang chạy không?
Mặc dù có thể bị rớt giá rất nhiều nhưng ổ cứng và ổ đĩa quang chiếm phần lớn giá trị của một chiếc PC. Nếu nếu bạn nghĩ tăng dung lượng của ổ cứng hay thêm một ổ DVD không phải là hoàn toàn cần thiết để có thể giúp máy tính của bạn hoạt động hiệu quả trở lại thì bạn đã vượt qua bài thử nghiệm đầu tiên. Và nếu bạn hài lòng với hệ điều hành cài đặt trong máy tính của bạn có nghĩa là bạn đã loại bỏ được chướng ngại thứ hai. (Và có thêm một ưu thế nữa là bạn tránh nỗ lực rủi ro khi cài đặt lại hoặc chuyển hệ điều hành, ứng dụng và dữ liệu vào ổ cứng mới).
Bạn có thể thay thế bo mạch chủ được không?
Một trong những vấn đề lớn nhất của PC cũ là không phải tốc độ xử lý và RAM không đạt yêu cầu mà bộ nối phần cứng và mạch điều khiển nhúng quá lỗi thời và bất kỳ quá trình nâng cấp nào cũng phải bắt đầu từ bo mạch chủ mới. Nếu bạn có một chiếc PC “hộp trắng” (white-box PC - thường là các máy tính do những công ty nhỏ lắp ráp và bán lẻ) với bo mạch chủ ATX chuẩn thì bạn thật may mắn. Nếu bạn có một chiếc PC hàng hiệu với thiết kế bo mạch chủ và khung tích hợp sành điệu thì bạn sẽ phải nghiên cứu thêm nữa.
" alt=""/>Làm thế nào để phục hồi PC cũ