Ở giai đoạn này, bệnh nhân được phẫu thuật lấy u tại chỗ, sau đó sử dụng các biện pháp bổ trợ. Bệnh có đặc thù là khả năng tái phát cao, thường tái phát tại chỗ. "Ở góc độ nào đó, ung thư bàng quang giai đoạn sớm được coi là mạn tính hơn là ác tính do tiên lượng tốt, dù có thể gây phiền hà cho bệnh nhân khi phải thường xuyên đi khám lại, theo dõi sát để đánh giá mức độ. Vì thế, bệnh nhân không nên quá bi quan", bác sĩ Giang chia sẻ.
Bổ sung ý kiến, Thạc sĩ Bùi Xuân Nội, Phó trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện K Trung ương, cho hay một tổng kết của khoa này và khoa Nội 3, cho thấy trong 500 bệnh nhân ung thư bàng quang đã được cắt bàng quang toàn bộ tạo hình (giai đoạn có xâm lấn), gần 61% bệnh nhân sống thêm 5 năm không bệnh. Đây được đánh giá là tỷ lệ tốt.
Triệu chứng dễ gặp nhất của ung thư bàng quang
Tiểu lẫn máu là triệu chứng thường gặp nhất. Trong ung thư bàng quang, tiểu lẫn máu thường có đặc điểm tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau.
Đi tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Theo nghiên cứu, gần 2.000 bệnh nhân tiểu lẫn máu cho thấy 60% không có bất thường, ung thư bàng quang 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu 13%, bệnh của thận 10%, sỏi tiết niệu 4%, ung thư thận 0,6% và ung thư tiền liệt tuyến 0,4%.
Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác, bác sĩ khuyên phải nghĩ đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.
"Chị em cần phân biệt ra máu khi tiểu với ra máu kỳ kinh, còn nam giới cũng cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý hệ tiết niệu, sinh dục, như ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn bàng quang. Nhìn chung, tất cả những triệu chứng ra máu bất thường đều phải đi khám", bác sĩ Giang khuyến cáo.
Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màudo bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích cũng là biểu hiện hay gặp, thường có trước triệu chứng tiểu lẫn máu. Khi thấy nước tiểu màu sậm hơn bình thường dù đã uống đủ nước thì nên đi khám, xét nghiệm.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư bàng quang có thể bị viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn, di căn xa, các biểu hiện, các triệu chứng thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu... Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanh cũng là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu.
Những dấu hiệu trên chưa khẳng định được bệnh nhân đã mắc ung thư bàng quang vì cũng có thể gặp ở một số bệnh lành tính. Tuy nhiên, ngay khi thấy những dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Kết quả nội soi thực quản dạ dày phát hiện vị trí môn vị có tổn thương sùi kích thước xấp xỉ 3cm bao vòng quanh chu vi, gây hẹp đèn soi không xuống tiếp được, theo dõi ung thư. Vì vậy, ngay trong quá trình nội soi, bác sĩ nhanh chóng lấy mẫu làm giải phẫu bệnh và cho kết quả tổn thương ác tính với độ biệt hóa thấp. Từ hai tiêu chuẩn “vàng” là nội soi và giải phẫu bệnh, kết luận bệnh nhân mắc ung thư dạ dày T1N1M0.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển chuyên khoa ung bướu điều trị phẫu thuật và xạ trị.
Trường hợp khác, đó là bệnh nhân N.V.T, 66 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC kiểm tra sức khỏe do xuất hiện dấu hiệu rối loạn phân bất thường kéo dài 6 tháng và sụt 5kg.
Nhờ sự “dẫn lối” của nội soi đại tràng, bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa, có thể là lao, Crohn hoặc ung thư đại tràng. Sau đó, dựa trên kết quả chẩn đoán chuyên sâu về chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm mô bệnh học, Xpert, Quantiferon-TB Gold Plus, bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc lao đại tràng - lao phổi.
Ths. BSNT Phạm Thị Quế - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ: “Đa số các trường hợp đến khám với dấu hiệu mờ nhạt, nhưng nhờ kỹ thuật đầu tay là nội tiêu hóa đã phát hiện ra các bất thường như chảy máu, tắc, thủng, viêm, loét, polyp, ung thư đường tiêu hóa... Từ đó, người bệnh được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị theo hướng cá thể hóa nên sau thời gian chữa trị đã giúp các triệu chứng bất thường biến mất, hoặc thuyên giảm, thậm chí có những trường hợp khỏi hoàn toàn”.
Theo số liệu thống kê của GLOBOCAN 2020, nước ta mỗi năm có hơn 200.000 ca mắc mới và hơn 100.000 ca tử vong do bệnh ung thư, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30%.
Ung thư đường tiêu hóa bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan, tụy, đường mật… Đây là nhóm bệnh thường gặp nhất trong số các loại bệnh ung thư hiện nay và có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc.
Có nhiều yếu tố gây ung thư đường tiêu hóa như: thực phẩm bẩn, thực phẩm tồn dư chất bảo quản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, uống bia rượu, hút thuốc lá, di truyền, viêm loét dạ dày mạn tính...
Ung thư đường tiêu hóa hay gặp, nguy hiểm, nhưng dễ dàng phát hiện sớm bằng việc khám sức khỏe định kỳ.
Nội soi tiêu hóa - phát hiện sớm, chính xác các bệnh lý, ung thư đường tiêu hóa
Những thành tựu của nền y khoa hiện đại giúp bác sĩ lâm sàng có trong tay đầy đủ công cụ chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa, trong đó phải kể đến kỹ thuật nội soi tiêu hóa - “mắt thần” phát hiện sớm, chính xác ung thư đường tiêu hóa ngay ở giai đoạn đầu.
Phương pháp này sử dụng một ống nội soi mềm có gắn camera đi qua miệng, mũi (nội soi trên) hoặc từ hậu môn (nội soi dưới) vào đường tiêu hóa để thu lại hình ảnh trực quan bên trong. Với độ phóng đại hình ảnh gấp hàng trăm lần, độ tương phản cao giúp phát hiện các tổn thương nhỏ nhất ở mức tế bào, giảm bỏ sót tổn thương.
Đặc biệt, việc sử dụng ánh sáng dải tần hẹp NBI cùng phương pháp nội soi ống mềm còn mang đến sự êm ái không đau, không khó chịu khi thực hiện, đồng thời phát hiện chính xác các tổn thương và thực hiện bấm sinh thiết, cắt polyp ngay trong lần nội soi để mang lại hiệu quả chẩn đoán, theo dõi, điều trị, cũng như tiết kiệm tối đa thời gian, công sức cho người bệnh.
Ngoài ra, một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, hoặc xét nghiệm chuyên sâu khác dựa trên chính mẫu đã được bấm sinh thiết trong nội soi.
Nhằm giúp người dân an tâm hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ nay đến hết ngày 15/8/2024, Hệ thống Y tế MEDLATEC tổ chức miễn phí khám chuyên khoa và giảm 20% dịch vụ nội soi tiêu hóa. Áp dụng tại hệ thống Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC ở Hà Nội.
Theo đó, tham gia chương trình này, người dân có cơ hội được thăm khám, tư vấn và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm. Đồng thời, thực hiện nội soi trên hệ thống máy móc hiện đại như nội soi ống mềm, nội soi có gây mê, ứng dụng công nghệ NBI và bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt quy trình theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho kết quả chẩn đoán chính xác, không đau.
Hiện nay, tại Hệ thống Y tế MEDLATEC còn có sự kết hợp của đa chuyên khoa như Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Giải phẫu bệnh, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh để giải quyết tối đa các trường hợp chẩn đoán chuyên sâu và điều trị dứt điểm cho người bệnh, với chi phí tiết kiệm và thời gian rút ngắn tối đa.
Hệ thống Y tế MEDLATEC Hotline 1900 56 56 56 |
Thế Định
" alt=""/>MEDLATEC khám miễn phí, ưu đãi phí nội soi tiêu hóaChảo chống dính là gì?
Theo Healthline, đồ gia dụng chống dính, chẳng hạn như chảo và nồi, được phủ một lớp vật liệu gọi là polytetrafluoroetylen (PTFE), thường được gọi là Teflon.
Teflon là hóa chất tổng hợp từ các nguyên tử carbon và flo, được tạo ra lần đầu tiên vào những năm 1930. Chất liệu này cung cấp một bề mặt không dính và gần như không ma sát. Bề mặt chống dính giúp chảo được phủ Teflon thuận tiện khi sử dụng và dễ dàng vệ sinh. Đầu bếp cũng cần ít dầu mỡ khi chiên rán hơn, giúp món ăn lành mạnh.
Teflon có một số ứng dụng khác như làm lớp phủ dây và cáp, vải không thấm nước, áo mưa…
Trong 10 năm qua, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về sự an toàn của dụng cụ nấu chống dính.
Nguy cơ khi nhiệt độ nấu quá cao
Nói chung, Teflon là một hợp chất an toàn và ổn định.
Tuy nhiên, ở nhiệt độ trên 260 độ C, lớp phủ Teflon trên chảo chống dính bắt đầu bị phá vỡ, giải phóng các hóa chất độc hại vào không khí. Hít phải khói này có thể dẫn đến sốt khói polymer, còn được gọi là cúm Teflon.
Sốt khói polymer bao gồm các triệu chứng giống cúm tạm thời như ớn lạnh, sốt, nhức đầu và đau nhức cơ thể. Bệnh khởi phát 4-10 giờ sau khi phơi nhiễm và tình trạng này thường hết trong vòng 12-48 giờ. Một số ít trường hợp ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như tổn thương phổi.
Tuy nhiên, trong tất cả những trường hợp được báo cáo, các bệnh nhân đã tiếp xúc với khói từ dụng cụ nấu Teflon từ 390 độ C trở lên trong thời gian kéo dài ít nhất 4 giờ.
Mặc dù ảnh hưởng sức khỏe của Teflon ở nhiệt độ quá nóng có thể nghiêm trọng, nhưng sử dụng các phương pháp nấu ăn hợp lý sẽ giúp bạn tránh bị phơi nhiễm.
Cách giảm thiểu rủi ro khi nấu ăn
Nếu bạn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản, việc nấu ăn bằng chảo chống dính sẽ an toàn, tốt cho sức khỏe và thuận tiện.
- Không làm nóng chảo rỗng: Chảo rỗng có thể đạt đến nhiệt độ cao trong vòng vài phút, nguy cơ gây ra khói polymer. Đảm bảo bạn cho một ít thức ăn hoặc chất lỏng vào trong chảo trước khi làm nóng.
- Tránh nấu ở nhiệt độ quá cao: Nấu ở nhiệt độ trung bình hoặc thấp. Tránh nướng vì kỹ thuật nấu ăn này yêu cầu nhiệt độ cao hơn mức khuyến nghị cho dụng cụ nấu chống dính.
- Tạo sự thông thoáng cho nhà bếp:Khi nấu ăn, bạn hãy bật quạt thông gió hoặc mở cửa sổ để loại bỏ khói.
- Sử dụng đồ dùng bằng gỗ, silicon hoặc nhựa: Đồ dùng bằng kim loại có thể dẫn đến trầy xước bề mặt chống dính, giảm tuổi thọ của chảo.
- Cách rửa: Nhẹ nhàng rửa chảo bằng miếng bọt biển và xà phòng, nước ấm. Tránh sử dụng miếng cọ rửa kim loại làm trầy xước bề mặt.
- Thay chảo mới sau 2-3 năm: Khi lớp phủ Teflon bắt đầu hư hại với các vết trầy xước, bong tróc, sứt mẻ quá mức, bạn nên mua chảo mới.