Tối 6/9, Mưa trên cánh bướm - bộ phim có sự tham gia của hai diễn viên chính Lê Vũ Long và Tú Oanh đã thắng hai giải trong chương trình Tuần lễ Phê bình Phim Quốc tếtrong khuôn khổ Liên hoan phim Venicenăm nay.
Giải thưởng đầu tiên đạo diễn Dương Diệu Linh và ê-kíp nhận được trong đêm công bố trao giải của Tuần lễ Phê bình Phim Quốc tế(Settimana Internazionale della Critica) là Circolo del Cinema Verona Award cho Bộ phim sáng tạo nhất(Most Innovative Film), được chấm bởi hội đồng các nhà phê bình phim quốc tế dưới 35 tuổi.
Diện chiếc váy lấy cảm hứng từ những cánh bướm, đạo diễn Dương Diệu Linh phát biểu: “Chỉ vài ngày trước khi có buổi công chiếu toàn cầu tại LHP Venice, diễn viên hỏi tôi: ‘Bạn cảm thấy thế nào khi cuối cùng cũng được sống trong giấc mơ điện ảnh của mình sau khi đã làm việc rất vất vả?’. Tôi nói với anh ấy rằng đã sống trong mơ suốt 5 năm qua khi được làm việc với một ê-kíp tuyệt vời”.
![]() | ![]() |
Chỉ ít phút sau, Mưa trên cánh bướm tiếp tục được xướng tên cho danh hiệu quan trọng nhất của chương trình Tuần lễ Phê bình Phim Quốc tế(Settimana Internazionale della Critica) - IWONDERFULL Grand Prize choPhim hay nhất. Giải thưởng này được Hội đồng Phê bình Phim Quốc tế trao tặng với phần thưởng là 10.000 euro (hơn 270 triệu đồng).
Ban giám khảo đã khen ngợi sự độc đáo và sáng tạo của bộ phim với nhận xét Mưa trên cánh bướm “kết hợp giữa hài hước, bi kịch xã hội và yếu tố giả tưởng, đồng thời khắc họa những phức tạp trong mối quan hệ mẹ con”.
Lần thứ hai lên nhận giải, đạo diễn Dương Diệu Linh xúc động rơi nước mắt. Cô mời thêm nhà sản xuất Tan Si En, mẹ con diễn viên Tú Oanh - Bùi Thạc Phong lên nhận giải thưởng cùng mình.
Diễn viên Tú Oanh chia sẻ: “Tôi ngớ cả người ra đây. Tôi không thể ngờ cái tên cuối cùng được xướng lên, cho giải thưởng quan trọng nhất của Settimana Internazionale della Critica tại Venice năm nay lại là Mưa trên cánh bướm.Tôi lên nhận giải với con trai và mọi người mà nghẹn ngào quá. Sáng sớm ngày 7/9, khi Hà Nội tỉnh giấc, tôi sẽ gọi cho bà nội, ông ngoại và bà ngoại của các con, rồi nhắn cái ảnh lên nhóm gia đình nhỏ 5 người của chúng tôi”.
Quỳnh An
Ảnh: ĐPCC
Cuối tháng 10 vừa qua, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng công bố danh sách sinh viên dự kiến không có lịch thi đợt 1 học kỳ 1 vì chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí. Có hơn 18.000 sinh viên rơi vào tình trạng này.
Tương tự, tại Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn (ĐH Đà Nẵng), có hơn 370 sinh viên nợ học phí học kỳ 1. Nhà trường yêu cầu sinh viên phải nộp trong thời gian quy định. Sau thời gian trên, sinh viên chưa nộp học phí sẽ không có tên trong danh sách thi học kỳ.
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã hủy kết quả học tập học kỳ 1 với các sinh viên chậm đóng học phí năm học 2019-2020. Nhà trường thực hiện biện pháp mạnh này do trước đó đã nhiều lần thông báo về việc đăng ký học phần kết hợp nộp học phí. Tuy nhiên, nhiều sinh viên không tuân thủ quy định của trường.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm, cho hay, theo quy định, sinh viên muốn tiếp tục học thì phải trả học phí ngay khi đăng ký môn học thành công và ra thời khóa biểu.
Đa phần lỗi nộp học phí muộn thường xuất phát từ việc các em nghĩ rằng đăng ký môn học xong là xong. Nhiều em có tiền đóng nhưng lại bị "lạm" mất phần học phí do đăng ký quá nhiều môn học, tất nhiên không loại trừ sinh viên khó khăn.
Trước tình trạng hàng ngàn sinh viên nợ học phí cuối năm, ông Sơn đưa ra lời khuyên: "Hiện nay, các trường đại học đều dạy theo tín chỉ. Sinh viên nên cân đối học phí trước khi đăng ký môn học. Nếu kinh phí có hạn thì đăng ký vừa đủ môn, đỡ áp lực học hành và cũng đủ học phí đóng cho nhà trường. Nếu vì lý do khách quan không thể đóng học phí, có thể làm đơn xin gia hạn thêm thời gian.
Thời gian gia hạn phải phù hợp với điều kiện của nhà trường và được nhà trường cho phép. Nếu gia hạn vượt quá mức quy định mà vẫn chưa đóng học phí, ngay lập tức nhà trường sẽ hủy môn học và sinh viên phải học từ đầu".