Anh Tâm đã trải qua một cuộc hôn nhân, ly hôn hơn 10 năm. Anh có 2 con đều sống cùng mẹ. Đàng gái 49 tuổi, từng trải qua một mối tình vào năm 32 tuổi. Tuy nhiên, đoạn tình cảm đó không đủ sâu đậm nên kết thúc sau 6 tháng tìm hiểu.
Chị Thúy cho biết, dù ở tuổi này nhưng chị không có kinh nghiệm yêu đương. Chị mong muốn tìm một người đàn ông không cần đẹp trai nhưng cao hơn mình, hiền, siêng năng, không gia trưởng và có công việc ổn định để lo cho gia đình.
Đàng trai khẳng định mình đạt các tiêu chí mà đàng gái đưa ra. Anh cho biết: "Nếu người đó chung thủy với mình thì tôi sẽ thật lòng yêu thương, chia sẻ với nhau để đi hết đoạn đường cuối cùng. Tôi không đưa ra tiêu chí gì nhiều về bạn gái".
Thấy đôi bên có nhiều điểm tương đồng, MC quyết định mở rào tình yêu. Hai người trao nhau món quà kỷ niệm và chia sẻ quan điểm về hôn nhân, tình yêu.
Anh Tâm nhận định đàng gái xinh, vừa mắt mình. "Nếu em cho anh cơ hội tìm hiểu thì anh hứa sẽ quan tâm, yêu thương và lo lắng cho em.
Em là tinh thần, anh là sức mạnh để hai đứa mình cùng tát cạn Biển Đông. Em thích hẹn hò ở đâu anh cũng chở em. Nếu 'cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, anh sẽ cõng em đi'", anh Tâm chia sẻ.
Nghe lời tâm sự của anh Tâm, chị Thúy xúc động bày tỏ quan điểm trong hôn nhân: "Hai người phải tôn trọng, hiểu và chia sẻ với nhau trong hôn nhân. Nếu giữa đêm em thèm đồ ăn vặt thì anh phải đi mua cho em nhé".
Thấy cách nói chuyện ăn ý của cặp đôi, MC động viên cả hai nên cho nhau cơ hội để có thời gian tìm hiểu.
Tại chương trình, anh Tâm hứa hẹn: "Anh hứa sẽ yêu thương em, cùng em đi hết quãng đời còn lại, sẽ bảo vệ và chăm lo cho em". Anh cũng khẳng định những gì mình nói ra ở chương trình Bạn muốn hẹn hòlà sự thật và sẽ làm đúng như vậy.
Câu nói của đàng trai khiến chị Thúy nghẹn ngào, nắm chặt tay anh, quyết định bấm nút hẹn hò, đánh dấu chuyện tình cảm mới bắt đầu.
Van Gogh vẽ những bông hoa đầu tiên ở Paris (Pháp), sau đó tiếp tục hoàn thiện series vào năm 1888 khi ông chuyển đến Arles.
Theo Collector, đối với Van Gogh, hoa hướng dương tượng trưng cho lòng biết ơn và khát khao có được tính cách lạc quan, tràn đầy hy vọng. Ông muốn được biết đến là họa sĩ vẽ hoa hướng dương, điều mà ngày nay đã trở thành hiện thực.
Năm 1888, Paul Gaugin, bạn cùng phòng của Van Gogh ở Arles, vẽ bức Họa sĩ của những đóa hướng dương. Trong tranh là hình ảnh Van Gogh tô màu cho các bông hoa. Nhưng sau đó, hai người xung đột dữ dội, Van Gogh cắt đứt tai mình còn Gaugin quay trở lại Paris.
Hai bông hướng dương được cắt: Paris, 1887
Tình yêu với đóa hướng dương của Van Gogh bung nở ở ở Arles, nhưng lần đầu tiên ông bắt đầu vẽ những bông hoa đó ở Paris vào năm 1887. Cách tiếp cận ban đầu của ông với loài hoa này khác với các tác phẩm sau này. Hoa bị cắt và héo chứ không được cắm trong bình.
Hoa hướng dương tách hạt: Paris, 1887
Đây là một bức tranh hoa hướng dương khác ở Paris của Van Gogh. Tác phẩm được để lại căn hộ ở Paris của em trai họa sĩ từ tháng 8 đến tháng 9/1887. Trong tranh, những đóa hoa héo úa gần như bị lẫn vào nền xanh vàng.
Bốn bông hướng dương tách hạt: Paris, 1887
Những bông hoa trong bức tranh này đã được cắt cành, chiếm phần lớn khung vẽ và có kích thước như thật. Nền của bức tranh có nhiều màu nhưng không làm mất tập trung vào chủ đề chính.
Ba bông hướng dương trong bình: Arles, 1888
Tác phẩm mang tính đặc trưng đầu tiên của Van Gogh được sáng tác ở Arles là Ba bông hoa hướng dương trong bình. Đây là sự thay đổi ngoạn mục và rực rỡ từ các bức vẽ hoa bị cắt và héo mà ông miêu tả ở Paris. Được vẽ theo phong cách hậu ấn tượng, tác phẩm mô tả ba bông hoa hướng dương vàng rực trong chiếc bình xanh lá cây trên nền màu ngọc lam.
Sáu bông hướng dương: Arles, 1888
Bức tranh có độ tương phản màu sắc cao khác với bức Ba bông hoa hướng dương trong bình. Ở tác phẩm này, những đóa hoa hướng dương vẫn rực rỡ nhưng có bông rơi khỏi bình. Nền màu xanh đậm mang lại độ tương phản mạnh, khiến hoa nổi bật ở trung tâm. Thật đáng buồn, tác phẩm này bị phá hủy trong cuộc không kích gây hỏa hạn của Mỹ vào năm 1945 tại Ashiya, Nhật Bản. Lúc đó, tranh thuộc một bộ sưu tập cá nhân.
Bình 12 đóa hướng dương: Arles, 1888
Phiên bản tranh hoa hướng dương Arles thứ ba của Van Gogh ban đầu được vẽ để treo trong studio chung của ông với Paul Gaugin. Với bảng màu tương tự như phiên bản đầu tiên, bức tranh này thể hiện số lượng hoa hướng dương nhiều hơn nhưng ở trạng thái kém rực rỡ hơn.
Mùa đông năm 1889, Van Gogh đã tạo ra bản sao của một số bức tranh hoa hướng dương mà ông yêu thích, trong đó cóBình 12 đóa hướng dương(1888). Ông vẽ những tác phẩm mới này theo trí nhớ nên có một chút khác biệt và đặc điểm riêng so với phiên bản đầu tiên.
Bình 15 đóa hướng dương: Arles, 1888
Phiên bản thứ tư của hoa hướng dương Arles là một trong những bức nổi tiếng nhất của Van Gogh. Năm 2022, các nhà hoạt động vì khí hậu đã ném súp cà chua vào tác phẩm được treo ở Phòng trưng bày Quốc gia ở London (Anh) để thu hút sự quan tâm của công chúng. Van Gogh đã tạo ra hai bản sao của bức tranh này vào mùa đông năm 1889.
Phiên bản thứ tư rất đặc biệt do thiếu độ tương phản trong bảng màu. Van Gogh chủ yếu sử dụng các sắc thái của màu vàng với một chút màu xanh lam và xanh lá cây để vẽ loài hoa yêu thích của mình.
Góc trồng hướng dương: Paris, 1887
Bức tranh mô tả một bông hướng dương trên ngọn đồi Montmartre ở Paris. Đối với Van Gogh, những bông hoa tượng trưng cho lòng biết ơn, sức sống và vòng đời. Hoa xuất hiện trong các giai đoạn cuộc sống khác nhau của ông trong nhiều năm.
Ngôi nhà trồng hoa hướng dương của Van Gogh: Paris, 1887
Đây là một trong những bức tranh tĩnh vật liên quan đến hoa hướng dương của Van Gogh ở Montmartre. Thay vì tập trung vào những bông hoa, ông đã chọn một khung cảnh rộng hơn hé lộ địa điểm trồng hoa.
Với gần 400 trang màu, 8 chương, 45 từ khoá về rối loạn phổ tự kỉ, gần 300 hình minh hoạ, 40 trường hợp, gần 60 bảng và biểu mẫu, 145 tài liệu tham khảo… độc giả có thể nhận được:
Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về giáo dục trẻ tự kỉ từ góc nhìn giáo dục đặc biệt và thêm góc nhìn của ngành gần như âm ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu.
Các trường hợp minh hoạ sẽ giúp định hướng cho việc lựa chọn, vận dụng phương pháp can thiệp. Nhớ từng ca can thiệp là thói quen và kỹ năng của nhà chuyên môn giáo dục đặc biệt.
Hàng trăm ví dụ và các biểu mẫu giúp độc giả là nhà chuyên môn biết thiết kế hoạt động can thiệp và vận dụng vào các nghiên cứu cho sinh viên, học viên ngành giáo dục đặc biệt cũng như các ngành gần.
Các kế hoạch can thiệp mẫu, hơn cả kế hoạch giáo dục cá nhân chính là các kế hoạch được thiết kế chuyên sâu theo đặc trưng của từng phương pháp.
Hệ thống hình ảnh, để các nhà chuyên môn có mẫu vận dụng và thiết kế trong khi làm việc.
Trị liệu chơi, trị liệu giác quan, trị liệu âm nhạc và cả ứng dụng công nghệ cũng như những phương pháp, chương trình can thiệp có căn cứ khoa học cũng được tác giả trình bày từ lý thuyết đến thực hành, mô tả hiện tại và hướng đến tương lai.
Những câu chuyện trải dài gần 20 năm, là lịch sử để thế hệ các nhà chuyên môn sau này biết và trân trọng những thứ có trong hiện tại.
Tác giả hy vọng, ngôn từ trong cuốn sách sẽ giúp chạm vào trái tim độc giả để có được tiếng nói chung trong hành trình tìm kiếm các nguồn lực tốt nhất trong can thiệp rối loạn phổ tự kỉ ở Việt Nam. Bất cứ ai từng có trải nghiệm với người rối loạn phổ tự kỉ, chúng ta sẽ hiểu “để khác biệt không là rào cản” là thông điệp đúng và nhân văn nhất cho họ.
2023 tròn 80 năm 'tự kỉ' được gọi tên lần đầu bởi Leo Kanner. Với tính chất phức tạp và sự độc đáo trong phát triển, rối loạn phổ tự kỉ nhận được sự quan tâm khá lớn của giới nghiên cứu trong suốt nhiều năm qua với nhiều quan điểm tiếp cận rất khác nhau.
Rối loạn phổ tự kỉ thuộc nhóm rối loạn phát triển. Trong đó, nếu như khuyết tật trí tuệ là tình trạng kém phát triển chức năng nhận thức; khuyết tật học tập được thể hiện ở những khó khăn trong phát triển năng lực đọc, viết, tính toán; rối loạn giao tiếp hay rối loạn vận động là sự suy giảm chức năng trong các lĩnh vực giao tiếp và vận động; tăng động giảm chú ý là rối loạn ảnh hưởng đến khả năng tập trung và chú ý trong các hoạt động… thì rối loạn phổ tự kỉ bao gồm cả sự suy giảm trong chức năng giao tiếp xã hội và những khác biệt trong cách trẻ tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường.
Khi nhìn nhận rối loạn phổ tự kỉ ở tình trạng khác biệt trong phát triển nghĩa là chúng ta cần cung cấp những hỗ trợ và cả những điều chỉnh môi trường để trẻ rối loạn phổ tự kỉ có thể thích nghi, phản ứng lại một cách phù hợp với tiêu chuẩn chung và chấp nhận cả những phản ứng theo cách riêng của trẻ.
" alt=""/>Để khác biệt không là rào cản