Trao đổi với ICTnews, đại diện 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet hiện có sử dụng tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) gồm Viettel, NetNam và CMC Telecom đều xác nhận việc đã nhận được thông báo của đơn vị quản lý AAG về kế hoạch bảo trì tuyến cáp này tại nhánh S1 kết nối từ Hồng Kông đi Malaysia bắt đầu từ 23h ngày mai (22/6) và dự kiến hoàn tất công tác bảo trì vào ngày 27/6/2016.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng Giám đốc NetNam cũng nhận định, hiện một phần lớn lưu lượng quốc tế Internet của Việt Nam vẫn sử dụng tuyến cáp AAG với lý do dung lượng lớn và chi phí thấp. Trong khi một số tuyến cáp quang biển khác như APG bị trễ tiến độ, đồng thời nhu cầu lưu lượng Internet liên tục tăng, do đó Internet Việt Nam không có cách nào khác là vẫn phải sử dụng tuyến cáp AAG này.
“Khi AAG phải dừng để sửa chữa và bảo trì, chắc chắn chất lượng Internet nói chung của Việt Nam bị ảnh hưởng. Các nhà mạng sẽ phải định tuyến lại và mở các hướng ứng cứu, dẫn đến trong đoạn đầu nhiều người dùng sẽ thấy mạng chậm hoặc không ổn định. Sau một vài ngày khi lưu lượng chạy ổn định thì người dùng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn”, ông Bình chia sẻ.
Còn theo đại diện Viettel, đơn vị quản lý tuyến cáp quang biển quốc tế AAG đã dự định tiến hành bảo trì, sửa chữa từ tháng 5/2016 nhưng bị trì hoãn tới thời điểm này. Nhà mạng này cho rằng trong thời gian bảo trì sửa chữa tuyến cáp quang biển AAG, lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam như VNPT, FPT, Viettel… đang hoạt động trên tuyến Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông, Mỹ đều bị ảnh hưởng nếu không có kế hoạch dự phòng.
Đại diện Viettel cho biết, để đảm bảo duy trì kết nối dịch vụ cho khách hàng, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (VTNet) đã kịp thời lên kế hoạch thực hiện bổ sung lưu lượng dự phòng qua hướng cáp quang biển Liên Á (IA) theo hai hướng đi Hồng Kông và Mỹ triển khai trong ngày 20/6/2016 và hoàn thành trước 22/6/2016. Như vậy, tổng lưu lượng toàn mạng được nâng đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ của khách hàng trong giờ cao điểm. Ngoài ra, lực lượng kỹ sư của VTNet thực hiện giám sát online 24/7, kịp thời điều chỉnh lưu lượng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. "Vì vậy, đối với Viettel, việc sửa chữa bảo trì tuyến cáp quang biển AAG không ảnh hưởng đến các giao dịch, trao đổi thông tin, kết nối Internet trong nước và quốc tế, các khách hàng của Viettel không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lịch bảo trì này", đại diện Viettel cho hay.
Viettel đang đầu tư thêm 2 tuyến cáp quang mới cùng với các nhà mạng lớn khác đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway, chiều dài hơn 11.000km và băng thông khoảng 4Tbps, nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ) và tuyến cáp quang biển AAE1 (Asia Africa Euro 1, chiều dài 25.000km) nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi.
" alt=""/>Bảo trì cáp AAG trong 5 ngày, khách hàng Viettel, NetNam, CMC không bị ảnh hưởngVào đúng ngày nhân vật Marty McFly "Trở về tương lai" trong loạt phim khoa học viễn tưởng đình đám cùng tên, Đại học Stanford đã ra mắt một chiếc GMC DeLorean của riêng mình với khả năng vô cùng đặc biệt: "lết bánh" (drift) khi vào cua. Được gọi tên riêng là MARTY, xe này là một phần trong dự án của quá trình nghiên cứu các hệ thống xe tự lái của Stanford.
Với tên gọi đầy đủ là "Multiple Actuator Research Test bed for Yaw Control" (Thiết bị Thử nghiệm Nhiều bộ dẫn động để kiểm soát mức độ lệch đường), MARTY là kết quả hợp tác nghiên cứu của giáo sư Chris Gerdes, các sinh viên Stanford John Goh và Shannon McClintock, cũng như Renovo Motors, công ty cung cấp động cơ điện cho chiếc xe tự lái này.
Bên cạnh các tính năng tân tiến nhất của năm 2015 (động cơ điện và khả năng tự lái), MARTY có trọng tâm là khả năng "lết bánh" khi vào cua. Mặc dù hình thức vào cua lết bánh sẽ không giúp cho các tay đua vượt qua các khúc cua một cách nhanh chóng, những chiếc xe tự lái có thể dùng hình thức này để tránh tai nạn trong giây phút. Trong đoạn video trình diễn phía trên, bạn có thể chiêm ngưỡng khả năng lết bánh siêu việt của MARTY:
MARTY được xây dựng dựa trên một chiếc 1981 DeLorean DMC-12, chiếc xe đóng vai trò cỗ máy thời gian đưa các nhân vật chính đi xuyên thời gian trong bộ phim nói trên. Để tạo ra MARTY, đội ngũ nghiên cứu đã phải gỡ bỏ động cơ và hộp số của chiếc DeLorean, thay thế bằng một hệ thống trợ lái điện, đồng thời tùy chỉnh hệ thống treo để giúp chiếc xe này có thể vào cua một cách dễ dàng.
Phiên bản DeLorean gốc không thể thực hiện được những tính năng độc đáo như MARTY nhưng vẫn được lựa chọn là bởi ĐH Stanford đã muốn chọn một chiếc xe đến từ một nhà sản xuất tầm trung có dẫn động sau - những tiêu chuẩn mà DeLorean đáp ứng một cách hoàn hảo. Các tác giả của MARTY cũng khẳng định những chiếc xe động cơ xăng thông thường sẽ không thể có khả năng kiểm soát lực kéo ngang ngửa với động cơ điện trên MARTY.
" alt=""/>Stanford phát triển xe điện tự lái có khả năng... drift!Hôm 15/6, Samsung cho biết sẽ mua Joyent, startup cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cho các công ty khác nhau. Trong blog, CEO Joyent Scott Hammond viết công ty của mình sẽ hoạt động độc lập phục vụ khách hàng có sẵn còn Samsung như hoa tiêu, hỗ trợ cho Joyent sức mạnh mà họ còn thiếu để cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn như Amazon AWS và Microsoft Azure.
" alt=""/>Samsung mua startup đám mây của Mỹ, tăng cường sức mạnh dịch vụ