Những dòng chữ Trung Quốc trên tấm sa thạch cổ
Bức ảnh được lan truyền trên mạng được đăng tải bởi một người dùng có nick name “Kongyouwuyi”. Trên bức ảnh có thể nhìn thấy những chữ tượng hình Trung Quốc được viết lên một sa thạch chạm khắc tinh tế ở bờ Đông sông Nile. Tấm sa thạch này đã hơn 3.000 năm tuổi.
“Dòng chữ Trung Quốc viết trên đó có nghĩa là ‘Ding Jinhao đã đến đây’. Đây là giây phút đau buồn và xấu hổ nhất mà tôi từng có khi tới thăm Ai Cập. Tôi đã xin lỗi hướng dẫn viên du lịch địa phương – người đã an ủi tôi và nói rằng đó không phải là lỗi của tôi. Thậm chí, anh ta còn nói lẽ ra hướng dẫn viên phải có trách nhiệm ngăn chặn những hành động như thế này” – Kongyouwuyi nói.
Bức ảnh đã được gửi đi tới hơn 90.000 lần và khiến dư luận phẫn nộ. Cậu bé 15 tuổi nhanh chóng trở thành đề tài “nóng” nhất trên trang mạng Weibo nổi tiếng của Trung Quốc.
Cuộc tìm kiếm kẻ phá hoại di tích lịch sử đã xác định được thủ phạm là Ding, hiện đang học cấp 2 ở Nam Kinh. Nhiều người thậm chí còn xác định được cả ngày sinh, thậm chí là trường tiểu học cậu bé từng học. Sự việc khiến trang web của trường bị “hack” hôm 26/5. Những ai truy cập vào trang web trường này đều đọc được một tin nhắn với nội dung ‘Ding đã tới đây’.
Hôm 27/5, bố mẹ Ding đã liên lạc với giới truyền thông địa phương và xin lỗi về hành động của cậu con trai. Họ thừa nhận đã không dạy dỗ con đúng cách và mong dư luận cho cậu một cơ hội.
“Thằng bé biết chuyện này từ hôm 26/5 và đã khóc suốt đêm. Nó phải né tránh vì các phóng viên kéo đến nhà để phỏng vấn” – một phóng viên duy nhất tiếp xúc được với bố mẹ Ding cho biết. Hiện tại, gia đình đang từ chối nói chuyện với giới truyền thông.
Bà mẹ cho biết khi viết bậy lên di tích, cậu con trai vẫn còn nhỏ tuổi. “Ở trường, thằng bé có thành tích học tập tốt nhưng hơi hướng nội. Hiện tại, có quá nhiều áp lực với con trai tôi” – ông bố cho biết và mong dư luận không làm ảnh hướng tới việc học tập và cuộc sống của cậu.
Ông Gu Xiaoming – giảng viên Khoa Quản lý du lịch, ĐH Fudan cho rằng bố mẹ cậu đã nhận trách nhiệm bằng cách lên tiếng xin lỗi và việc săn lùng cậu bé để trừng phạt là quá khắc nghiệt.
“Không riêng gì Ding mà nhiều khách du lịch cũng đã từng viết bậy lên di tích. Nhưng vì cậu bé vẫn ở tuổi vị thành niên nên hãy đưa ra những biện pháp giáo dục thay vì chỉ trích” – ông Gu nói.
Đây không phải là trường hợp viết bậy lên di tích lần đầu tiên mà khách du lịch Trung Quốc gây ra khiến báo chí xôn xao. Năm 2009, một người đàn ông tới từ Thường Châu, Giang Tô cũng bị phát hiện viết tên và quê quán lên một di tích ở Đài Loan.
Nguyễn Thảo(Theo Global Times)
" alt=""/>Nam sinh viết bậy lên di tích Ai Cập bị săn lùngNhững giáo viên nào không thực hiện sẽ bị Chủ tịch hội đồng thi nhắc nhở. Thời tiết nóng nực, các giám thị nam mang cà vạt nhưng tay áo thì xắn… tới tận khủy; trong khi nhiều phòng thi không trang bị máy lạnh.
Theo Quy chế thi tốt nghiệpcũng như Quy định về đạo đức nhà giáokhông thấy có chỗ nào yêu cầu giám thị hay giáo viên phải mang cà vạt. Trong quy định trên có nói về trang phục của giáo viên như sau: “Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học".
Nghệ An: Giám thị và thí sinh đưa điện thoại vào phòng thi
Kết thúc môn thi Địa lý, Nghệ An có 2 thí sinh, 1 cán bộ phục vụ tại điểm thi vi phạm quy chế.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở cho biết, tại HĐCT Trường THPT Thái Hòa (TX. Thái Hòa, Nghệ An) có một thí sinh bị đình chỉ do sử dụng tài liệu.
Thí sinh còn lại bị đình chỉ thuộc HĐCT Trường THPT Hecmaner (TP. Vinh) do đến muộn so với thời gian quy định.
Tại HĐCT Anh Sơn, một cán bộ phục vụ thi vi phạm quy chế cũng bị lập biên bản, đình chỉ nhiệm vụ.
Theo ghi nhận của VietNamNet, thời tiết trên địa bàn Nghệ An sáng 3/6 khá dịu mát. Đề thi môn địa lý được đánh giá là vừa sức, nhiều thí sinh hoàn thành trước thời gian quy định.
Thí sinh hồ hởi xem lại đáp án |
Tại các HĐCT Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh), chưa đến 9h sáng đã có những thí sinh hoàn thành bài thi.
Em Nguyễn Thị Nga, điểm thi Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu chia sẻ: “Em thấy đề thi không khó. Phần lý thuyết là kiến thức cơ bản, nếu chăm nghe giảng trên lớp cũng có thể làm bài. Trong khi phần thực hành vẽ biểu đồ thì đề thi đã nêu rõ yêu cầu về dạng biểu đồ, không cần phải xác định nên em nghĩ các bạn đều làm được”.
Trong ngày hôm qua 2/6, Nghệ An có 75 thí sinh vắng thi, 4 trường hợp vi phạm quy chế thi, trong đó 3 thí sinh đưa tài liệu và 1 thí sinh đưa điện thoại di động vào phòng thi, 01 cán bộ phục vụ dùng điện thoại di động trong khu vực thi.
Hà Tĩnh: Thí sinh đầu tiên bị tai nạn giao thông vắng thi
Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh, môn thi tốt nghiệp Địa lý sáng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 20 thí sinh hệ vắng thi.
Con số vắng thi tăng một thí sinh so với ngày thi đầu tiên là do có một thí sinh ở hội đồng thi trường THPT Đồng Lộc bị tai nạn giao thông không đến thi được môn địa lý.
Ghi nhận sau khi kết thúc môn địa lý sáng nay, nhiều thí sinh cho rằng đề thi môn này bám sát chương trình SGK, tuy nhiên vẫn hơi dài, có câu khó.
Thí sinh Nguyễn Thị Hà tại Hội đồng thi trường THPT Lê Quý Đôn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết, đề thi có 2 câu dễ ăn điểm, nhưng cũng có câu khó đòi hỏi thí sinh học chắc mới làm được.
Thí sinh Trần Văn Đạt cho biết, chỉ làm được khoảng 6 điểm vì đề thi hơi dài.
Một số thí sinh khác cũng cho rằng để đạt điểm trung bình môn địa lý thì cũng dễ, nhưng điểm cao thì chắc sẽ không nhiều.