Apple vẫn tạo ra những thay đổi cho iPhone qua từng năm, thế nhưng những thay đổi đó là không đủ để gọi là đột phá, "mang tính cách mạng" như những gì các thế hệ iPhone đầu tiên làm được. Thị trường smartphone bão hoà, cộng với việc thiếu ý tưởng, "Táo khuyết" có vẻ như sẽ thay đổi chu kỳ ra mắt iPhone mới sang 3 năm 1 lần - theo tin từ Nhật báo Nikkei. Nguồn tin không được Nikkei tiết lộ nhưng nhiều khả năng nó đến từ một số công ty trong chuỗi cung ứng linh kiện cho "Táo khuyết".
Hiện tại, "Táo khuyết" cho ra đời mỗi năm một mẫu iPhone mới, tuy nhiên, sau 2 năm máy mới có thiết kế mới, còn giữa 2 năm, hãng chỉ ra mắt bản nâng cấp về cấu hình so với phiên bản trước đó.
Ở mảng phần cứng smartphone, với việc chip xử lý ngày càng có hiệu năng cao, đạt gần như "tới hạn"; trong khi phần mềm cũng đã ngày càng hoàn thiện. Chính vì vậy, những lợi ích mà người dùng nhận được qua mỗi thế hệ iPhone mới là không nhiều. Theo nguồn tin, việc thay đổi chu kỳ ra mắt iPhone đang được Apple "cân nhắc" chứ chưa chắc chắn được áp dụng. Trừ khi ngành công nghiệp di động xuất hiện các công nghệ mới đột phá, khả năng trên là hoàn toàn có thể xảy ra.
Nikkei cho biết, iPhone 7 mà Apple ra mắt năm nay sẽ "gần như giống" với iPhone 6 và chỉ có một số cải tiến nhỏ như camera tốt hơn, chống nước, pin tốt hơn. Apple cũng sẽ loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5 để chuyển qua dùng tai nghe cổng Lightning hoặc loại dùng kết nối không dây.
iPhoen ra mắt năm 2017 sẽ có một số thay đổi lớn hơn như màn hình OLED: cho độ sáng tốt hơn, màu sâu và sắc nét hơn so với màn hình LCD. Nó cũng giúp máy có thời lượng pin tốt hơn do không dùng đèn nền chiếu sáng.
Theo các thông tin về lịch trình sản xuất mà Apple cung cấp cho các đối tác linh kiện, hãng không kỳ vọng doanh số iPhone trong năm 2016 sẽ cao hơn so với 2015. Apple vẫn đang là công ty làm ăn có lãi lớn, nhưng mảng kinh doanh điện thoại - mảng kinh doanh chính và là gà đẻ trứng vàng của hãng - đã giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể trong thời gian gần đây. Hồi tháng 4/2016, trong báo cáo tài chính Apple công bố lần đầu tiên doanh số iPhone tụt giảm so với cùng kỳ năm trước đó, và điều này chưa từng xảy ra kể từ khi iPhone ra mắt năm 2007 đến nay.
XEM THÊM: iPhone 7 lộ ảnh với 3 chấm lạ trên lưng" alt=""/>Apple sẽ chỉ ra mắt iPhone mới 3 năm 1 lần? |
Trong công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà ký ngày 2/6/2016, Văn phòng Chính phủ cho biết, thực hiện Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, đến nay Văn phòng Chính phủ đã liên thông văn bản điện tử với 6 bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua trục liên thông Chính phủ trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước do Cục Bưu điện Trung ương quản lý, được quy định tại Thông tư 23 ngày 11/8/2011 của Bộ TT&TT.
Để đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai kết nối giữa các cơ quan nhà nước, Văn phòng Chính phủ đề nghị các cơ quan, đơn vị khi liên thông gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính từ trung ương đến địa phương thống nhất sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 14/10/2015 hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ được xác định là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyêt 36a. Nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai.
" alt=""/>Thống nhất dùng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong liên thông văn bản điện tử