Lịch Thi Đấu Asian Cup 2019 UAE | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
05/01 | ||||||||
05/01 | 23:00 | UAE | ![]() | 1:1 | ![]() | Bahrain | A | Xem video |
Lịch Thi Đấu Asian Cup 2019 UAE | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
05/01 | ||||||||
05/01 | 23:00 | UAE | ![]() | 1:1 | ![]() | Bahrain | A | Xem video |
Sau 6 năm sinh sống tại Nhật Bản, đây là lần thứ hai Tú chứng kiến người Nhật chặt bỏ cây khi có ai đó thể hiện sự quan tâm, chú ý. Lần đầu tiên "sốc" với việc này là khi chàng trai quê Nghệ An mới đặt chân đến xứ sở hoa anh đào. Khi nhìn thấy cây hồng trong vườn nhà một gia đình Nhật Bản trĩu quả, cành vươn ra đường, anh chàng đã vô tư hái quả mà không xin phép.
Sau lời khen, lao động Việt ngỡ ngàng vì cành cây bị chặt (Ảnh: Cắt từ clip).
"Sáng hôm sau, khi đi qua, tôi không còn nhìn thấy cây hồng đó nữa. Chủ nhà đã chặt bỏ nó.
Đầu tháng 6 vừa qua, tôi tiếp tục chứng kiến sự việc tương tự. Chuyện là một gia đình người Nhật ở phía đối diện cổng công ty tôi có trồng một cây biwa, đang vào mùa chín rộ nên quả trông rất đẹp mắt, hấp dẫn.
Trên đường đi làm về, tôi chỉ tay vào cây và thốt lên với đồng nghiệp đi cạnh "quả to thế". Chỉ vậy thôi mà sáng hôm sau đi qua, cây biwa không còn quả nào, cành cây cũng bị cắt trụi ở phía vươn ra đường", Tú kể lại.
Chàng trai cho biết, khu vực anh sinh sống trồng khá nhiều cây biwa, quả sai trĩu trịt, chỉ cần với tay là hái được. Tuy nhiên, người Nhật trồng cây chủ yếu để làm cảnh, quả chín rụng đầy gốc cũng không ai ăn.
Cụ ông người Nhật gọi nhóm nữ thực tập sinh vào cho quả biwa (Clip: NVCC).
"Mình trông thấy cây trái được trồng trong vườn nhà, trên đường phố rất ngon nhưng người Nhật không ăn. Khi có người tới xin, gia đình nào dễ tính thì họ cho, còn không sẽ chặt bỏ cây để khỏi bị làm phiền.
Được biết, ở Nhật có nhiều nơi bị nhiễm phóng xạ nên người bản địa lo ngại cho người khác quả, lỡ người ăn vào bị sao, gia chủ cũng liên lụy", Tú nói.
Tình huống khó xử
Nửa tháng trước, Ngọc Mai (quê Hà Tĩnh), thực tập sinh hiện sinh sống tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cũng trải qua sự việc tương tự liên quan đến cây biwa. Mai kể lại, khi cô và nhóm bạn đang đạp xe về nhà, một cụ ông người Nhật gọi lại và hỏi: "Các cháu có muốn ăn quả biwa nữa không?". Trước đó, ông cụ từng vài lần hái quả biwa trong vườn nhà mình cho nhóm nữ thực tập sinh.
Cụ ông người Nhật lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho khách (Ảnh: Cắt từ clip).
"Hôm đó, ông cụ vô cùng vui vẻ và niềm nở. Ông vào nhà lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho chúng tôi. Cụ bà còn chu đáo đưa túi nilon để chúng tôi đựng quả. Sau khi hái xong, ông cụ còn tỉ mỉ loại bỏ những quả bị hỏng trước khi cho vào túi.
Sáng hôm sau đi làm qua nhà ông bà, chúng tôi không còn thấy bóng dáng của cây biwa nữa. Khi hỏi, ông cụ trả lời rằng chặt cây đi cho thoáng.
Tuy nhiên, thực tế cái cây đó nằm ở góc vườn, cách khá xa ngôi nhà của ông bà. Chúng tôi khá băn khoăn", Mai chia sẻ.
Nữ thực tập sinh cho biết, trước khi sang Nhật, cô đã được học về văn hóa và nghe kể về việc các gia đình Nhật Bản thường chặt bỏ cây khi có người đến xin quả. Do đó, 3 năm sống tại "xứ sở hoa anh đào", Mai chưa bao giờ chủ động xin xỏ gì.
Sau khi hái quả biwa, cụ ông người Nhật vui vẻ chụp ảnh với các nữ thực tập sinh Việt Nam (Ảnh: NVCC).
"Đây là lần thứ 2 ông cụ cho chúng tôi quả biwa. Ông còn dặn dò rằng năm sau nếu chúng tôi còn ở đây, ông sẽ hái cho tiếp. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn cảm thấy áy náy và không hiểu lý do gì khiến ông bà chặt bỏ cây biwa như vậy.
Chúng tôi khá thân thiết với ông bà vì ngày nào đi làm về, mấy chị em cũng đều chào hỏi. Thậm chí, ông còn từng mời chúng tôi đến nhà để ăn đồ nướng. Tôi không ngờ gặp phải tình huống khó xử như vậy", Mai tâm sự.
" alt=""/>Khen cây nhót sai quả, lao động Việt ở Nhật sững sờ vì chủ nhà chặt câyMột số căn nhà tại phường Hàng Đào đang được rao bán (ảnh chụp màn hình).
Tại phố Hàng Đường, giá nhà phố được rao bán từ 670 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng/m2. Một căn nhà tại tuyến phố này có diện tích 70m2 được xây dựng 4 tầng đang rao bán với giá 46,9 tỷ đồng, tương đương 670 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, tại các phố Hàng Cá, Hàng Cân, Chả Cá... đoạn thuộc địa phận phường Hàng Đào, nhiều căn nhà đang được rao bán với mức giá phổ biến từ 800 triệu đồng/m2 đến 900 triệu đồng/m2.
Giá thuê nhà phố tại phường Hàng Đào đang dao động từ 50 triệu đồng/tháng đến 130 triệu đồng/tháng, tùy vào diện tích và vị trí căn nhà.
Theo anh Hoàng Tuấn - môi giới bất động sản tại Hà Nội, nhà đất tại khu vực phố cổ nói chung và phường Hàng Đào nói riêng đa phần được nhà đầu tư mua để làm khách sạn, homestay hoặc cho thuê kinh doanh. Nhà đất tại khu vực phố cổ cực hạn chế và mang đậm nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử, nên giá bán và thuê đều cao.
Anh cũng tiết lộ, vì mức giá nhà phố cổ cao nên để chốt được giao dịch rất khó. Nhiều căn nhà rao bán nửa năm mới tìm được khách mua. "Giá nhà tại phố cổ đã neo cao trước đó, nên trong khoảng một năm trở lại đây mức giá không biến động nhiều, tăng khoảng 3-5%", anh nói.
Một số căn nhà tại phường Hàng Đào được rao bán lên tới hơn 1 tỷ đồng/m2 (Ảnh: Dương Tâm).
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội - cho rằng, giá nhà phố tại Hà Nội cao do nguồn cung hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền. Bởi, giá chốt giao dịch có thể sẽ thấp hơn nhiều so với giá rao bán chủ nhà đưa ra.
TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, những sản phẩm nhà phố có giá hàng chục đến trăm tỷ đồng thường kén khách. Lượng giao dịch không có nhiều nhưng nhu cầu sở hữu nhà phố vẫn luôn hiện hữu. Đồng thời, kinh tế đang gặp khó khăn nên thanh khoản cũng bị ảnh hưởng.
"Những người xuống tiền mua nhà phố thường có mong muốn chiếm lĩnh những vị trí hiếm, đắc địa. Lợi suất cho thuê nhà phố tại Hà Nội hiện chỉ ngang gửi lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Giá nhà phố giai đoạn trước đã tăng cao, nên hiện phân khúc này không còn biến động nhiều", ông nói.
" alt=""/>Phường nhỏ nhất Việt Nam có giá rao bán nhà đất lên tới 1,8 tỷ đồng/m2Bà Duterte (trái) và ông Marcos từng là đối tác chính trị nhưng liên minh này đã tan vỡ trong năm nay (Ảnh: Reuters).
"Hội đồng An ninh Philippines sẽ xác minh lời đe dọa ám sát được cho là của Phó Tổng thống Sara Duterte đối với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr", Cố vấn an ninh quốc gia nước này, ông Eduardo Ano nêu rõ.
Đội ngũ an ninh bảo vệ Tổng thống Marcos Jr. trong tình trạng cảnh giác cao sau khi Phó tổng thống Duterte, tại một cuộc họp báo sáng sớm 23/11, cho biết bà đã chỉ thị cho một kẻ chuyên ám sát rằng nếu bà bị giết, người đó phải lấy mạng ông Marcos và đệ nhất phu nhân.
Cố vấn Ano cho biết chính phủ đánh giá mọi mối đe dọa đối với tổng thống là "nghiêm trọng", cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng thực thi pháp luật và tình báo để điều tra mối đe dọa và những kẻ có thể thực hiện.
"Bất kỳ và tất cả các mối đe dọa đối với tính mạng của tổng thống đều được xác thực và được coi là vấn đề an ninh quốc gia", ông Ano nhấn mạnh.
Đáp lại lời đe dọa của bà Duterte, các cơ quan an ninh Philippines đang tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo Philippines. Người đứng đầu lực lượng cảnh sát Philippines là Rommel Francisco Marbil đã ra lệnh mở cuộc điều tra ngay lập tức. Ông nhấn mạnh bất cứ mối đe dọa trực tiếp hay gián tiếp nào đến tính mạng tổng thống đều phải được giải quyết ở mức độ khẩn cấp cao nhất.
Phó tổng thống Duterte là con gái cựu Tổng thống Rodrigo Duterte. Bà từ chức và rời khỏi nội các Tổng thống Marcos Jr vào tháng 6 khi vẫn nắm giữ vị trí phó tổng thống. Tại Philippines, phó tổng thống được bầu riêng với tổng thống và không có nhiệm vụ chính thức. Một số phó tổng thống tham gia nội các, vài người khác lại tham gia hoạt động xã hội.
Bà Duterte và ông Marcos từng là đối tác chính trị nhưng liên minh này đã tan vỡ trong năm nay do những khác biệt về chính sách, bao gồm chính sách đối ngoại và cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte.
Cả hai đều phủ nhận hành vi sai trái và không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc của mình.
" alt=""/>Phó Tổng thống Philippines bố trí người ám sát Tổng thống