Dù vậy, theo ông Hoàng Đạo Cương, tổng thể và so sánh với các mục tiêu, yêu cầu đề ra, kết quả đạt được chưa đồng đều. Các cơ sở dữ liệu còn thiếu đồng bộ và chưa được khai thác một cách tối ưu. Vấn đề bảo mật thông tin và quyền riêng tư cũng đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện, khoa học và thận trọng.
Vì thế, thời gian tới, để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, Bộ VHTTDL sẽ tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, tạo sự kết nối với các dữ liệu khác, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số, công tác quản trị, điều hành và hoạch định chính sách.
Cho rằng dữ liệu là tài nguyên quan trọng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long nhấn mạnh, việc phát triển cơ sở dữ liệu ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải có sự kết nối, liên thông, đưa lên môi trường mạng để có dữ liệu sống, tăng cường mở dữ liệu cho xã hội tiếp cận. Bên cạnh đó, xây dựng dữ liệu phải gắn với định hướng khai thác, sử dụng để dữ liệu có giá trị; thúc đẩy chia sẻ để tránh một dữ liệu nhưng nhiều cơ quan cùng thu thập…
Tại hội thảo, các ý kiến cũng cho rằng, việc xây dựng cơ sở dữ liệu cần chú trọng gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.
Tiến sĩ Phạm Thị Khánh Ngân (Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTTDL) cho rằng, việc xây dựng kho dữ liệu còn chưa được thực hiện thường xuyên và bền vững; chưa tính đến việc liên kết dữ liệu để cùng khai thác đáp ứng nhu cầu phát triển. Phần mềm dùng chung còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cơ sở dữ liệu được xây dựng và vận hành độc lập với ứng dụng công nghệ khác nhau, quản lý và khai thác riêng, chưa có sự liên kết và phân cấp quản lý, khai thác.
Đại diện Cục Di sản Văn hóa đề xuất cần xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa Việt Nam để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Hoàn thiện các quy chế phối hợp, cập nhật, chia sẻ dữ liệu trong hệ thống các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trên phạm vi toàn quốc. Xây dựng chính sách khuyến khích đào tạo và đào tạo lại ở trong nước và nước ngoài cho cán bộ có trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu phân tích, đánh giá, số hóa và cập nhật dữ liệu quốc gia...
Ông Phạm Quốc Hoàn, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh nhận định, việc đưa các hoạt động chuyên môn, quản lý lên môi trường số sẽ làm tăng tính minh bạch hóa, công khai, tăng sự kiểm tra, giám sát, làm ảnh hưởng đến lợi ích cục bộ của một số cơ quan, đơn vị nên ban đầu triển khai sẽ có rào cản.
Đại diện Viện Phim Việt Nam cho biết, hiện nay đang lưu giữ gần 80.000 cuốn phim nhựa. Nhằm mục đích lưu trữ, bảo quản lâu dài các tư liệu trên đồng thời khai thác, phổ biến rộng rãi tới công chúng, Viện có kế hoạch, lộ trình nhằm số hóa các tư liệu quý giá đó. Tuy nhiên, phần lớn các trang thiết bị đã lạc hậu nên việc số hoá phim gặp nhiều khó khăn. Công tác lưu trữ và quản lý dữ liệu vẫn còn thủ công do chưa có hệ thống lưu trữ dữ liệu chuyên dụng cũng như phần mềm quản lý dữ liệu hiện đại, phù hợp với đặc thù công việc.
Bên cạnh đó, tính bảo mật dữ liệu của tư liệu số hóa cũng là vấn đề cần được đặt ra, việc sao chép, chia sẻ dữ liệu, để lọt thông tin hoàn toàn có thể xảy ra do vô ý của cá nhân trong đơn vị nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, cơ quan chuyên trách về chuyển đổi số của Bộ VHTTDL cho biết, thời gian tới sẽ tập trung hoàn thiện các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng để bảo vệ cơ sở dữ liệu ngành.
Với sự đồng hành và tài trợ từ Katalon, các trường sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Học viên có cơ hội tiếp cận những xu hướng, kiến thức mới và ứng dụng công cụ công nghệ hiện đại vào thực tiễn, cũng như đón nhận thêm cơ hội việc làm và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu trong mảng công nghệ.
Bên cạnh đó, cùng với nhà trường, Katalon cũng ưu tiên chú trọng phát triển kỹ năng, kiến thức về Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và Máy học (Machine Learning) cho thế hệ trẻ Việt Nam, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng xu thế phát triển và nhu cầu ngày một gia tăng ở khu vực và toàn cầu.
Theo báo cáo của Linkedin về Danh sách các việc làm triển vọng năm 2021 (Jobs on the rise in 2021), nhu cầu đối với các chuyên gia công nghệ có kinh nghiệm về trí tuệ nhân tạo là rất lớn, với nhu cầu tuyển mới tăng bình quân 74% mỗi năm (bắt đầu từ năm 2017). Các chức danh như Chuyên gia nghiên cứu Máy học (Machine Learning Researcher), Kỹ sư Máy học (Machine Learning Engineer), và Chuyên gia Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Specialist) đều xếp thứ hạng cao.
Katalon, công ty về nền tảng kiểm thử phần mềm tự động, được vận hành bởi đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, chuyên viên kinh doanh và marketing, làm việc tại Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ và một số quốc gia khác. Tháng 6/2021 vừa qua, Katalon nhận được khoản đầu tư 27 triệu USD vòng Series A đến từ quỹ Elephant Partners (Mỹ).
Nhân dịp này, Katalon Việt Nam thành lập văn phòng tại TP.HCM, có tổng diện tích sàn 1.800m2, đủ không gian rộng rãi cho nhân viên hiện tại và đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng nhân sự, mở rộng kinh doanh trong thời gian sắp tới.
Hải Đăng
Viettel công bố triển khai chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent (VDT) 2022. Trong năm thứ hai tổ chức chương trình, Viettel tăng gấp đôi chỉ tiêu tuyển thực tập sinh để tham gia vào các dự án chuyển đổi số quan trọng.
" alt=""/>Katalon hợp tác với Đại học Khoa học tự nhiên và Fulbright đào tạo nhân lực chất lượng cao