 đi làm ăn xa tại Thâm Quyến nên khi cô có dịp về thăm nhà ở làng Thái Khương vào ngày 10/1, cha mẹ đã nhanh chóng sắp xếp để cô xem mắt nhiều chàng trai.</p><p>)
 |
Zhu xem mặt 20 chàng trai trong một ngày. Ảnh: 163.com. |
Hẹn hò mù quáng
Zhu cho biết vì 2023 là năm hạn của cô nên cha mẹ hy vọng năm nay con gái có thể hoàn tất việc kết hôn. Những anh chàng tham gia buổi hẹn hò đều đến từ các ngôi làng gần đó, cả hai bên đều chưa từng biết mặt nhau.
Ngày xem mắt, cô dậy từ 7h sáng để tắm rửa, trang điểm nhẹ nhàng. Cô cho rằng đó là sự tôn trọng đối với những người mình sẽ gặp.
Từ 8h, những người đàn ông đầu tiên được bà mối đưa đến. Cuộc xem mắt kéo dài đến tận 17h chiều. Bà mối là người quyết định chàng trai nào sẽ đến và gặp vào thời gian nào.
Ngày hôm đó, cô đã gặp tổng cộng 20 chàng trai. Đến tối, khi gia đình Zhu đang ăn cơm, bà mối dắt đến thêm 2 chàng trai nữa nhưng cô từ chối nói chuyện.
Theo phong tục địa phương, cha mẹ của nhà trai cũng sẽ đến cùng. Vì cha mẹ hai bên đều có mặt nên những cuộc trò chuyện diễn ra khá ngượng ngùng.
"Chúng tôi chỉ trao đổi những thông tin cơ bản như tuổi tác, công việc, sở thích... Trừ một số người tôi cảm thấy có cảm tình sẽ nói chuyện lâu hơn, những cuộc nói chuyện khác thường kết thúc sau 10 phút", Zhu cho hay.
Sau cuộc trò chuyện, nếu có ấn tượng với chàng trai nào, cô nàng 23 tuổi sẽ chủ động xin số điện thoại và hẹn liên lạc để tìm hiểu thêm về nhau.
  |
Những chàng trai được bà mối dẫn đến nhà Zhu. Ảnh: 163.com. |
"Tôi không có tiêu chuẩn cụ thể nào khi tìm kiếm đối tượng hẹn hò. Quan trọng là hai bên cảm thấy hợp nhau", Zhu nói.
Trước nhiều bình luận trái chiều trên mạng xã hội, cho rằng hình thức mai mối này không khác gì "tuyển phi" thời phong kiến, Zhu cố gắng không để tâm lý mình bị ảnh hưởng tiêu cực.
Cô nói rằng không phải vì muốn "làm giá" hay coi mình là cao sang hơn người khác, cô chỉ gặp mặt nhiều người để tiếp xúc và có cơ hội tìm được nửa kia phù hợp.
"Những buổi hẹn hò mù quáng như thế này không phải hiếm ở quê tôi, đều do phụ huynh và bà mối sắp xếp. Tôi không thích kiểu xem mặt này lắm, tuy nhiên cũng hiểu tâm lý của cha mẹ mong con sớm thành thân nên tôi không có ý định phản đối".
Áp lực hôn nhân
Tỷ lệ chênh lệch nam nhiều hơn nữ đang gây sức ép lớn đối với những nam giới ở vùng nông thôn Trung Quốc khi họ khó tìm được bạn đời. Càng lớn tuổi, nam giới càng có ít lựa chọn nên nhiều gia đình hối thúc con kết hôn càng sớm càng tốt. Những cuộc mai mối, xem mắt chóng vánh cũng trở nên phổ biến hơn.
Theo China Youth Daily, những năm gần đây, việc kết hôn ở các vùng nông thôn ngày càng được các gia đình thúc đẩy sớm. Nhiều cô gái chỉ mới tốt nghiệp cấp 3 đã được bà mối đến hỏi kế hoạch học tập, rằng muốn học lên cao hay tính chuyện lấy chồng.
Áp lực "quà thách cưới" cũng khiến ngày càng nhiều đàn ông nông thôn ở Trung Quốc ngán ngẩm khi nói đến chuyện kết hôn. Nhà cô dâu thách cưới quá cao, cùng với yêu cầu về gia cảnh, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tình yêu và hôn nhân ở đất nước tỷ dân.
 |
Cả nam và nữ giới ở Trung Quốc đều bị áp lực kết hôn đè nặng. Ảnh: Andrew Ho. |
Bên cạnh nghề nghiệp và địa vị xã hội, xe hơi, nhà, quà cưới đã trở thành 3 điều nam giới gần như không thể thiếu nếu muốn kết hôn. Ngoài ra, một số nơi còn những yêu cầu thách cưới như "10.000 tờ tím, 1.000 tờ đỏ" (chỉ các tờ tiền mệnh giá 5 và 100 nhân dân tệ).
Trước tình trạng đàn ông nông thôn không thể lấy được vợ, chính phủ Trung Quốc đã liên tục ban hành các quy định nhằm cải thiện tình hình kết hôn ở các thanh niên vùng quê.
Ngoài tuyên truyền nâng cao nhận thức, chấn chỉnh các hủ tục không lành mạnh, chính quyền nhiều tỉnh còn đưa ra mức trần thách cưới để đàn ông lấy được vợ.
Thậm chí, chính quyền nhiều địa phương còn đứng ra làm cầu nối, giúp người độc thân tìm được bạn đời.
Mới đây, thành phố Loan Châu (tỉnh Hà Bắc) bắt đầu thu thập thông tin cá nhân của nam và nữ giới chưa kết hôn, nhập dữ liệu vào cơ sở lưu trữ trung tâm. Đây được coi là động thái giải quyết vấn đề giới trẻ ngại hẹn hò, kết hôn của chính quyền nơi này.
"Thanh niên độc thân điền thông tin cá nhân, bao gồm tên, giới tính, tuổi, công việc, tình trạng kinh tế, hoàn cảnh gia đình để thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ họ tốt hơn trong việc tìm kiếm bạn đời", quan chức đại diện cho thành phố cho biết.
Ngoài ra, chính quyền thiết lập thêm 3 “góc mai mối” tại nơi đông người qua lại như công viên, sở thú. Đây là nơi cha mẹ có con chưa kết hôn thường đến và dán các áp phích ghi hình ảnh, thông tin cá nhân của con mình để quảng cáo.
Theo Zing

Tìm chồng thu nhập hơn trăm triệu, cô gái thất vọng sau 5 cuộc hẹn
Yêu cầu bạn trai phải cao hơn mình và có thu nhập 134 triệu đồng/tháng, người phụ nữ Singapore thất vọng sau 5 buổi hẹn hò.
" alt=""/>Cô gái đi xem mặt 20 chàng trai trong một ngày
Mua được chiếc xe ô tô không lâu, sau niềm vui có được tài sản giá trị, giúp gia đình thực hiện những chuyến đi cho công việc, về quê…, giờ tôi lại lâm vào cảnh khó xử, thậm chí khó chịu khi thỉnh thoảng lại được bạn bè, anh em trong họ hỏi mượn xe. |
Việc người thân, bạn bè hỏi mượn xe khiến nhiều người khó xử |
Không cho mượn thì sứt mẻ tình cảm, còn cho mượn xe tâm trạng lúc nào cũng nơm nớp lo người mượn đi không giữ gìn, gây tai nạn, vừa ảnh hưởng đến chất lượng xe, vừa gặp phải những rắc rối pháp lý. Chỉ đến khi thấy người mượn xe đỗ xe trước cửa nhà, xe vẫn an toàn thì tôi mới thở phào nhẹ nhõm.
Có ông anh họ gọi điện mượn xe với lý do hết sức nghiêm trọng - đưa bố đẻ đi khám thầy lang tít trên Phú Thọ. Lúc trả xe, xăng cạn gần hết bình, xe đầy bùn đỏ của đất đồi, ông anh nhẹ nhàng trả chìa khóa xe rồi vui vẻ ra về. Lần đầu cho mượn chẳng ai tính toán gì nhưng hai lần mượn xe sau, mỗi khi tạm biệt, xe vẫn trong tình trạng như thế, còn ông anh sau khi trả chìa khóa cho khổ chủ vẫn vô tư lướt đi như vị thần gió.
 |
Nhiều người mượn xe nhưng khi trả không có ý thức |
Choáng nhất là lần cho cậu bạn mượn xe, ngày thường vẫn chén chú chén anh, chẳng nhẽ lần đầu tiên bạn hỏi mượn xe lại từ chối. Mặc dù bạn được cấp giấy phép lái xe ô tô gần hai năm nhưng hiếm khi đụng đến xe ô tô vì không có xe, còn thuê xe đi đâu đó càng không vì lương có hạn, chẳng dại gì vừa bỏ tiền đổ xăng rồi trả phí thuê xe. Muốn về quê, cả nhà ra bắt xe khách rõ vất.
Thế là cũng vì ngại quá mà cho mượn. Mượn thì cho mượn nhưng lo ngay ngáy. Rồi những tình huống không hay cũng thành hiện thực, do không lái quen nên sau khi tránh một chiếc xe công nông trên con đường bê tông khá hẹp, cậu bạn đã cho cả xe lao xuống con mương cạnh đó.
Người trên xe may mắn chỉ bị xước xát nhẹ, xe không bị thủy kích nhưng bản thân tôi cũng phải mất nửa tháng làm khô lại nội thất, thay thế nhiều bộ phận phần gầm xe, nhựa cản trước, đèn pha. Bực mình nhất là tiền sửa xe bạn mới chỉ đưa một nửa, còn lại xin khất vì nhà chẳng còn đồng nào. Đến khổ.
 |
Đừng vì cả nể mà cho mượn xe |
Tết đến rất gần rồi, ai chứ những người hay uống rượu bia, người không có kinh nghiệm lái xe là phải “lắc” đầu tiên. Thân đến đâu cũng không cho mượn. Nếu họ mượn xe của mình chở người thân đi đâu đó không những gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình, thiệt hại cho chủ xe mà còn tạo ra những ẩn họa cho cả cộng đồng. Bài học nhãn tiền đầy ra đấy.
Xe là tài sản bảo đảm an toàn cho người điều khiển nhưng khi gặp người không có kinh nghiệm thì nó còn là thứ vũ khí nguy hiểm cho cộng đồng.
Từ những chuyện trên mới thấy “phải biết lắc, gật đầu đúng người”. Nhiều khi mang tiếng là “ki-bo” cũng được.
(Theo Cartimes)
Theo bạn, có nên cho bạn bè mượn xe ô tô? Khi nào thì hãy từ chối và khi nào thì có thể đồng ý cho mượn xe? Mọi ý kiến chia sẻ, tin bài, ảnh, video cộng tác xin gửi về chuyên trang qua email: [email protected]. Xin cảm ơn!

Rẻ kỷ lục, ô tô Suzuki 2019 chốt giá 136 triệu đồng
Sau những ấp ủ từ tháng 12 năm ngoái, hãng ô tô giá rẻ Maruti Suzuki đã chính thức công bố phiên bản thế hệ mới 2019 với giá từ 136- 185 triệu đồng.
" alt=""/>Bị bạn mượn xe: Thà mang tiếng ki bo còn hơn lo rủi ro