Đại diện Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, đơn vị tiếp nhận nạn nhân, trong đó bà L.N.S. (SN 1962) bị vết thương lún sọ. Bệnh nhân được chẩn đoán bị máu tụ ngoài màng cứng phải, đã được các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh mổ cấp cứu trong sáng nay.
Nạn nhân thứ 2 là Q.K.X. (nữ, SN 1955) bị gãy trật đốt sống cổ C1, tê yếu tứ chi. Hiện người này tỉnh táo, được theo dõi, điều trị tại khoa Ngoại thần kinh.
Bác sĩ Mai Đức Huy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết, đơn vị tiếp nhận một nạn nhân nữ (SN 1957) trong tình trạng tỉnh táo, chấn thương phần mềm ở lưng.
Sau khi tiến hành các biện pháp cận lâm sàng, các bác sĩ chưa phát hiện các tổn thương khác. Nạn nhân đang được các bác sĩ tiếp tục theo dõi, điều trị.
Như VietNamNetđã đưa tin, khoảng 7h sáng nay, nhánh cây cổ thụ với đường kính khoảng 20cm, rơi từ độ cao khoảng 15m, trúng nhiều người phía dưới tại công viên Tao Đàn (gần khu vực cổng công viên trên đường Huyền Trân Công Chúa, quận 1).
Tại thời điểm xảy ra sự việc ở khu vực không có mưa hay gió lớn.
Để chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, không để bệnh lây lan kéo dài, trên diện rộng, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh Nghệ An và Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu tại cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời ca bệnh. Các tỉnh cần triển khai biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả trường hợp tiếp xúc gần.
Đồng thời, các đơn vị đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám, phân tuyến điều trị bệnh nhân; thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế việc chuyển ca mắc đến bệnh viện tuyến trên khi không cần thiết.
Các địa phương thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường và thực hiện tiêm bổ sung, tiêm vét ngay khi có vắc xin. Cục Y tế dự phòng cũng nhấn mạnh các đơn vị lưu ý những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực đi lại khó khăn.
Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về bệnh bạch hầu để người dân chủ động phòng bệnh. Theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, trẻ em, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch.
Trường hợp cần thiết đề xuất nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu gửi Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng theo quy định. Huy động nhân lực hỗ trợ các khu vực có dịch, cử các đội cơ động chống dịch, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho các địa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.
Như VietNamNetđưa tin, một cô gái 18 tuổi tại Kỳ Sơn, Nghệ An vừa được xác định tử vong do bệnh bạch hầu. Cùng đó, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, cũng ghi nhận trường hợp M.T.B. (18 tuổi, quê Nghệ An, tạm trú tại thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) có kết quả xét nghiệm dương tính với bạch hầu. Đây là trường hợp có tiếp xúc gần với ca tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An.
Trong khi vận động, tập thể dục, chơi thể thao, nhịp tim và huyết áp sẽ thay đổi, khó kiểm soát, nhanh hơn hẳn so với bình thường. Một số người gặp cơn thiếu máu não thoáng qua, bị yếu tay chân vài phút sau đó hồi phục. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm. Tuy nhiên vì cơ thể hồi phục ngay nên người ta chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra.
Những dấu hiệu đột quỵ sớm có thể là đột nhiên đau đầu, đi lại khó khăn, loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, tối sầm, tê một bên cơ thể… Ngoài ra, đã có trường hợp đột quỵ khi tập thể thao ở mức nguy kịch tính mạng.
Bác sĩ Nguyễn Minh Anh cho hay, tập thể dục cường độ cao không tốt bằng tập luyện cường độ trung bình hoặc thấp nhưng duy trì đều đặn, tăng dẻo dai và phòng ngừa được một số bệnh tật.
Bên cạnh đó, nhiều người hồi phục sau đột quỵ thường ít tuân thủ chặt chẽ lời khuyên của bác sĩ. Một thời gian sau điều trị, họ thường tự ý ngưng thuốc hoặc mua thuốc theo kinh nghiệm của người thân, người quen; bỏ qua lịch tái khám. Điều này rất nguy hiểm.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, người đã từng bị đột quỵ đối mặt với nguy cơ tái phát cao, lần sau thường nặng nề hơn bởi cơ thể đã phải gánh chịu tổn thương từ trước.
Do đó, người bệnh cần tái khám theo lịch, điều chỉnh lối sống, điều trị các bệnh nền (đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì..)
Các bác sĩ khẳng định, thể dục thể thao là biện pháp nâng cao thể lực, phòng ngừa nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người khác nhau nên cần phải biết tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ, bệnh lý nền… để áp dụng bài tập phù hợp.
Những người mắc bệnh quan đến tim mạch, huyết áp, hen suyễn, bệnh mạn tính về hô hấp, người lớn tuổi… cần chú ý không gắng sức khi tập luyện. Nếu có điều kiện, nên có huấn luyện viên riêng hoặc bác sĩ tư vấn, bác sỹ y học thể thao…
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nhiều người trẻ vẫn cho rằng đây là bệnh người già nên chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ. Theo các bác sĩ, ngoài tập luyện thể thao, người trẻ cũng cần tầm soát yếu tố nguy cơ, điều trị sớm (nếu có) để phòng ngừa đột quỵ.
Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng khuyến cáo, tùy theo đặc điểm cá nhân của mỗi người mà áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Nếu bị tăng huyết áp: khám điều trị để kiểm soát tốt huyết áp.
- Khám tim mạch để biết có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác hay không. Nếu có vấn đề tim mạch phải khám điều trị ngay và thường xuyên
- Nếu hút thuốc lá, hãy bỏ ngay.
- Không sử dụng rượu bia và chất kích thích.
- Nếu có uống rượu bia, chỉ tối đa 1 ly rượu nhỏ hoặc 1 lon bia mỗi ngày.
- Nếu tăng cholesterol: tập luyện, tiết chế ăn uống và uống thuốc theo toa.
- Nếu đái tháo đường: khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.
- Chăm vận động, tránh ngồi một chỗ nhiều, nên tập thể dục đều đặn.
- Chế độ ăn ít muối (tránh ăn mặn), ít mỡ béo...
Phú Sĩ