Ngoài tập yoga, các bác sĩ cũng thường xuyên điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương do chơi các môn thể thao rất phổ biến như bóng đá, gym, chạy bộ.
Theo bác sĩ Kha, các vận động viên thể thao thường có bác sĩ và huấn luyện viên đi cùng. Tuy nhiên, người chơi thể thao quần chúng chủ yếu tự tập luyện nên thường không biết cách kiểm soát, dễ gây chấn thương. Dưới đây là những người dễ gặp nguy hiểm khi tự tập thể thao:
Thứ nhất, người có bệnh lý bẩm sinh nhưng không đi khám như dị dạng mạch máu não, bệnh liệt cơ chu kỳ. Vì vậy, trước khi tập luyện bạn cần kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Thứ hai, người tập có bệnh mãn tính nhưng không đi khám. Khi tập luyện dẫn tới quá tải cơ bắp, tim mạch.
Thứ ba, mắc bệnh tim mạch, cơ xương khớp, mạch máu nhưng không chữa triệt để. Tổ chức tế bào, chức năng chưa hồi phục nếu cố tập có thể làm trầm trọng bệnh.
Ngoài ra, khi tập luyện, một số sai lầm sau dễ khiến bạn gặp chấn thương:
- Thiếu trang thiết bị bảo hộ như nịt gối, cổ tay, đai lưng cố tập, đeo dụng cụ không đúng cách.
- Kỹ thuật tập luyện không đúng, tự học theo người khác, trên mạng, cường độ tập quá mức chịu lực của cơ bắp. Người tập quá no hoặc đói, say rượu.
Để tập an toàn, bác sĩ Kha khuyến cáo bạn cần khởi động trước khi tập và hồi phục sau tập bằng các bài tập giãn cơ. Chỉ tập theo sức khỏe của mình, không tập các động tác quá khó hoặc bắt chước người khác. Những người bị bệnh xương khớp hết sức chú ý khi tập. Người bị chấn thương dây chằng, cơ cần bình phục hoàn toàn trước khi tập.
Bác sĩ nhấn mạnh: "Chúng ta cần ghi nhớ rằng mỗi cá nhân là duy nhất và phải biết và chấp nhận những hạn chế, khả năng của mình. Sự gia tăng dần về sức nặng của bài tập tốt hơn nhiều so với đột ngột tập nặng".
Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian xâm nhập trái phép vào tài khoản iCloud và chiếm quyền điều khiển điện thoại di động trong quá trình mua bán điện thoại.
Qua điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự xác định đây là hành vi có dấu hiệu “Xâm nhập trái phép vào phương tiện điện tử của người khác”, nên lập chuyên án đấu tranh. Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp Công an huyện Châu Thành (Bến Tre) bắt giữ Khuất Duy Hoàng khi đối tượng đang trọ tại ấp Phước Thạnh, xã Tam Phước.
Tại cơ quan điều tra, Hoàng khai đến Bến Tre mua sim điện thoại đã được kích hoạt sẵn và đăng ký tài khoản Zalo tên “Nguyễn Văn Tú”.
Sau đó, Hoàng sử dụng tài khoản Zalo nói trên để đặt mua 1 điện thoại iPhone 15 Pro Max với giá 28 triệu đồng ở cửa hàng tại phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
Để tránh bị phát hiện, Hoàng đến một cửa hàng dịch vụ chuyển tiền trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre để chuyển 500 nghìn đồng đặt cọc.
Ngày 21/8 vừa qua, điện thoại được gửi về đến kho hàng tại phường 5, TP Mỹ Tho. Hoàng hẹn nhân viên giao hàng đến một quán nước ven đường, giả vờ kiểm tra điện thoại khoảng 1 giờ đồng hồ.
Khi nhân viên giao hàng muốn chụp ảnh và quay phim người nhận để gửi về cửa hàng theo quy định, Hoàng viện lý do “đang công tác trong ngành công an nên không muốn lộ hình ảnh nhận diện”.
Trong lúc kiểm tra, Hoàng sử dụng tài khoản iCloud đã chuẩn bị sẵn để đăng nhập vào điện thoại mới, chiếm quyền điều khiển. Hoàng trả lại điện thoại cho nhân viên giao hàng với lý do sẽ quay lại lấy sau rồi nhanh chóng bỏ đi.
Sau đó, Hoàng dùng điện thoại của mình đăng nhập và chiếm quyền điều khiển iCloud trên điện thoại đã trả lại cửa hàng. Mục đích của Hoàng là đem cầm cố, bán tài khoản iCloud cho người khác hoặc cưỡng đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khi nhận lại, kiểm tra và phát hiện điện thoại bị chiếm quyền điều khiển, chủ cửa hàng trình báo công an. Hoàng bị bắt khi chưa kịp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo.
Ngoài ra, Hoàng còn khai nhận đã thực hiện hành vi xâm nhập trái phép trên 2 điện thoại khác với thủ đoạn tương tự.
Đồng thời, đối tượng sử dụng tài khoản Zalo ảo để đặt 2 điện thoại iPhone của một cửa hàng tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Khi nhận, lợi dụng lúc nhân viên giao hàng sơ hở, Hoàng đánh tráo, chiếm đoạt điện thoại thật của cửa hàng và trả lại bằng điện thoại mô hình.
Công an tỉnh Tiền Giang khuyến cáo đây là thủ đoạn hoạt động mới của bọn tội phạm. Các đối tượng lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Tài khoản iCloud là một gói gồm nhiều dịch vụ đám mây của hãng Apple, có vai trò chuyển đổi, sao lưu và đồng bộ hóa dữ liệu thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS trên các thiết bị như điện thoại iPhone, iPad, máy tính cá nhân… Việc để người khác đăng nhập tài khoản iCloud trên thiết bị sẽ khiến chủ sở hữu bị mất quyền kiểm soát.
Các đối tượng sau khi xâm nhập, chiếm được quyền kiểm soát thiết bị sẽ thực hiện các hành vi như: Đăng ký vay tiền thế chấp tài khoản iCloud với giá 15 triệu đồng mỗi tài khoản, 1 tài khoản có thể đăng nhập trên nhiều thiết bị và sẽ vay được nhiều tiền hơn.
Ngoài ra, đối tượng chiếm được quyền điều khiển iCloud sẽ đòi chủ sở hữu thiết bị đưa một số tiền thì mới mở khóa, đưa lại mật khẩu tài khoản iCloud hoặc bán lại cho bên thứ ba…
Công an tỉnh Tiền Giang thông báo ai từng bị lừa đảo với thủ đoạn tương tự cần liên hệ với Phòng Cảnh sát hình sự (số điện thoại 0693.599.511) để cung cấp thông tin, giúp cơ quan điều tra làm rõ hành vi vi phạm, xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
" alt=""/>Bắt 'phù thủy' chiếm đoạt tài khoản iCloud rồi lừa đảo