![]() |
Máy cầm gọn trên tay. Ảnh: Mobile-review. |
Touch Cruise được thiết kế gọn gàng, chắc chắn. Kích thước của máy là 110 x 50 x 15,5 mm, so với P3300 (108 x 58 x 16,6 mm) có thể thấy máy mỏng hơn một chút nhưng nặng hơn (130 so với 127 gram).
Touch Cruise có thiết kế cân đối hài hoà, hai bên thân máy thẳng, phía trên và phía dưới uốn vòng cung. Toàn thân là lớp nhựa màu xám, pha trộn với các đường viền kim loại 2 bên thân. Mặt trước bóng loáng.
Touch Cruise có các phím bấm kín. Máy có màn hình chuẩn 2,8 inch, tương đương với O2 mini và O2 Neo. Màn hình cảm ứng TFT độ phân giải là 240 x 320 pixel, khá sáng, hiển thị chi tiết các góc cạnh. Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các ký tự hiển thị chưa rõ.
Bên trên màn hình là camera thứ hai, dành cho các cuộc gọi video. Bên dưới màn hình, bộ phận điều hướng nằm ở giữa, 2 bên là các phím gọi điện và các truy cập nhanh GPS, trình duyệt.
Bên sườn phải là phím camera và khe cắm thẻ nhớ microSD. Khe dắt bút được bố trí nằm ở phía dưới, người dùng muốn lấy bút thì phải rút xuống. Sườn trái là phím tăng giảm âm thanh và ghi âm.
Trong khi đó, nút bật nguồn nằm trên và phía dưới là cổng kết nối USB cũng là cổng xạc và giắc cắm tai nghe, bên cạnh là lỗ reset máy. Mặt sau không ấn tượng nhiều, camera được bố trí cấn đối ở phía trước, gương ngắm nằm trên nắp pin.
Người dùng không cần phải tháo pin ra để thay SIM, bởi vì khe dắt SIM nằm ngay bên cạnh máy. Đây là một cải tiến so với các dòng máy trước như P4350 phải tháo pin mới thay SIM và thẻ nhớ được.
![]() |
Touch Cruise có nhiều kết nối. Ảnh: Cnet. |
Công nghệ màn hình được sử dụng phổ biến trong các dòng laptop trên thị trường hiện nay là màn hình tinh thể lỏng (LCD - Liquid Crystal Display). Các màn hình được phân biệt khác nhau bởi kích thước màn hình và độ phân giải. Độ phân giải được xác định bằng các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm chấm trên màn hình LCD được cấu thành bởi 3 điểm chấm phụ: điểm đỏ, điểm xanh lá cây và điểm xanh nước biển. Ba màu này được kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị.
Độ phân giải là một “thước đo” với khả năng hiển thị của màn hình. Ví dụ, một màn hình XGA 14.1” tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1024 x 768. Trong đó, 1024 là số điểm chấm theo chiều ngang màn hình, 768 là số điểm chấm theo chiều dọc màn hình. Với một màn hình SXGA 14.1” tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1280 x 1024. Nếu một hình ảnh ở trên màn XGA có kích thước 20 x 10 pixel, thì ở trên màn hình SXGA, nó sẽ có kích thước tương đối nhỏ hơn, mặc dù số điểm chấm được sử dụng để hiển thị là như nhau. Điều này giúp cho màn hình SXGA hiển thị được nhiều hình ảnh hơn, tạo nên cảm giác “rộng hơn” so với màn hình XGA.
Hầu hết các màn hình LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor), hay còn gọi là công nghệ hiển thị chủ động (active matrix display). Tên gọi này để phân biệt với công nghệ hiển thị bị động (passive matrix display). Màn hình TFT sử dụng một bóng bán dẫn (transistor) riêng biệt tại mỗi điểm chấm phụ được kích hoạt bởi một dòng điện rất nhỏ, giúp cho tốc độ hiển thị màu tại mỗi điểm chấm phụ nhanh hơn. Do đó, với màn hình hiển thị chủ động, các thay đổi về màu sắc hay hình ảnh sẽ được hiển thị chân thực và nhanh hơn nhiều so với các màn hình bị động.
Nếu một bóng bán dẫn bị nối tắt hoặc bị hở sẽ dẫn đến một điểm chấm đó không có khả năng hiển thị màu sắc bình thường, gọi là điểm chết (dead pixel). Một điểm chết có thể bị sáng, chỉ hiển thị một màu như màu đỏ, màu xanh, màu trắng hoặc bị mất hẳn chỉ nhìn thấy màu đen.
" alt=""/>Làm sao chọn được màn hình laptop tốt?