- Tin Sao Việt ngày 4/8: Vợ chồng MC Hoàng Linh tình cảm bên xe hơi tiền tỉ mới tậu,àngLinhkhoexehơitiềntỷmớitậhôm nay ngày mấy âm lịch Lý Hải hoài niệm về tình bạn chí cốt 26 năm.
- Tin Sao Việt ngày 4/8: Vợ chồng MC Hoàng Linh tình cảm bên xe hơi tiền tỉ mới tậu,àngLinhkhoexehơitiềntỷmớitậhôm nay ngày mấy âm lịch Lý Hải hoài niệm về tình bạn chí cốt 26 năm.
Đó là điều khó tin. Bởi với thu nhập trên, ở nông thôn, vợ chồng bác phải sống rất dư dật mới đúng. Ngoài ra, với bản tính siêng năng, vườn nhà bác lúc nào cũng có rau xanh, hai bác còn nuôi được khá nhiều gà, vịt, tự cung tự cấp và biếu hàng xóm. Vì là chỗ thân tình, có lần bác chân thành chia sẻ với tôi về "cơ cấu chi tiêu". Hàng tháng bác đang hỗ trợ vài triệu đồng cho đứa cháu nội học đại học ở Hà Nội, cộng thêm cô con gái út mới đi nước ngoài xuất khẩu lao động, phải vay ngân hàng một ít lo chi phí nên thêm khoản lãi hơn triệu đồng mỗi tháng. Còn lại, thu nhập của hai bác chỉ tập trung chi tiêu trong gia đình, mà nặng nhất là khoản đám đình, cưới hỏi, ma chay và các hữu sự khác trong vùng.
Từng giữ chức vụ, quân hàm khá lớn trong quân đội nên khi về hưu, bác Tuấn nghiễm nhiên trở thành người có uy tín, có tiếng nói trong làng, xã. Ai có việc gì cũng mời bác, mong bác có mặt cho cái hữu sự của họ thêm phần trang nghiêm, long trọng. Đồng thời, qua các công việc đoàn thể, nhiều người biết bác hơn đồng nghĩa với việc lời mời bác đi ăn cỗ cũng tăng.
Người quê tôi có nhiều lý do để mở tiệc, làm cỗ và mời khách lắm. Bên cạnh các hữu sự đã thành lệ như đám hiếu, hỉ, giỗ chạp, cưới xin, ma chay, mừng thọ, tân gia; đã có nhiều sáng kiến mới được phát minh và liệt vào hàng sự kiện quan trọng để mời khách: sinh nhật, chẵn tháng, thôi nôi, đậu đại học, rửa xe, lên chức, lên lương, lên bằng, vào biên chế, nhập ngũ, đi xuất khẩu lao động, khánh thành nghĩa trang gia đình... "Con biết không, có tháng nhà bác nhận được hơn 20 lời mời ăn cỗ, đám nào thấp cũng phải bỏ phong bì 100 ngàn đồng, còn hầu hết là 200 ngàn", bác Tuấn kể với tôi, "mà ở quê khổ lắm, bà con mời không đi coi sao được. Cái làng cái xã bé tý, đi vào đi ra gặp nhau. Mang tiếng chết!".
Bác Tuấn vẫn còn may mắn vì có thu nhập để bỏ phong bì đi ăn cỗ. Với nhiều gia đình nghèo, hưu trí, thuần nông, vốn phụ thuộc vào những vụ mùa còm cõi, trong nếp sống "phép vua thua lệ làng", việc phải tham dự các đám đình thực sự là nỗi sợ hãi. Chúng trở thành gánh nặng bám lấy cuộc sống của họ.
Nhiều người thành phố về quê tôi chơi thật sự ngạc nhiên vì mật độ cỗ, tiệc tùng ở quê. Hầu như vài ba ngày họ thấy làng có một bữa cỗ. Nhạc mở to, rạp chăng, đèn sáng. Có những người đại diện gia đình đi ăn cỗ "đối ngoại" ngày nào cũng phảng phất hơi men. Cách tổ chức cỗ ở quê cũng rất lạ đời. Trước đây ăn cỗ vào giờ trưa, sau khi đã kết thúc việc ruộng đồng hay công sở, thì nay tầm tám, chín giờ sáng đã đi đám cỗ rồi. Ở cỗ thế nào cũng uống rượu bia, thành thử, ai đi dự cỗ thì xem như hôm đó không còn làm ăn gì được. Ngày trước, khách mời chỉ giới hạn trong anh em bà con, những người thân thích, thì giờ đối tượng được mở rất rộng, cả làng, cả xã. Quy mô, hình thức tổ chức cỗ cũng đã thực sự biến dạng, nâng cấp đến mức nhiều nhà có giỗ mà làm thịt cả bê và lợn, ăn uống rình rang, khách đến nượp nượp tựa trẩy hội làng.
Theo tính toán của các bác cán bộ xóm, chi phí để mua một con bê hoặc lợn làm cỗ có khi bằng cả nguồn thu nhập trong năm của một hộ nông dân siêng năng. Người nông dân đang tạo ra vòng luẩn quẩn của chính mình, vừa làm sao để có tiền đi ăn cỗ, vừa phải có tiền để tổ chức cỗ mời xóm làng. Chú hàng xóm tôi cũng vừa mượn mấy chục triệu tiền ngân hàng. Số là chú muốn láng nền xi măng cho cái chuồng bò, thêm nữa tháng tới nhà chú nhận được nhiều lời mời ăn cỗ quá, đồng thời con trai chú cũng vừa đậu đại học, nên chú bảo không còn cách nào khác phải đi vay ngân hàng.
Cùng với gánh nặng tài chính là sự mệt mỏi về thể xác và tinh thần. Người đi ăn cỗ cũng mệt, về nhà say xỉn, mất công mất việc, cáu gắt người thân. Người làm cỗ cũng mệt, đặc biệt là phụ nữ. Để hoàn tất một đám cỗ, họ phải chuẩn bị cả tuần, thậm chí cả tháng trời. Đêm hôm trước thì gần như không ngủ. Xong cỗ, gia chủ chỉ mong đừng có ai lời ra tiếng vào là mừng lắm rồi. Để đừng có "lời ra tiếng vào", mâm cỗ dọn ra phải thật linh đình, phải thừa mứa. Thấy nhà kia có món ngon, gia chủ cũng phải cố để mâm nhà mình xuất hiện món đó.
"Tiền tiêu trong nhà chẳng đáng bao nhiêu, chỉ sợ khoản đám đình", câu nói của chú tôi khiến tôi ám ảnh mãi bởi hủ tục cỗ tùng mà người quê đang tạo ra, tự làm khổ mình và người khác. Chi phí cỗ làm suy yếu kinh tế gia đình, tăng vấn nạn bạo lực, lo toan, hạn chế cơ hội đầu tư khác cho những đứa trẻ nông thôn, khiến môi trường sống ở nông thôn phức tạp hơn, con người quên đi những giá trị thực chất hơn.
Làm sao để giải quyết vấn nạn này? Xây dựng lối sống lành lạnh, văn minh cho nông dân và nông thôn phải bắt đầu từ đâu? Chúng ta vẫn phê phán bệnh hình thức ở thành thị, nhưng làm sao tránh bệnh này ở làng quê? Tôi nói với bác Tuấn, vì bác cũng là cán bộ thôn, nên cán bộ, chính quyền gương mẫu trước trong việc này và từng bước giải thích, kêu gọi bà con thay đổi. Đây cũng là chủ trương từ Chính phủ, các cơ quan chức năng về việc thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, thân thiện và tránh bệnh hình thức, lãng phí, phô trương. Hầu hết các tỉnh, thành đều đã có bộ "quy tắc ứng xử" công khai kêu gọi người dân áp dụng, song tôi cho rằng hiện các quy tắc này mới chỉ dừng ở khâu "kêu gọi".
Tôi mong tiêu chí sống lành mạnh và giản dị, chân thật thay vì hình thức không cần thiết sớm trở thành mục tiêu ưu tiên của chương trình "Nông thôn mới" của quốc gia.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Nạn cỗ quêTôi đã bắt đầu tích lũy được một số kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ với độc giả.
Khen ngợi con gái một cách chính xác
Các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý đến ý tưởng, kỹ năng sáng tạo và hành vi thay vì ngoại hình của con gái bạn. Không có nghĩa là không thể khen một cô gái xinh đẹp nhưng tôi chỉ làm điều này sau khi khen con những điều khác quan trọng hơn.
Khen ngợi một đứa trẻ về tài năng hoặc trí tuệ cũng không phải là lựa chọn tốt nhất. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên khen ngợi những nỗ lực của trẻ mà chúng đã áp dụng để hoàn thành công việc. Điều này khuyến khích trẻ phát triển và nỗ lực hơn nữa.
Cho phép con tranh luận với bạn
![]() |
Khuyến khích con tranh luận để con nói lên suy nghĩ của mình. |
“Con gái ngoan” là luôn nghe lời và không bao giờ tranh cãi với bố mẹ. Nhưng có phải lúc nào mẹ cũng đúng?
Sau khi trở thành cha mẹ, tôi hiểu có những lúc mình cũng bị nhầm lẫn. Vậy tại sao lời nói của tôi phải là lời đúng duy nhất trong gia đình?
Các chuyên gia tin rằng, một cô gái có thể tranh luận với bố mẹ sẽ làm điều tương tự với bạn cùng lớp, giáo viên và sếp tương lai.
Hãy để con tự chọn đồ
![]() |
Tạo sự tự chủ con cho các cô gái bằng việc khuyến khích con đưa ra các quyết định từ những việc nhỏ nhất. |
Điều quan trọng là con có thể đưa ra những lựa chọn nhanh chóng trong thế giới hiện đại. Nhiều người cảm thấy khó khăn khi làm điều này vì họ không được dạy nó từ khi còn nhỏ.
Tôi cố gắng cho con gái mình cơ hội tự chọn đồ bất cứ khi nào có thể. Khi được khoảng 2 tuổi, con có thể quyết định mình muốn mua đồ chơi nào, muốn mặc màu gì và ăn gì cho bữa sáng.
Khuyến khích sở thích của con
Tôi muốn con gái của mình có một số sở thích như khiêu vũ, đấu vật tự do, chơi trong ban nhạc, vẽ, nghiên cứu vật lý hạt nhân…
Rachel Simmons, tác giả của cuốn sách Odd girl out, cho biết: “Tham gia vào hoạt động yêu thích sẽ mang lại cho con cơ hội để làm chủ những thử thách.
Điều này sẽ thúc đẩy lòng tự trọng và khả năng phục hồi của con và khẳng định giá trị nội tại hơn là vẻ bề ngoài”. Rachel Simmons nói thêm: “Ví dụ, có một niềm đam mê, con có thể chơi nhạc cụ, múa thay vì bị cuốn vào những bộ phim truyền hình”.
Khuyến khích con tự giải quyết các vấn đề
Tôi muốn bảo vệ con mình khỏi các vấn đề, nhưng tôi phải suy nghĩ lại. Để một đứa trẻ tự đương đầu với các tình huống khó khăn không chỉ là luyện tập cho các tình huống khi trẻ lớn lên mà còn dạy chúng chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Cha mẹ quá bao bọc sẽ dẫn đến việc tạo ra một thế hệ không có khả năng chịu trách nhiệm. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng dọn đường cho con cái để chúng không bao giờ phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào. Điều đáng sợ nhất là những đứa trẻ nhận thức rõ và trông chờ vào nó.
Dạy con chấp nhận rủi ro
![]() |
Dạy con bước ra khỏi vùng an toàn. |
Đây là một điều khó khăn khác của các phụ huynh. JoAnn Deak, Tiến sĩ, tác giả của cuốn Girls will be girls, nói: “Những cô gái tránh rủi ro có lòng tự trọng kém hơn những cô gái có thể và đương đầu với thử thách.
Bạn hãy thúc giục con gái của bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình. Ví dụ, với một cô gái sợ hãi việc đạp xe xuống dốc, bạn hãy tìm một ngọn đồi nhỏ để con chinh phục trước”.
Thoạt nghe có vẻ hơi sợ. Nhưng nó sẽ cho hiệu quả tốt. Trẻ không biết cách chấp nhận rủi ro khi trưởng thành, điều đó có nghĩa là con sẽ khó thành công hơn.
Khuyến khích con đọc sách
![]() |
Các chuyên gia khuyên bạn nên tham gia vào việc đọc sách chủ động cùng con. Ví dụ, bạn có thể đề nghị con gái tự đọc một số đoạn hoặc hỏi con gái, theo ý kiến của con, cốt truyện sẽ diễn ra như thế nào? hoặc con sẽ làm gì nếu là nhân vật chính?
Kể chuyện cổ tích cho con nghe
Tôi biết rằng nhiều truyện cổ tích ngày nay phải qua kiểm duyệt vì chúng thể hiện những quan điểm, hành vi lỗi thời và đầy rẫy sự phân biệt giới tính.... Nhưng bạn luôn có thể tìm thấy nhiều ý nghĩa khác trong truyện cổ tích như dạy con nỗ lực vươn lên, có những hành vi hướng thiện…
Ngọc Trang(Theo Bright side)
Mặc dù sở hữu khối tài sản lớn thứ 4 thế giới, vợ chồng Bill Gates và các con vẫn rửa bát, làm việc nhà cùng nhau để thắt chặt tình cảm gia đình.
" alt=""/>8 nguyên tắc nuôi dạy con gái, đánh bật mọi quan niệm lỗi thời