Với nhiều mẫu mã và kiểu dáng mới, iPhone 12 của Apple đã đáp ứng nhu cầu nâng cấp của nhiều người dùng, đặc biệt tại Trung Quốc. Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, lượng iPhone xuất xưởng ba tháng cuối năm 2020 đạt 90,1 triệu máy, chiếm 23,4% thị phần toàn cầu.
Nicole Peng, nhà phân tích chuyên theo dõi thị trường smartphone Trung Quốc của hãng nghiên cứu Canalys, nhận xét, Apple đã nắm bắt cơ hội hoàn hảo để giành thị phần của Huawei trên phân khúc cao cấp, khi mà Huawei về cơ bản không có đủ nguồn cung, dù nhu cầu của người dùng với thương hiệu này vẫn còn.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Apple ghi nhận doanh thu quý vượt 100 tỷ USD. Doanh thu tại đại lục tăng trưởng 57%. Trả lời trên Twitter, CEO Tim Cook cho biết, 2 trong 3 smartphone bán chạy nhất khu vực đô thị Trung Quốc là iPhone. Ông nói thêm, lượng người nâng cấp điện thoại tại Trung Quốc cũng cao kỷ lục.
Nhờ thành tích xuất sắc, Apple đoạt ngôi đầu từ tay Samsung. Hãng điện tử Hàn Quốc ghi nhận doanh số tăng 6,2% so với cùng kỳ 2019, lên 73,9 triệu máy, chiếm 19,1% thị phần. Không bất ngờ khi Huawei thiệt hại nặng nhất với doanh số giảm tới 42,4%, xuống 32,3 triệu máy. Công ty Trung Quốc chịu nhiều áp lực trước lệnh cấm vận của Mỹ, ngăn cản việc tiếp cận chuỗi cung ứng các bộ phận quan trọng như bán dẫn.
Theo nguồn tin của Reuters, Huawei đang đàm phán bán hai dòng điện thoại cao cấp P và Mate. Dù vậy, công ty phủ nhận kế hoạch.
IDC cho biết, Huawei hiện xếp hạng 5 trên thị trường smartphone toàn cầu, giảm 3 bậc so với hai quý trước đó. Trong khi đó, hãng nghiên cứu Counterpoint và Canalys lại xếp Huawei ở hạng 6, đánh dấu lần đầu tiên sau nhiều năm Huawei không có trong top 5. Xiaomi và Oppo lần lượt đứng thứ 3 và 4, theo IDC.
Du Lam (Theo Reuters)
Các hãng công nghệ lớn đều ghi nhận kết quả kinh doanh quý IV/2020 khả quan. Đặc biệt, Apple bước vào ‘siêu chu kỳ’ nhờ iPhone 12.
" alt=""/>Apple vượt Samsung trở thành thương hiệu smartphone số 1 thế giớiNgọc Trang
Chiều ngày 26/8, Hà Nội thêm 33 ca mắc Covid-19 tại cộng đồng, nâng tổng số ca trong ngày lên 66 trường hợp.
" alt=""/>Hà Nội thêm 33 ca CovidCơ quan này cho hay, những kẻ lừa đảo đang lập ra ngày càng nhiều các ứng dụng tài chính giả mạo “nhái” các nền tảng nổi tiếng như JD Finance, một trong những công ty cho vay trực tuyến lớn nhất tại Trung Quốc. Chỉ riêng nền tảng này, đã có hơn 5.600 ứng dụng “fake”.
Vào tháng 6, một người dùng Internet tại tỉnh Sơn Đông đã bị lừa 60.000 NDT (8.950 USD) sau khi tải xuống ứng dụng giả mạo nền tảng cho vay tài chính Mashang Consumer Finance. Ứng dụng lừa đảo đã yêu cầu người này trả 10.000 NDT cho bảo hiểm khoản vay tài chính và 50.000 NDT lệ phí xác minh vốn.
Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, với hơn 1 tỷ người dùng Internet tính tới hết tháng 12/2021. Quốc gia này cũng là thị trường tiêu thụ điện thoại thông minh và máy tính cá nhân lớn nhất toàn cầu. Điều này khiến đây trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho những ứng dụng lừa đảo sinh sôi.
Vào tháng 4, Tân Hoa Xã dẫn nguồn CAC cho biết, những năm gần đây, việc sử dụng ứng dụng để lừa đảo trực tuyến chiếm khoảng 60% tổng số các vụ gian lận viễn thông tại đại lục. Các ứng dụng lừa đảo này “bắt chước” các nền tảng thanh toán, thậm chí là cả các ngân hàng lớn.
Không chỉ vậy, “virus” gian lận trực tuyến cũng lan sang Hồng Kông. Trích số liệu tội phạm mới nhất, trong 4 tháng đầu năm, những kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt hơn 1,28 tỷ đô la Hồng Kông (tương đương 163 triệu USD) của hơn 6.000 nạn nhân.
Để đối phó với tình trạng này, CAC đã phải phối hợp Bộ Công an Trung Quốc cùng các cơ quan chức năng khác xây dựng hệ thống cảnh báo trực tuyến dành cho người dùng Internet.
Vinh Ngô
" alt=""/>Cảnh báo gian lận trực tuyến và ứng dụng tài chính lừa đảo ‘Made in China’