Theo Sở Du lịch TPHCM, “Dòng sông kể chuyện mùa 2 - Chuyến tàu huyền thoại” sẽ kết hợp tính lịch sử, điện ảnh, giải trí để truyền tải những thông điệp ý nghĩa về câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc, về tầm nhìn, trí tuệ, tinh thần anh dũng, quật cường của thế hệ cha ông đi trước và sự năng động, sáng tạo của thế hệ hôm nay.
"Chuyến tàu huyền thoại" là vở đại nhạc kịch ngoài trời lần đầu tiên diễn ra trên sông Sài Gòn, tái hiện các câu chuyện lịch sử thông qua ngôn ngữ nghệ thuật hoàn toàn mới với những đại cảnh, những điểm nhấn chiều sâu cảm xúc xoáy vào nội tâm nhân vật, khai thác những câu chuyện lịch sử và giai thoại về các nhân vật trong các bối cảnh lịch sử trọng đại.
Vở đại nhạc kịch là câu chuyện về những chuyến tàu đặc biệt đã từng đến và đi trên sông Sài Gòn, là những chuyến tàu lịch sử gắn với những dấu mốc quan trọng của dân tộc, là những hải thuyền đầu tiên của người Việt được hạ thủy, là chuyến tàu ra khơi mang theo vận mệnh cả dân tộc, là những trận đánh tàu vang dội trên sông, là những chuyến tàu đoàn tụ sau hàng chục năm xa cách, những chuyến tàu đưa thương hiệu Việt đi khắp năm châu…
Đó không chỉ là câu chuyện của những chuyến tàu mà còn là hành trình của cả dân tộc, đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại.
Ban tổ chức cho biết, chương trình không chỉ có sự kết hợp của những đạo diễn, nhạc sĩ, biên đạo tài danh mà còn là sự hội tụ của nhiều công nghệ hiện đại như kỹ xảo điện ảnh, công nghệ trình chiếu 3D mapping, màn hình nước, sân khấu chuyển động trên nước, trình diễn drone, bắn pháo hoa.
Đặc biệt, những sân khấu và bối cảnh của vở đại nhạc kịch được thay đổi và di chuyển liên tục, lúc ở trên bờ, lúc ở dưới sông, lúc ở trên tàu với, nhiều yếu tố bất ngờ về mặt nghệ thuật và công nghệ, hứa hẹn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả, du khách đến tham dự khai mạc Lễ hội Sông nước TPHCM năm 2024.
Theo Sở Du lịch TPHCM, chương trình nghệ thuật "Chuyến tàu huyền thoại' là sự kết hợp của những chuyên gia lịch sử - văn hóa – kinh tế - sân khấu - mỹ thuật hàng đầu và những đạo diễn, nhạc sĩ, biên đạo tên tuổi.
Bao gồm Tổng đạo diễn Nguyễn Hải Yến, Đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam, Giám đốc âm nhạc Đức Trí, Tổng biên đạo Tấn Lộc và nhà thiết kế Việt Hùng.
Bên cạnh đó, Chương trình nghệ thuật còn có sự đồng hành của các chuyên gia, cố vấn nội dung như ông Phan Xuân Biên, Nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy, Nhà Sử học Dương Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó Giáo sư tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng, NSND Trần Văn Giàu, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Họa sĩ Hứa Thanh Bình...
" alt=""/>Chuyến tàu huyền thoại![]() |
TS Nguyễn Văn Kiền |
Câu chuyện của cậu trò chèo ghe đi học
Anh Nguyễn Văn Kiền là con nhà nông chính hiệu ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
“Thời đó, chúng tôi đi học bằng ghe hay xuồng. Bạn bè chúng tôi đi cùng một chiếc ghe nhỏ chở 3-5 bạn. Rồi chúng tôi thay phiên nhau chèo, mỗi đứa chèo một đoạn 500m đến 1km.
Đứa không chèo thì ngồi đọc bài trên ghe để vào lớp trả bài. Mỗi buổi học về là đi ruộng, đâu có thời gian học thuộc lòng. Nên mỗi khi lên ghe là ... đọc “to” đến cả làng đều nghe hết.
Lỡ hôm nào không học kịp, vào lớp bị kêu lên trả bài mà không thuộc thì quê dữ lắm. Mà ngộ thiệt đó, cứ ngày nào cũng phải trả bài, rồi cũng quên hết” – anh Kiền vui vẻ nhớ lại thời học trò.
“Trước 1996, chúng tôi đứa nào cũng học 1 buổi, từ 6h50 đến 11h trưa. Thời đó quê tôi chưa có điện. Chúng tôi đọc sách bằng đèn dầu. Rồi rất may mắn tôi và một số bạn đậu vào đại học. Tôi vào ĐH Cần Thơ năm 1996, ra trường năm 2000”.
Anh Kiền gọi việc ở trọ tại nhà thầy giáo Trương Chí Trung khi ra Cần Thơ học đại học với mình là một sự may mắn. Bởi từ đó, anh mới biết đến… tiếng Anh.
“Các anh ở trọ cùng hàng ngày chạy xe buổi tối đi học tiếng Anh, tôi thấy mà ham. Các anh ấy còn nhiệt tình động viên “Kiền ơi, nên học tiếng Anh đi em...”.
Thời gian đầu, cậu tân sinh viên Kiền còn đi học “lụi”. Lớp học có hai cửa, một cửa vào một cửa ra, anh Kiền hay lén ngồi ở phía cửa ra, thấy giám thị đi kiểm tra thì lủi ra ngoài, “xong xuôi” lại vào ngồi tiếp.
Sau rồi anh Kiền xin tiền ba má để đăng ký học lớp vỡ lòng "English for Today”, cùng với mấy em học sinh tiểu học ở Cần Thơ.
Sau lớp “vỡ lòng”, anh Kiền học tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ của ĐH Cần Thơ. Học tới năm ra trường thì có bằng C. Sau đó, anh thi IELTS và xin học bổng ADS của Chính phủ Úc vào năm 2005.
Những lỗi hay mắc khi học Tiếng Anh
Từ việc học của chính bản thân, anh Kiền cho rằng học tiếng Anh phải kiên định.
“Mưa gió gì cũng phải đi học, vì nghỉ một hai buổi quay lại học sẽ ngán lắm. Ví dụ bạn bè rủ đi ăn uống, nhậu nhẹt, sinh nhật mà cứ nghỉ thì sau đó sẽ rất ngại học".
Thứ hai, theo anh Kiền, phải tìm kiếm cơ hội “nạp năng lượng” khi học tiếng Anh.
Anh Kiền tự nhận hồi phổ thông vốn dĩ là người nhút nhát. Vào đại học, do học tốt và được bầu làm lớp trưởng nên từ đó, anh hay phải nói chuyện trước đám đông, trao đổi với giáo viên, nên dạn dĩ dần.
“Khi học tại ĐH Cần Thơ, điều mà tôi thấy thích thú nhất là trường hay có chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Tôi lân la nói chuyện, bập bẹ thôi mà người ta hiểu nên vui lắm. Rồi tôi canh làm bạn với chuyên gia, chở họ đi chợ, đi café…
Khi học tiếng Anh, được nói chuyện với người nước ngoài cảm giác có thêm năng lượng dù hai bên có khi chẳng hiểu nhau được bao nhiêu”.
![]() |
TS Kiền là chuyên gia về phát triển nông nghiệp hữu cơ |
Một vấn đề nữa mà anh Kiền đặc biệt lưu ý là phát âm. Nghiệm ra điều này, thời còn làm việc ở ĐH An Giang, mỗi khi có chuyên gia nước ngoài đến làm việc là anh Kiền lại giới thiệu, khuyến khích sinh viên giao lưu, nói chuyện, sinh viên càng nhát thì càng tạo điều kiện để các em có cơ hội nói.
“Tôi học xong bằng C phát âm vẫn sai dữ lắm. Hồi đó thi IELTS được 5.5, tôi ra Hà Nội học thêm tiếng Anh để đi du học. Khi giáo viên người Úc dạy, họ lưu ý ngay là không cần nói nhanh, mà cứ nói từ từ, nói rõ, phát âm đúng để người ta hiểu…”.
“Tiếng Anh thay đổi cuộc đời tôi”
25 năm kể từ ngày vào đại học, cuộc sống của anh Kiền đã rất khác.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai tại ĐH Cần Thơ năm 2000, anh Kiền có học bổng du học Úc vào năm 2005. Anh đã học thạc sĩ về quản lý môi trường và phát triển tại ĐH Quốc gia Úc, nghiên cứu sinh về xã hội học từ quĩ học bổng năng lực lãnh đạo Úc (ALA), rồi nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Quốc gia Úc…
Sau này, có thời gian anh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn thuộc Trường ĐH An Giang. Hiện tại anh Kiền là Thành viên Hội đồng quản trị quốc gia tại Liên minh nông nghiệp sinh thái vùng Đông Nam Á (AliSEA), thành viên Ban chỉ đạo mạng lưới nghiên cứu Mekong bền vững (SUMERNET), Giảng viên cao cấp (danh dự) tại ĐH Quốc gia Úc, và nghiên cứu viên cao cấp tại ĐH New England (Úc), chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu sức khỏe và Chính sách nông nghiệp thuộc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Anh cũng là Giám đốc Mekong Organics - nơi chuyên hỗ trợ nhà nông vi mô nhỏ phát triển nông nghiệp hữu cơ tại vùng Mekong.
![]() |
TS Nguyễn Văn Kiền trên một cánh đồng trồng cải ở Úc |
Từ câu chuyện bản thân, anh Kiền khẳng định việc học tiếng Anh “đúng” sẽ thay đổi cuộc đời.
“Tôi biết có những người nông dân trẻ Việt Nam bán cafe và hồ tiêu sinh thái hữu cơ trên Instagram mà bán được cả qua Mỹ, bởi vì họ biết Tiếng Anh.
Nông dân trồng lúa, giỏi tiếng Anh vẫn sống rất tốt, ví dụ ông nông dân trồng lúa tại Thái Lan…. Mấy đứa trẻ ở quê nếu không đi học thạc sĩ, tiến sĩ hay kể cả không đi học đại học nhưng nếu có tiếng Anh và kỹ năng nghề thì vẫn kiếm sống được”.
“Giỏi tiếng Anh thì không thể nghèo” – TS Kiền khẳng định.
Thời gian này, ngoài những dự án chuyên môn đang triển khai, anh Kiền còn đặc biệt chú tâm chuẩn bị một “dự án” nhỏ là dạy Tiếng Anh cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa Việt Nam.
“Bước đầu, tôi dự định sẽ chọn khoảng 5 em học sinh tiểu học ở vùng sâu vùng xa, với tiêu chí là hiếu học và gia đình ủng hộ việc học của các em. Mỗi em sẽ có một thầy hướng dẫn riêng, và hàng tuần sẽ có những buổi học với người bản xứ. Những tình nguyện viên sẽ dạy các bạn trẻ có thể nói được tiếng Anh, đặc biệt là phát âm phải thật chuẩn.
Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh (smart phone) là các em có thể nói chuyện tiếng Anh trực tiếp với người bản xứ miễn phí. Sự hỗ trợ này sẽ kéo dài khoảng 2 năm, cho tới khi các em thông thạo” – anh Kiền chia sẻ.
Phương Chi
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2005 Lê Vũ Hoàng cho rằng, Úc sẽ là môi trường thuận lợi để anh tạo ra sản phẩm, đưa về Việt Nam phục vụ cộng đồng.
" alt=""/>Cậu học trò chèo ghe đi học đổi đời nhờ Tiếng AnhSau khi tập trung cho thương vụ Bruno Fernandes trong tháng Giêng vừa qua, MU đang triển khai kế hoạch cho chuyển nhượng mùa hè 2020.
![]() |
Koulibaly là ưu tiên của MU mùa hè tới |
Starsport tiết lộ, nguồn tin độc quyền từ trung tâm huấn luyện Carrington cho biết, MU đưa Kalidou Koulibaly vào danh sách mục tiêu cần thiết phải mua.
MU muốn xây dựng tương lai với cặp trung vệ Harry Maguire - Koulibaly, trong khi Victor Lindelof là nhân tố để xoay tua.
Từ nhiều tháng qua, MU liên tục đàm phán với Napoli, nhưng không tìm được thỏa thuận chung.
Trung vệ 28 tuổi người Senegal cũng muốn được chuyển đến Old Trafford. Anh thất vọng với chính sách thể thao hiện tại của Napoli, sau khi sa thải Carlo Ancelotti (hiện dẫn Everton).
Napoli đòi mức giá chuyển nhượng 90 triệu bảng. MU cho rằng con số này không hợp lý, và đưa ra đề nghị không vượt quá 60 triệu bảng trong quá trình đàm phán.
MU hiện đang "đi đêm" với Bruno Satin - người đại diện chuyển nhượng của Koulibaly, với hy vọng thương vụ sớm thành công.
Conte kéo Umtiti về Inter
Kể từ khi bổ nhiệm Antonio Conte, Inter rất tích cực tham gia thị trường chuyển nhượng, và hiện đang hướng đến Samuel Umtiti.
![]() |
HLV Conte lôi kéo Umtiti về Inter |
Tờ Tuttosport đưa tin, HLV Conte muốn có Umtiti từ lâu, và tìm cách mang anh về Italia trong mùa hè năm nay.
Kế hoạch của Conte là chiêu mộ Umtiti để thay Diego Godin - cầu thủ sẽ 34 tuổi vào ngày 16/2 tới, và gần đây thường bộc lộ vấn đề thể lực.
Mùa này, Umtiti dành phần lớn thời gian trên ghế dự bị Barca. Sự xuất hiện của HLV Quique Setien giúp trung vệ người Pháp lấy lại vị trí từ người đồng hương Clement Lenglet.
Mặc dù vậy, tương lai Umtiti ở Barca không được đảm bảo. Vì thế, Conte hối thúc TGĐ Beppe Marotta sớm đàm phán với nhà ĐKVĐ La Liga.
Không có tương lai chắc chắn ở Nou Camp, nhưng Umtiti rất được các CLB châu Âu chào đón. Ngoài Inter, hai đội Juventus và Arsenal cũng theo sát cựu cầu thủ Lyon.
Kim Ngọc
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 2