- Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh đại học có những điểm mới nào so với hiện nay, thưa bà?
- Dự thảo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến xã hội, có một số nội dung mới, tập trung vào hai điểm quan trọng đã được trao đổi và thống nhất tại hội nghị giáo dục đại học hồi tháng 8.
Thứ nhất là khắc phục những bất cập khi cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp môn xét tuyển đối với cùng một ngành hay chương trình đào tạo. Một số trường đã dành quá nhiều chỉ tiêu xét tuyển sớm hay quy định điểm cộng quá lớn cho các chứng chỉ ngoại ngữ.
Thứ hai là đáp ứng yêu cầu của những đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, tạo tác động tích cực tới việc dạy và học ở cấp THPT.
Những nội dung sửa đổi, bổ sung khác chủ yếu mang tính kỹ thuật, tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức đăng ký và xét tuyển.
- Để khắc phục bất cập mà bà vừa nói, Bộ dự kiến khống chế tỷ lệ xét sớm là 20%. Cơ sở nào Bộ đưa ra con số này?
- Chúng tôi căn cứ thực tiễn công tác tuyển sinh những năm qua. Xét tuyển sớm tối đa 20% chỉ tiêu nhằm tập trung tuyển những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội, hạn chế tác động đến việc học tập của học sinh ở kỳ II năm lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT.
Điều quan trọng nhất là tạo sự công bằng. Rõ ràng, không phải em nào cũng có khả năng tham gia xét tuyển sớm khi chưa hoàn thành chương trình lớp 12.
Việc giảm quy mô xét tuyển sớm cũng sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác tuyển sinh của các trường. Có xét tuyển sớm hay chỉ xét trong đợt chung thì tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển không thay đổi, tại sao phải vất vả chạy đua xét tuyển sớm? Tại sao học sinh chưa hoàn thành lớp 12 phải vất vả nộp hồ sơ nhiều nơi, rồi không yên tâm học tập.
Trong khi đó, Bộ đã có một hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung với đầy đủ dữ liệu, trực tuyến hoàn toàn, thuận lợi cho cả thí sinh và các trường. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại trào lưu tuyển sinh sớm (phổ biến 5- 6 năm trở lại đây), một cách khách quan, để có giải pháp căn cơ, giải quyết dứt điểm những bất cập phát sinh từ đó.
Truyền niềm đam mê đọc sách cho các em nhỏ
Đây là hoạt động đầu tiên của dự án trong kế hoạch xây dựng hệ thống thư viện mini đến từng lớp học, nhằm đặt nền móng cho việc xây dựng văn hóa đọc và niềm đam mê đọc sách từ rất sớm cho các em học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết: "So với các nước trong khu vực, tỉ lệ đọc sách của người Việt Nam khá thấp". Trẻ em ở các vùng nông thôn chỉ đọc 0,4-2 cuốn sách/năm ngoài sách giáo khoa, thua trẻ con nhà công chức Hà Nội khoảng 30 lần. Trẻ em Châu Âu đọc khoảng 12.000 phút/năm tương đương 9.000 trang sách = khoảng 45 cuốn sách với mỗi cuốn 200 trang. Sở dĩ có hiện tượng này, là do nguồn tài chính, kinh phí dành cho sách tham khảo, sách truyện ở nông thôn là một vấn đề thách thức lớn, bên cạnh đó, trẻ em nông thôn hầu hết chưa được rèn luyện thói quen đọc sách theo định hướng của nhà trường và gia đình.
![]() |
Hệ thống thư viện lớp học ”Tủ sách Lam Sơn” được triển khai từ sự hỗ trợ tủ và sách của các cựu học sinh Lam Sơn, các cựu học sinh xuất thân từ tỉnh Thanh, và sự đồng hành của những cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu mến vùng đất này. Dự án được khởi động với thương hiệu "Lam Sơn" để phát huy giá trị tinh thần "học giỏi, thành đạt" đồng thời đánh giá cao sự tham gia làm nòng cốt từ các cựu học sinh Lam Sơn.
Bên cạnh đó, nhìn vào lịch sử dân tộc, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, mang lại nhiều đổi thay cho đất nước, tên gọi Tủ sách Lam Sơn cũng gắn với ý nghĩa này - mong muốn góp phần mang lại sự thay đổi về thói quen đọc sách trong cộng đồng người Việt nói chung và xứ Thanh nói riêng. Khi kỹ năng đọc sách, niềm say mê đọc sách được nhen nhóm, rèn luyện ngay từ những bước đầu của quá trình học văn hóa, và được duy trì suốt cuộc đời, sách sẽ giúp con người nâng cao tri thức.
Gắn kết người cho, chia sẻ trách nhiệm thế hệ
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Ba: “Dự án này cũng là nơi tập hợp các thành viên tích cực của thế hệ đàn anh đi trước, tạo sức lan tỏa, kêu gọi và vận động để xây dựng tủ sách cho con em mình, cho các thế hệ học sinh đàn em trên chính ngôi trường họ đã học, trên chính mảnh đất nơi họ sinh ra. Như vậy, “Tủ sách Lam Sơn” không chỉ có khả năng góp phần làm thay đổi tương lai “người nhận”, mà còn gắn kết sự đoàn kết, chung sức chung lòng của “người cho”. Chúng tôi nhận thấy rằng: Nếu trong mỗi cuốn sách được đóng dấu “Sách do cựu học sinh ưu tú của tỉnh Thanh chia sẻ trách nhiệm xã hội” thì tâm trí nhiều học sinh xứ Thanh sẽ dung chứa tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội. Khi lớn lên, các em lại tiếp tục chia sẻ trách nhiệm xã hội đến thế hệ kế tiếp, Việt Nam sẽ dung chứa những chỉ số của xã hội văn minh”.
![]() |
Theo tính toán sơ bộ, cả tỉnh Thanh Hoá có khoảng 1600 trường từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ thông. Nếu trung bình mỗi trường có 15 lớp thì cần tới 24.000 tủ sách. Với khoảng 3 triệu đồng cho một thư viện mini ở lớp học, bao gồm tủ và số lượng đầu sách từ 30 - 60 cuốn sách/tủ cần gần 1.500.000 (một triệu năm trăm) đầu sách. Để triển khai hệ thống thư viện lớp học trên toàn tỉnh Thanh Hóa, cần có 72 tỷ VND cho để thực hiện dự án này.
Chương trình mới được triển khai trong gần 1 tháng qua đã tiếp nhận sự hỗ trợ, đóng góp của các nhà xuất bản, công ty sách, doanh nhân, các cựu học sinh chuyên Lam Sơn và các cá nhân, tổ chức khác với tổng số 3.500 cuốn sách và tủ sách, tương đương 300 triệu đồng. Trong đó, có nhiều đầu sách phong phú như: sách phổ biến kiến thức khoa học, truyện tranh, tâm lý giáo dục, kỹ năng thực hành xã hội, truyện văn học và tham khảo trong nhà trường. Dự kiến trong kế hoạch 10 năm, Tủ sách Lam Sơn sẽ được triển khai trên toàn địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ cả kinh phí từ ngân sách dành cho giáo dục và các nguồn hỗ trợ xã hội.
Thông tin ủng hộ dự án Tủ Sách Lam Sơn: Số tài khoản: 0200.419.88.666 Chủ tài khoản: Lê Thị Quyên Ngân hàng Sacombank, chi nhánh Đống Đa, Hà Nội. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Trao tặng tủ sách Lam Sơn cho trẻ em Thanh HóaCựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa công bố tựa đề cho cuốn tự truyện mới nhất của bà sẽ được phát hành vào tháng 9/2017 mang tên What Happened.
![]() |
Bà Hillary Clinton cuối cùng đã chọn tựa đề What Happened cho cuốn tự truyện của mình. |
Hillary Rodham Clinton không chỉ là cựu đệ nhất phu nhân tổng thống Mỹ Bill Clinton, mà còn là ứng cử viên sáng giá cho chức danh nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ năm 2016. Với chiến dịch “Strong Together”, bà Clinton đã giành được ủng hộ đông đảo từ phía người dân Mỹ, đặc biệt là với cựu tổng thống Obama và hầu hết giới nghệ sĩ, người nổi tiếng.
Tuy vậy, những gì xảy ra tại cuộc bầu cử năm 2016 đã khiến cho toàn bộ người Mỹ và thế giới kinh ngạc, bà Clinton đã thất bại trước một Donald Trump mới lạ. Bà đã không xuất hiện trước truyền thông trong suốt hơn 4 tháng kể từ bài phát biểu vào tháng 11/2016.
![]() |
Bà Hillary Clinton và chiến dịch “Strong Together” trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016. |
Đến tháng 6 năm nay, bà Clinton chia sẻ về dự định viết tự truyện sau những gì bà đã trải qua trong chiến dịch tranh cử và quan điểm cá nhân của bà trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Cuốn sách What Happened miêu tả lại những suy nghĩ và cảm giác của bà Clinton khi đối mặt với ứng cử viên đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, những sai lầm mà bà mắc phải, và cách bà vượt qua cú sốc thất bại để quay trở lại mạnh mẽ hơn. Bà Hillary chia sẻ rằng trước đây mình luôn phải cực kỳ thận trọng trước giới truyền thông, nhưng kể từ sau thất bại, bà đã dỡ bỏ hàng rào đó để trở nên thoải mái hơn.
Bà Hillary Clinton không phải là người duy nhất viết về cuộc bầu cử 2016. Vào đầu năm nay, hai nhà báo Jonathan Allen và Amie Parnes đã xuất bản cuốn sách Shattered cung cấp một cái nhìn toàn diện về thất bại trong chiến dịch của Clinton. Trong khi đó, cuốn Game Change của Mark Halperin và John Heilemann cũng sẽ ra mắt vào năm sau, kèm theo bộ phim chuyển thể của HBO.
![]() |
Jonathan Allen và Amie Parnes cho độc giả cái nhìn toàn diện về chiến dịch tranh cử của bà Clinton trong cuốn Shattered. |
What Happened của Hilary Clinton sẽ chính thức được phát hành tại Mỹ vào ngày 12/9/2017.
Theo Zing " alt=""/>Bà Hillary Clinton trải lòng về thất bại trong cuốn tự truyện mới