Phóng sự điều tra chấn động dư luận của báo New York Times hôm 27/9 cho biết, Tổng thống Donald Trump chỉ trả 750USD tiền thuế thu nhập liên bang trong năm đắc cử và trong năm đầu tiên ở Nhà Trắng.Dựa trên các hồ sơ thuế được thu thập từ năm 2000 đến năm 2017 liên quan đến ông Trump và hàng trăm công ty do ông sở hữu, báo trên tiết lộ vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ thực chất đã lỗ tới 47,4 triệu USD trong 2018, trái ngược với tuyên bố kiếm được ít nhất 434,9 triệu USD của ông trong năm đó. Đây được cho là nguyên nhân vì sao suốt 15 năm qua, ông Trump chỉ đóng thuế 5 năm.
 |
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Cũng theo phóng sự, hầu hết các doanh nghiệp trong đế chế kinh doanh của ông Trump, từ các sân golf đến khách sạn của ở thủ đô Washington D.C, đang phải chịu lỗ hàng triệu cho đến hàng chục triệu USD mỗi năm. Các hồ sơ thuế còn cho thấy nhiều khu nghỉ dưỡng và khách sạn của ông Trump đang được sử dụng bởi các nhà vận động hành lang, quan chức nước ngoài và những người có mối liên hệ gần gũi khác với Tổng thống Mỹ.
Ông Trump đã xoay sở để “lách thuế”?
Dù sở hữu hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ và có tổng giá trị tài sản xấp xỉ 2,5 tỷ USD (theo ước tính từ Forbes), nhưng Tổng thống Trump vẫn xoay sở để không phải trả thuế trong khoảng từ 10 đến 15 năm qua.
Theo New York Times, lý do là vì phần lớn các khoản báo lỗ từ những doanh nghiệp do ông Trump sở hữu và điều hành giúp ông ít phải nộp thuế thu nhập liên bang cho bất kỳ các khoản giao dịch và đầu tư nào khác, chẳng hạn như khoản thuế 600 triệu USD đối với chương trình truyền hình “The Apprentice” do ông Trump chủ trì.
Thủ thuật quan trọng trong việc “phù phép” những báo cáo về tài chính của ông Trump là sử dụng tiền thu được từ danh tiếng của bản thân, để mua lại và hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp rủi ro, sau đó tận dụng các khoản lỗ từ chúng để “lách thuế”.
Về cơ bản, Tổng thống Trump đang mất rất nhiều tiền, nhưng ông vẫn xoay sở để lách luật thuế của Mỹ bằng cách gánh các khoản lỗ còn tồn động ở những năm trước để giảm mức thuế phải nộp trong những năm tiếp theo. Vào đầu những năm 1990, khi đế chế kinh doanh đứng trên bờ vực sụp đổ và bản thân mất trắng 1 tỷ USD, ông Trump vẫn có thể tận dụng được các khoản khấu trừ thuế trong suốt 18 năm tiếp theo.
Ivanka Trump đang “gánh nợ” giúp cha mình?
Theo New York Times, Ivanka Trump, con gái lớn của Tổng thống Donald Trump, đã nhận được một khoản "phí tư vấn" giúp giảm hóa đơn thuế cho gia đình mình, khi còn làm nhân viên của Tổ chức Trump.
Phỏng đoán này dựa trên một hồ sơ riêng của Tổng thống cho thấy, công ty của ông từng trả tới 747.622USD cho một nhà tư vấn giấu tên cho các dự án khách sạn ở Hawaii và Vancouver (Canada). Các hồ sơ cá nhân được công khai mà Ivanka từng nộp cho Nhà Trắng năm 2017 cho thấy cô nhận được một số tiền tương tự thông qua một công ty tư vấn do cô đồng sở hữu.
Tờ Guardian nhận định, vụ việc trên nếu bị phanh phui có thể gây ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của Ivanka, nhất là khi nhiều người tin rằng cô đang ấp ủ tham vọng chính trị của riêng mình sau khi cha cô rời nhiệm sở.
Ông Trump lợi dụng chức vụ để làm giàu?
Các doanh nghiệp của Tổng thống có được hưởng lợi từ chức vụ của ông trong Nhà Trắng hay không vốn là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Bản chất toàn cầu của Tổ chức Trump cùng danh mục các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và những lợi ích khác của tập đoàn này đã dẫn đến những suy đoán rằng các nhà vận động hành lang, lãnh đạo doanh nghiệp và giới chức nước ngoài có thể chi tiền cho những doanh nghiệp này để gây ảnh hưởng ở Mỹ.
Phóng sự của New York Times, dựa trên các tờ khai thuế của Tổng thống Trump, cho thấy rõ ràng các doanh nghiệp của ông đã thực sự được hưởng lợi từ sự nghiệp chính trị của ông.
Kể từ khi trở thành ứng cử viên hàng đầu cho chức Tổng thống Mỹ, ông Trump đã nhận được rất nhiều khoản tiền của các nhà vận động hành lang, chính trị gia và các quan chức nước ngoài, thông qua việc lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng hoặc tham gia các câu lạc bộ của Trump. Tờ báo cũng nêu chi tiết các khoản tiền được trả tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Largo ở bang Florida, khách sạn Trump ở Washington D.C, cùng các địa điểm khác.
Cũng theo New York Times, trong 2 năm đầu tiên ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã kiếm được 73 triệu USD từ các nguồn thu ở nước ngoài, trong đó có 3 triệu USD từ Philiippines, 2,3 triệu USD từ Ấn Độ và 1 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Các khoản thuế mà ông chi trả ở nước ngoài cũng cao hơn nhiều so với các chi trả khoản thuế trong nước. Vào năm 2017, ông Trump chỉ phải trả 750USD cho Chính phủ Mỹ, nhưng đã trả gần 15.600USD cho Panama, 145.400USD cho Ấn Độ; và 156.824USD cho Philippines.
Ông Trump vẫn gánh khoản nợ khổng lồ
Phóng sự của New York Times cũng tiết lộ, Tổng thống Trump đang phải đối mặt với một thử thách tài chính chính lớn, vì trong vòng 4 năm tới, các khoản vay hàng trăm triệu USD của ông sẽ đáo hạn.
Theo tờ báo, ông Trump đang lặp lại sai lầm tương tự trước đây. "Ông đang phải chịu trách nhiệm cho các khoản vay lên tới 421 triệu USD, hầu hết trong số đó sẽ đáo hạn trong vòng 4 năm tới,” tờ báo cho biết, “Nếu tái đắc cử, những chủ nợ của ông Trump sẽ bị đặt vào một tiền lệ chưa từng có, khi họ phải cân nhắc có nên siết nợ một tổng thống đang tại vị hay không.”
Ông Trump có “sứt mẻ” danh tiếng?
Theo Guardian, những ủng hộ viên nhiệt thành của Tổng thống Trump có thể không chú ý đến phóng sự của New York Times hoặc những bài viết tương tự trên Twitter.
Tuy nhiên, phóng sự đặt ra những câu hỏi sâu sắc hơn, và có thể gây tổn hại nhiều hơn tới hình ảnh của ông Trump đối với những cử tri trung lập, như nguồn thu đáng kể từ nước ngoài của ông Trump có mâu thuẫn với trách nhiệm của ông trong vai trò Tổng thống Mỹ hay không? Ông Trump có đang đặt lợi ích cá nhân lên trên cả người dân Mỹ không? Ông Trump có đang vi phạm luật pháp Mỹ hay không?
New York Times hứa hẹn sẽ đăng tải thêm nhiều phóng sự điều tra khác liên quan đến vấn đề tài chính của ông Trump. Chúng có thể sẽ không lay chuyển ý chí của những người trung thành với ông Trump, nhưng vẫn có thể thu hút một số lượng cử tri để có thể tạo ra khác biệt biệt lớn trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 tới.
Tổng thống Donald Trump mô tả bài báo của New York Times là "tin giả", khẳng định ông đã trả các khoản lớn thuế bang và liên bang. "Đó là tin giả. Tin đó là hoàn toàn bịa đặt", ông Trump khẳng định tại một cuộc họp báo chưa đầy một giờ sau khi câu chuyện bùng nổ trên báo chí. "Mọi thứ đều sai. Họ quá tệ".
Luật sư Alan Garten của Tổ chức Trump cũng khẳng định Tổng thống "đã trả hàng chục triệu đôla tiền thuế cá nhân cho chính quyền liên bang, trong đó có hàng triệu đôla tiền thuế cá nhân kể từ khi ông thông báo từ cách ứng viên năm 2015".
Ông Garten cho hay, "chúng tôi cố gắng giải thích điều này với New York Times, họ từ chối lắng nghe và từ chối yêu cầu nhiều lần của chúng tôi rằng họ hãy cho chúng tôi xem tài liệu mà họ có ý định dựa vào để chứng minh cho tuyên bố của mình".
"Rõ ràng đây là một phần trong chiến dịch bôi nhọ đang diễn ra của New York Times trong thời gian trước bầu cử", vị luật sư nhấn mạnh thêm." alt=""/>Những tiết lộ “chấn động” từ bài điều tra về vấn đề thuế của ông Trump
Cuối năm 1944, qua kinh nghiệm ngoại giao và các báo cáo tình báo nhận được, trùm phát xít Hitler biết rằng các cuộc đàm phán riêng rẽ với các nước phương Tây không đạt được kết quả mong muốn.Sau nhiều ngày suy ngẫm, ông ta đi đến kết luận: Thật ngây thơ khi đợi chờ một thành công trong đàm phán khi bản thân mình đang ở thế yếu; các cuộc đàm phán chỉ mang lại kết quả khi giành được ưu thế trên chiến trường.
Từ suy luận trên, Hitler quyết định mở một cuộc tấn công mạnh mẽ vào quân Mỹ với mục tiêu chính trị là tạo bước ngoặt chiến lược ở mặt trận phía Tây và có thể cả cuộc chiến tranh, buộc Mỹ, Anh ngồi vào bàn đàm phán.
Ông ta đặt tên chiến dịch là “Watch am Rhine” (Ngọn hải đăng trên sông Rhine), thường được biết đến với tên gọi trận Ardennes, kéo dài từ 16/12/1944 đến 16/1/1945.
 |
Binh sĩ Mỹ tại trận Ardennes cuối năm 1944. Ảnh: AP |
Ngày 16/12/1944, với 200.000 quân cùng 1.000 xe tăng, quân Đức bắt đầu đòn đánh chính nhằm vào phòng tuyến rộng 110 km của quân Đồng minh. Đồng thời, một đội đặc nhiệm nói tiếng Anh, mặc quân phục Mỹ dưới quyền chỉ huy của viên sĩ quan SS Skorzeny (người từng chỉ huy cuộc giải cứu Thủ lĩnh phát xít Ý Mussolini) tiến hành các hoạt động phá hoại gây hoảng loạn trong hậu phương quân Đồng minh.
Phía Mỹ không hay biết gì về ý định tấn công của quân Đức. Đúng vào ngày đó, Tư lệnh Tập đoàn quân 12 Mỹ còn về Paris để chúc mừng Tổng tư lệnh Eisenhower được phong hàm đại tướng, còn Tư lệnh quân Anh Montgomery cũng về nước nghỉ phép.
Chỉ trong ngày đầu của trận đánh, hai trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 106 Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Với những thắng lợi ban đầu, niềm vui và sự hả hê của quân Đức thật khó tưởng tượng. Hitler thậm chí đã ban hành một loại huân chương mới “Lá sồi vàng với chữ thập sắt” để thưởng cho những người lập công trong trận đánh. Ông ta cũng thúc các tướng lĩnh tiếp tục tấn công và tin rằng chẳng bao lâu nữa, Mỹ-Anh sẽ phải xuống thang đàm phán.
Đùng một cái, ngày 8/1/1945, Hitler gọi điện khẩn ra lệnh cho Thống chế Von Rundstedt - Tư lệnh chiến dịch nhanh chóng điều chuyển những đơn vị đang chuẩn bị tham gia tấn công về phía tây, nay quay lại và chuyển về hướng đông.
Điều gì đã xảy ra vậy?
Ngày 6/1/1945, Thủ tướng Anh Churchill gửi nhà lãnh đạo Liên Xô I. V. Stalin bức điện khẩn với nội dung: “Ở hướng tây đang diễn ra các trận đánh rất ác liệt và cần đến quyết định của Ngài… Tôi sẽ rất biết ơn Ngài nếu Ngài thông báo là liệu chúng tôi có thể trông chờ một trận tấn công lớn của Hồng quân trên mặt trận Wisla hoặc ở một khu vực nào đó mà Ngài cho là có thể… Tôi cho rằng đây là việc rất gấp”.
Nếu lược bỏ đi các ý tứ ngoại giao thì có thể coi đây là lời kêu cứu khẩn cấp, kêu gọi một cuộc tấn công lớn của Hồng quân vào quân Đức, để giải tỏa cho mặt trận phía Tây.
Stalin ngay lập tức trả lời: “Ngài có thể không nghi ngờ gì vào việc chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để phối hợp với các đơn vị Đồng minh”.
Để thực hiện lời hứa này, Stalin quyết định đẩy sớm thời gian bắt đầu chiến dịch Wisla-Oder lên một tuần, tức vào ngày 12/1/1945.
Trong chiến dịch này, Stalin đã trực tiếp chỉ huy cùng lúc 5 phương diện quân với tổng số quân tham gia là 4,3 triệu người. Chiến dịch kéo dài 25 ngày, diễn ra trên mặt trận rộng 500km, tiêu diệt 60 sư đoàn quân Đức, đẩy lùi quân Đức 500 km về phía Tây, giải phóng Ba Lan. Hồng quân tiến vào lãnh thổ Đức, tiến đến sông Oder và đến sát Berlin.
Chiến dịch Wisla-Oder mở ra đã buộc Hitler điều những đơn vị tinh nhuệ nhất đang tham gia chiến dịch Ngọn hải đăng trên sông Rhine về tăng cường phòng thủ cho mặt trận phía đông, chống lại Hồng quân. Qua đó, giảm gánh nặng cho các đơn vị quân Đồng minh Mỹ-Anh.
Trong trận Ardennes, binh lính Mỹ đã chiến đấu dũng cảm trước quân Đức. Kết thúc trận đánh, Mỹ bị thiệt hại tới 19.000 binh sĩ, số thương vong nặng nề nhất mà họ phải hứng chịu trong một trận đánh thời kỳ Thế chiến thứ Hai. Nhưng với sự hỗ trợ “từ xa” của Hồng quân Liên Xô, họ đã bảo vệ thành công phòng tuyến quan trọng trước quân đội phát xít.
Trong khi đó, quân Đức mất 15.652 lính, lực lượng tăng thiết giáp của họ hứng chịu tổn thất nặng nề không thể khôi phục được. Sau thất bại trong trận đánh này, quân Đức không còn khả năng phát động tấn công ở mặt trận phía tây.
Nguyên Phong

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941
Giữa tháng 10/1941, quân đội Đức Quốc xã nhanh chóng áp sát thủ đô Moscow của Liên Xô. Các thành phố lân cận lần lượt rơi vào tay kẻ thù. Quân phát xít có thể tiến vào Moscow bất cứ lúc nào.
" alt=""/>Bí mật về lời thỉnh cầu của Churchill đối với Stalin