-Antonio Conte đang đối diện nguy cơ mất cả hai trụ cột trong kỳ chuyển nhượng hè tới là Eden Hazard và Diego Costa.
-Antonio Conte đang đối diện nguy cơ mất cả hai trụ cột trong kỳ chuyển nhượng hè tới là Eden Hazard và Diego Costa.
![]() |
Mê sáng chế từ nhỏ
Vũ Đức Thịnh, học sinh lớp 12, Trường THPT C Hải Hậu (huyện Hải Hậu, Nam Định) ấn tượng người lạ bởi nét khôi ngô, dáng người nhanh nhẹn và tháo vát, đặc biệt là đôi mắt sáng ngời thông minh.
Trong gia đình năm chị em, Thịnh là út và là con trai duy nhất của một gia đình khá giả. Dù vậy, Thịnh không được nuông chiều như các “cô chiêu cậu ấm" mà vẫn thường xuyên làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, dọn nhà giúp bố mẹ.
Ngay từ khi còn nhỏ, Thịnh đã thể hiện sự đam mê sáng chế. Chị Lê Thị Lan - mẹ Thịnh kể: Ở nhà, mỗi khi bố mẹ và các chị đi vắng, Thịnh thường mang đèn pin, ác qui, đồng hồ tháo ra nghịch rồi lắp đặt lại như cũ. Có những lần lắp đặt không đúng, đèn pin hỏng, Thịnh bị bố mẹ mắng sợ quá mà phát khóc. Nhưng với bản tính ham tìm tòi, Thịnh đã đi xin đồ hỏng từ hàng xóm về rồi học cách lắp đặt và sửa chữa.
Dần dần, việc sửa chữa các đồ gia dụng trong gia đình trở thành “nghề phụ” của Thịnh. “Ở nhà, quạt, nồi cơm hay đồ điện hỏng đều do tay Thịnh làm hết, chưa bao giờ tôi phải mang đồ điện hỏng ra tiệm sửa bao giờ”, chị Lan cho biết.
Với đam mê sáng chế từ nhỏ cùng với ấn tượng từ chiếc siêu xe trên những bộ phim Holywood, đầu năm lớp 11, Thịnh nảy sinh ý tưởng thiết kế chiếc xe Dark Night. Sau hai tháng chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đến tháng 5/2013, Thịnh mới bắt tay vào thực hiện. Tuy nhiên, ý tưởng của Thịnh bị bố mẹ nhất quyết phản đối vì “Cô và gia đình muốn em tập trung vào học tập vì năm tới em thi đại học rồi”.
Mua đồng nát, sáng chế xe
![]() |
Sau hai tháng vất vả, Thịnh đã chế tạo ra chiếc xe Dark Night motor từ đồng nát |
Không được sự ủng hộ từ cha mẹ, Thịnh tìm cách “thuyết phục” chị gái để xin hỗ trợ chi phí. Số còn lại, Thịnh lấy tiền tiết kiệm từ những bữa ăn sáng và tiền lì xì của mình. Do kinh phí ít, các nguyên vật liệu Thịnh dùng để chế tạo xe hầu hết đều được mua từ món đồ cũ của cô bán đồng nát gần nhà.
Chuẩn bị vật liệu đầy đủ, Thịnh tìm đến xưởng cơ khí nằm ở xã Hải Cường cách nhà 5km để xin chế tạo. Hàng ngày, ngoài thời gian đi học, Thịnh cố gắng hòan thành việc được giao ở nhà rồi xin phép bố mẹ đi chơi nhà bạn để … xuống xưởng sáng chế.
Thịnh chia sẻ về khó khăn của mình: “Lúc đầu em không nghĩ nó rắc rối nhưng khi bắt tay vào làm gặp rất nhiều khó khăn vì máy móc chưa biết sử dụng, gia công không được chính xác. Làm xong em lại có ý tưởng khác vì nghĩ sẽ cho mẫu đẹp hơn nên gỡ ra làm lại. Nhưng vì mẫu mới nằm ngoài khả năng của mình nên em phải quay lại ý tưởng cũ. Số lần tháo ra làm lại cũng phải gần năm chục lần”.
Sau hai tháng vất vả chế tạo, đến tháng 7, chiếc xe được hoàn thiện với tổng chi phí là hơn 5 triệu đồng. Xe Dark Night của Thịnh được thiết kế với thân xe nhỏ gọn, thiết kế khá ngầu. Kích thước tổng thể của xe lần lượt là dài 1.300 mm, rộng 300 mm và cao 700 mm, khoảng cách gầm xe 200 mm. Phuộc trước của xe tự chế tạo, phuộc sau lò xo được lấy từ xe địa hình. Bình xăng tự chế dung tích 2,5 lít. Hệ thống phanh xe không sử dụng phanh chân, mà chuyển sang phanh tay, loại phanh đùm.
Nhìn chiếc xe do chính tay con mình sáng chế, chị Lan phấn khởi nói: “Lúc đầu, Thịnh mang xe về, tôi không tin là cháu lại có thể sáng chế ra chiếc xe như thế. Tôi cũng không cho phép cháu làm vì muốn tập trung vào học tập để sang năm thi ĐH. Dù sao, chiếc xe thành công cũng là tự tay cháu làm, gia đình rất vui và ủng hộ cháu cất làm kỷ niệm tuổi trẻ của mình”.
Nói về mơ ước của mình, Thịnh cho biết: “Niềm đam mê với ngành Cơ khí và quá trình thiết kế xe sẽ giúp em có thêm động lực thi đỗ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội”.
Vụ án xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải Lợi My 2 (thuộc quận Ninh Kiều). Cơ quan điều tra đã khám xét nơi ở của bị can Nguyễn Minh Hoàng. Các quyết định tố tụng đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn.
Theo điều tra ban đầu, bà Lê Ngọc Trúc là đại diện pháp luật của Công ty Lợi My 2. Ông Hoàng bị cáo buộc có hành vi làm giả con dấu của Công ty Lợi My 2 mà không được sự đồng ý của bà Trúc.
Ông Hoàng sử dụng con dấu giả nói trên để đóng vào 6 tài liệu là các hợp đồng nhằm chuyển nhượng 80% vốn góp của công ty trị giá 120 tỷ đồng. Ông Hoàng còn làm hồ sơ thủ tục để thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty Lợi My 2 từ bà Trúc sang ông ta.
Sau đó, ông Hoàng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long điều chỉnh chủ trương đầu tư, thay đổi người đại diện pháp luật của Công ty Lợi My 2 đối với dự án nhà ở xã hội tại TP Vĩnh Long mà công ty này đang làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long không chấp thuận yêu cầu của ông Hoàng.
Đồng thời, bà Trúc đã làm đơn tố cáo hành vi làm giả con dấu, hồ sơ với mục đích thay đổi người đại diện pháp luật của ông Hoàng để chiếm đoạt công ty.
Khám xét chỗ ở của bị can Hoàng, cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu có liên quan đến vụ án.
Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Những tiết thao giảng chuyên đề của các hội đồng bộ môn hiện nay ở ngành giáo dục được xem là những tiết dạy mẫu mực để giáo viên học tập và rút kinh nghiệm cho giảng dạy cho mình.
Thường, những tiết thao giảng chuyên đề thì học sinh học tập cực kỳ nghiêm túc, hăng say phát biểu bài và không có em nào nói chuyện riêng. Đối với giáo viên thì chỉn chu từng câu nói, từng hành động, từng hoạt động giảng dạy của bài học cũng không có gì có thể chê được.
Kết luận lại, tiết học đó thành công ở mọi phương diện, cô vừa giỏi, vừa hiền và trò cũng rất thông minh và tích cực.
Nhưng, phía sau những tiết thao giảng đó là một sự chuẩn bị kỳ công của bao người và cũng còn nhiều băn khoăn.
Thao giảng = Chuẩn bị công phu + “loại” học sinh kém
Hàng năm, khi bước vào đầu năm học, các Hội đồng bộ môn cấp huyện họp để tổng kết hoạt động của năm học trước và triển khai phương hướng hoạt động của môn học trên toàn địa bàn.
Vì thế, thành phần tham dự buổi họp này là các tổ trưởng chuyên môn của các trường trong huyện.
Những chuyên đề thao giảng trong năm được tổ trưởng Hội đồng bộ môn thông qua và hướng dẫn các thành viên thảo luận, góp ý. Sau đó, phân công cho các trường thực hiện trong từng thời điểm cụ thể.
Thường, mỗi năm học, Hội đồng bộ môn thực hiện khoảng 4-5 tiết thao giảng chuyên đề khác nhau ở các đơn vị thuộc địa bàn của mình.
Trước khi chuyên đề được diễn ra, tổ trưởng của Hội đồng bộ môn, Ban giám hiệu trường, tổ trưởng, giáo viên trường sở tại phải lên kế hoạch khá chi tiết và thực hiện nhuần nhuyễn từng bước cụ thể. Ai là người đứng ra thực hiện tiết thao giảng, ai là người sẽ cùng xây dựng, cùng soạn giáo án.
Ngày dạy thử, các thành viên trong tổ, Ban giám hiệu và tổ trưởng hoặc tổ phó Hội đồng bộ môn vào dự để góp ý những hạn chế, sai sót nhỏ nhất nhằm hướng tới một tiết dạy chất lượng nhất.
Tới ngày thao giảng, Phòng Giáo dục gửi thông báo triệu tập thành phần tham dự tới các trường.
Những giáo viên được mời dự này thường là Phó hiệu trưởng chuyên môn, các tổ trưởng môn học, các giáo viên bộ môn của khối thực hiện thao giảng.
Vì thế, thành phần tham dự của các trường đổ về các trường thực hiện tiết thao giảng thường rất đông. Và, đây cũng là nguyên nhân để các trường “loại” bớt những học sinh yếu kém ở nhà hoặc cho ra ngoài sân chơi, nhường chỗ cho các giáo viên ngồi dự.
Đó cũng là cách để nâng cao chất lượng tiết dạy khi những học sinh còn lại phần nhiều là các em học được nên thường rất tích cực phát biểu xây dựng bài.
Những buổi “diễn sâu” ít hiệu quả
Đối với những giáo viên được phân công đi dự giờ, được dự những tiết như vậy vừa thán phục tiết dạy hay vừa có thể “học hỏi” được rất nhiều từ đơn vị thao giảng.
Không thán phục sao được, khi vào đến lớp học thấy học sinh lễ phép đồng loạt đứng lên chào và hô vang “Chúng em kính chào thầy cô ạ”. Rồi lớp học được bố trí bàn ghế gọn gàng, vệ sinh lớp học được quét dọn, lau chùi sạch sẽ.
Phía trên, máy chiếu được bố trí khá hiện đại, giáo viên chỉn chu từng lời nói, từng cử chỉ để giới thiệu với trò về lý do tiết thao giảng và thành phần tham dự của tiết học. Những loạt pháo tay đồng loạt vang lên, sau đó, lớp học lại trở về trang nghiêm đến lạ.
Để tạo tâm thế cho học trò, đầu tiên là giáo viên chiếu một số hình ảnh hoặc một bài hát để dẫn dắt học sinh bước vào bài mới rồi hỏi học sinh hôm nay học bài gì, các em đã chuẩn bị bài đầy đủ chưa? Từng tổ trưởng đứng lên báo cáo với giáo viên đứng lớp.
Tất cả khâu chuẩn bị đều trơn tru, đúng quy trình đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Giáo viên đi vào bài giảng, bằng một giọng ấm, ngọt, có nhấn nhá dẫn dắt học sinh vào bài.
Chao ôi, cô dạy hay đến vô cùng nên gần như học sinh nào cũng hiểu, vì thế, những cánh tay học sinh cứ thẳng cao mà giơ lên, những ánh mắt nhìn cô như mong chờ được cô gọi đến tên mình.
Hình như em nào cũng trả lời câu hỏi chính xác. Mỗi lần như vậy, giáo viên lại yêu cầu học sinh “Cho bạn một tràng pháo tay”.
Không khí lớp học sôi nổi hơn khi cô lại đưa ra phần thưởng cho các nhóm thảo luận có câu trả lời chính xác và nhanh nhất.
Cứ thế, các giáo viên ngồi dự cứ mắt tròn mắt dẹt nhìn lên mà thán phục, xuýt xoa thầm... Một thành viên của trường, hoặc của Hội đồng bộ môn được phân công trước, trên tay luôn cầm chiếc máy quay phim ghi lại những khoảnh khắc xuất thần của cả thầy và trò để làm tư liệu, lại càng làm cho tiết học thêm trang trọng bội phần.
Hết tiết học, giáo viên cho học sinh ra về và mọi người bắt đầu đóng góp cho tiết thao giảng.
Điều dĩ nhiên là những tiết học như thế thì không có vị khách nào lại nỡ lòng buông lời chê bai, góp ý hạn chế cho đơn vị thực hiện.
Mọi người tấm tắc khen hay, xem đó là tiết học mẫu mực để học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Chuyên đề kết thúc và rõ ràng đó là một sự nỗ lực, thành công của người trực tiếp thực hiện và của Hội đồng bộ môn khi đem đến một tiết thao giảng chuyên đề được xem là thành công mĩ mãn.
Song, những tiết dạy chuyên đề như thế cho dù nhưng giáo viên đi dự giờ “học hỏi” được rất nhiều điều từ đơn vị bạn nhưng trong lòng không khỏi băn khoăn, trăn trở cho thực trạng của ngành.
Giá như, trong quá trình học mà có vài học sinh trả lời sai, có vài học sinh không giơ tay, có vài em nói chuyện...
Hay, giáo viên đứng lớp có thể có một vài chỗ vấp váp, sai sót thì biết đâu tiết thao giảng sẽ thật và thành công nhiều hơn. Bởi, đó là thực trạng chung để mọi người cùng tháo gỡ, cùng tìm ra giải pháp khắc phục. Đằng này, cái gì cũng trơn tru, mĩ mãn thành ra chẳng còn gì để… góp ý cho nhau nữa.
Một tiết thao giảng chuyên đề, không chỉ là sự đầu tư tiền bạc của đơn vị thực hiện mà còn có cả kinh phí của cấp trên cấp nữa. Nhất là mỗi tiết thao giảng chuyên đề như vậy phải triệu tập một lúc mấy chục giáo viên đến dự.
Thời gian, tiền của đầu tư đã đành mà dự những tiết được “diễn khá sâu” như vậy nó chẳng mang lại hiệu quả cho người dự giờ.
Điều đau xót nhất chính là thầy cô đang dạy cho học trò sự dối trá, hình thức và đẩy nhiều học sinh đến những tủi hờn không đáng có khi một số em không được ngồi trong lớp học như mọi ngày.
Nguyễn Đăng
Dù đã từ lâu ngành giáo dục có những chỉ đạo để giảm, nhưng cuối cùng hàng năm giáo viên vẫn bội thực sổ sách. Nhiều cuộc họp vô bổ, không cần thiết vẫn được tổ chức làm ảnh hưởng tới thời gian của các thầy cô.
" alt=""/>Tiết thao giảng hay những buổi 'diễn sâu' ít hiệu quả