- Tại buổi làm việc sáng 15/10,âuxintỷđồngxóaphònghọctạmxâynhàhiếu pc Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Nguyễn Khắc Chử kiến nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư 12.000 tỷ đồng hỗ trợ xóa phòng học tạm và xây nhà công vụ cho giáo viên.
- Tại buổi làm việc sáng 15/10,âuxintỷđồngxóaphònghọctạmxâynhàhiếu pc Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Nguyễn Khắc Chử kiến nghị Trung ương hỗ trợ đầu tư 12.000 tỷ đồng hỗ trợ xóa phòng học tạm và xây nhà công vụ cho giáo viên.
Các quận, huyện chưa đạt chỉ tiêu gồm: Quận 4 (286 phòng), Quận 8 (292 phòng), Quận 12 (235 phòng), Bình Thạnh (297 phòng), Gò Vấp (205 phòng), Tân Bình (288 phòng), Tân Phú (255 phòng), Bình Tân (288 phòng), huyện Bình Chánh (260 phòng), Hóc Môn (211 phòng).
Về xây dựng kế hoạch đến năm 2025 thực hiện chỉ tiêu đạt 300 phòng học/10.000 dân còn 3 quận vẫn chưa đạt gồm: Quận 4 (289 phòng), Quận 12 (240 phòng), Gò Vấp (220 phòng).
Tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu không đồng đều giữa các cấp học, tỷ lệ thực hiện cấp tiểu học và THCS đạt thấp, tập trung tại TP.Thủ Đức (khu vực quận Thủ Đức cũ), Quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn.
Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết về kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công kỳ trung hạn giai đoạn 2016-2020, toàn thành phố có 721 dự án lĩnh vực giáo dục được thông qua chủ trương đầu tư, quy mô 13.676 phòng học. Tuy nhiên, chỉ có 415 dự án với 7.478 phòng học được hoàn thành và đưa vào sử dụng, kinh phí đầu tư hơn 25.788 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 12/2022, TP HCM có 117 dự án giáo dục chậm thực hiện do nhiều nguyên nhân, như bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa duyệt kế hoạch, chưa bố trí vốn, chưa làm hồ sơ, chưa thu hồi đất, điều chỉnh dự án... Trong đó, nhiều nhất là cấp tiểu học với 49 dự án, tiếp đó là mầm non với 36 dự án.
Như vậy, kết quả đầu tư chỉ đạt 54,67% so với kế hoạch, bao gồm cả những dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2016, gồm 30 dự án với 739 phòng học. Vì vậy, số phòng học hoàn thành thực tế trong giai đoạn 2016-2020 chỉ là 6.115 phòng.
Theo Sở GD-ĐT, trong giai đoạn 2016-2020, thực tế nhu cầu toàn thành phố cần bổ sung 14.097 phòng học ở tất cả các cấp, trong đó: mầm non là 6.035 phòng, tiểu học là 4.412 phòng, THCS là 2.382 phòng, THPT là 1.268 phòng. Tuy nhiên, số phòng đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung đưa vào sử dụng chỉ đạt 43,38 % (6.115/14.097 phòng) - một tỷ lệ đạt quá thấp dẫn đến điều kiện đảm bảo chỗ học đáp ứng nhu cầu và đạt theo quy chuẩn luôn là áp lực lớn đối với thành phố.
Từ nay đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung 8.889 phòng học ở tất cả các bậc học, từ mầm non đến THPT. Tuy nhiên, đánh giá khả năng đầu tư tăng thêm phòng học cho thấy một số địa phương tỷ lệ đáp ứng khá thấp, như: Quận 12 có nhu cầu thêm 1.600 phòng nhưng khả năng đầu tư giai đoạn 2023-2025 chỉ xây mới được 312 phòng; huyện Hóc Môn nhu cầu thêm 1.230 phòng học nhưng chỉ dự kiến tăng thêm được 222 phòng. Đặc biệt, giai đoạn 2023-2025 có 7 địa phương không còn sẵn đất "sạch" để đầu tư cho giáo dục là các quận, huyện: Quận 5, Quận 8, Phú Nhuận, Tân Bình, Hóc Môn, Cần Giờ và TP Thủ Đức. |
Tháng 1/2023, Bộ trưởng Giáo dục Australia - Jason Clare cùng những người đứng đầu cơ quan giáo dục tiểu bang và vùng lãnh thổ Australia đã phê duyệt Kế hoạch Hành động cho Lực lượng Giáo viên Quốc gia.
Kế hoạch 328 triệu USD (khoảng 7.8 nghìn tỷ VNĐ) nhằm mở đường cho những cải tiến đáng kể đối với việc cung cấp nguồn lực sư phạm, đào tạo giáo viên và nâng tầm nghề nghiệp.
Cụ thể, kế hoạch được thiết kế để tăng số lượng người chọn nghề giáo và đảm bảo rằng các giáo viên đang làm việc vẫn tiếp tục công việc của mình.
5 lĩnh vực hành động ưu tiên là:
Cải thiện nguồn cung giáo viên: Để tăng số lượng học sinh chọn ngành sư phạm.
Tăng cường đào tạo ngành sư phạm:Để đảm bảo nguồn lực giáo viên sẵn sàng và giúp sinh viên sư phạm tốt nghiệp sẵn sàng lên lớp.
"Giữ chân" giáo viên hiện tại:Bằng cách tăng cường hỗ trợ cho giáo viên, nâng cao lộ trình nghề nghiệp, giảm khối lượng công việc không cần thiết để giáo viên tập trung vào các nhiệm vụ giảng dạy cốt lõi và cộng tác.
Nâng tầm nghề giáo:Để công nhận giá trị mà giáo viên mang lại cho học sinh, cộng đồng và nền kinh tế.
Hiểu rõ hơn về nhu cầu của lực lượng giáo viên trong tương lai:Để cải thiện thông tin sẵn có cho việc lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo lực lượng giáo viên.
Bộ trưởng Jason Claire cho biết 328 triệu USD được phân bổ như sau:
- 159 triệu USD để bổ sung 4.000 vị trí giảng viên đại học;
- 56 triệu USD cho học bổng ngành sư phạm;
- 68 triệu USD để tăng gấp 3 lần số lượng chuyên gia được tuyển dụng để chuyển sang ngành giáo dục;
- 30 triệu USD để xây dựng quỹ nhằm giảm khối lượng công việc cho giáo viên;
- 10 triệu USD để giúp nâng cao vị thế và giá trị vai trò của giáo viên;
Và các khoản khác.
70% giáo viên cảm thấy không được coi trọng
Trước đó, một nghiên cứu cấp quốc gia của Đại học Monash khảo sát hơn 9.000 giáo viên Australia cho thấy 70% giáo viên cảm thấy không được công chúng nước này tôn trọng.
80% giáo viên tin rằng nhìn chung, công chúng Australia không hiểu những yêu cầu và áp lực trong công việc của họ.
Nhiều giáo viên cho biết đã bị lạm dụng bằng lời nói, đe dọa và bạo lực thể chất tại nơi làm việc.
Nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu tôn trọng giáo viên có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần, cũng như sự hài lòng và hiệu suất công việc của họ.
Chính vì vậy, kế hoạch hành động của chính phủ Australia được đưa ra như một nỗ lực để vực dậy ngành sư phạm mà Bộ trưởng Giáo dục Jason Clare mô tả là "quan trọng bậc nhất này".
Ông Jason mong muốn nhiều hơn học sinh Australia trở thành giáo viên để "tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của những người khác".
“Thay đổi cuộc sống của những người khác và giúp đỡ người khác, đó chính là sứ mệnh của giáo dục. Các giáo viên đã thay đổi cuộc đời tôi", Bộ trưởng Jason chia sẻ.
“Mẹ tôi không đi học cấp ba và bố học hết lớp 9. Không ai nói cho tôi biết tôi có thể làm gì sau khi tốt nghiệp trung học. Các giáo viên không chỉ dạy tôi cách đọc và viết, họ còn truyền cảm hứng và luôn khuyến khích tôi theo đuổi những gì bản thân có thể làm được. Tôi hy vọng có thêm nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học và muốn trở thành giáo viên hơn là luật sư hay nhân viên ngân hàng”, Bộ trưởng Jason trải lòng.
Tử Huy
"Tình hình là có số điện thoại lạ gọi nói con bị té ở trường, cô đang chuyển vô bệnh viện cấp cứu, chấn thương nguy kịch. Họ cho số tài khoản kêu H. chuyển tiền gấp. Thế là mình chuyển nhanh 100 triệu đồng. Chuyển xong chợt nhớ số cô chủ nhiệm, gọi cô thì cô báo bé đang học bình thường" - phụ huynh này thông tin.
Ngoài phụ huynh thông báo bị mất tiền này, Trường THCS Trần Văn Ơn cũng ghi nhận có 3 phụ huynh khác cũng bị các đối tượng lừa đảo gọi điện chuyển tiền với chiêu thức tương tự. Tuy nhiên những phụ huynh này đã xác nhận thông tin với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường nên không chuyển tiền cho các đối tượng trên.
Ban giám hiệu Trường THCS Trần Văn Ơn đã hướng dẫn phụ huynh trình báo sự việc với công an và cung cấp đầy đủ thông tin số điện thoại, sao kê tài khoản…
Cũng trong ngày này, Phòng công tác xã hội của bệnh viện Chợ Rẫy đã làm việc với 6 phụ huynh của các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn TP.HCM. Họ đến bệnh viện Chợ Rẫy tìm con bị "chấn thương sọ não" sau khi nhận điện thoại của người tự xưng là giáo viên.
Có 3 người phụ huynh đã chuyển đi số tiền lần lượt là 200, 50 và 20 triệu đồng cho các đối tượng lừa đảo. Trong đó ông N. (quận Tân Bình, TP.HCM) là bố em M.K đang học lớp 11 ở một trường quốc tế thuộc quận 7 thì mất 200 triệu đồng.
Cách đây 4 ngày, bàn hướng dẫn cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 3 phụ huynh của Trường Quốc tế Việt Úc TP.HCM đến tìm con.
Các phụ huynh cho biết, họ nhận được thông báo từ người lạ tự xưng là thầy giáo dạy tại trường này về việc con mình bị té chấn thương sọ não và đang lên ca mổ gấp. Người này yêu cầu các phụ huynh phải chuyển khoản để thầy giáo đóng tiền cho cháu vì đang rất gấp.
Sau khi nhận được thông tin này, anh M.T.D. (42 tuổi) và anh T.M.H. (51 tuổi) cùng ngụ TP. Thủ Đức đã chuyển vào số tài khoản lạ của đối tượng hàng chục triệu đồng. Người còn lại chưa chuyển khoản mà trực tiếp đến bệnh viện tìm con.
Trước tình trạng này nhiều trường học, nhóm phụ huynh các lớp đã cảnh báo các phụ huynh thận trọng để không mắc bẫy các đối tượng lừa đảo.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, Sở yêu cầu hiệu trưởng các trường rà soát, kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn thông tin học sinh, sinh viên giáo viên được quản lý tại đơn vị.
Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Sở khẩn trương kiểm tra, rà soát các kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình; việc công khai đường dây nóng trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục, đảm bảo sự được sự kết nối, liên lạc thông tin.
Các cơ sở giáo dục phải có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đến cha mẹ học sinh, học sinh - sinh viên, giáo viên thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin, chủ động rà soát thông tin tránh trường hợp thông tin sai sự thật.
Sở GD-ĐT lưu ý các trường hướng dẫn trường hợp có phụ huynh cụ thể nhận điện thoại lừa đảo và chuyển khoản mất tiền cần trình báo với cơ quan công an. Ngoài ra, trên cơ sở các trường báo cáo, khi có dấu hiệu lừa đảo, Sở GD-ĐT sẽ chuyển thông tin đến Công an TP.HCM đề nghị hỗ trợ.