TIN BÀI KHÁC
Bí quyết chống ác mộng cháy xe bất ngờ
Bí quyết kéo dài tuổi thọ của xe
Lamborghini Aventador J: Bí ẩn chưa từng tiết lộ
Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm ở Hà Nội
Cẩn thận, đỗ xe bị lấy cắp mất bánh
Sau đó, tài xế này đã dừng xe lại, nhảy ra ngoài và bỏ chạy, còn một người khác ngồi trong xe đã chuyển sang ghế lái và tiếp tục lái xe chạy tiếp. Người này lái xe chạy tới bến thuyền Clinch Park Marina vào lao thẳng xe xuống vịnh West Grand Traverse.
Cả hai tài xế đều đã bị bắt tạm giam ngay sau đó. Nhà chức trách cho biết cả hai tài xế đều 23 tuổi và bị cáo buộc tội danh lái xe trong tình trạng say xỉn và bỏ trốn.
Còn về chiếc Ford F-150, sau khi lao xuống hồ nước trong tình trạng ngập gần hết thân xe, chiếc xe này cũng đã bị hư hỏng. Tại Mỹ, Ford F-150 là mẫu xe bán tải cỡ lớn bán chạy nhất có giá từ 28.940 - 70.825 USD, tùy phiên bản (tương đương khoảng 688 triệu đồng đến 1,685 tỷ đồng).
Theo Carscoops
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chế độ hạn chế USB, là tính năng ngăn iPhone kết nối với các phụ kiện USB được cắm vào cổng sạc nếu thiết bị chưa được mở khóa trong hơn một giờ. Điều này ngăn chặn kẻ xấu cắm các thiết bị lạ vào máy để cố gắng phá khóa hay đánh cắp dữ liệu.
Để tắt Trung tâm điều khiển và các phụ kiện USB khi điện thoại khóa màn hình, di chuyển đến Cài đặt> Face ID & Mật mã>Nhập mật khẩu> Cuôn xuống Cho phép truy cập khi bị khóa>Tắt Trung tâm điều khiển và Phụ kiện USB.
Kích hoạt xóa dữ liệu sau 10 lần nhập sai mật khẩu
Khi tính năng Xóa dữ liệu được bật, iPhone sẽ xóa tất cả dữ liệu trên điện thoại nếu nhập sai mật khẩu 10 lần, điều này có nghĩa kẻ trộm sẽ không thể lấy cắp bất kỳ dữ liệu nào bên trong. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi cài đặt tính năng này, vì đôi khi bạn có thể quên mật khẩu hoặc trẻ nhỏ nghịch thiết bị mà bạn không hay biết.
Để tránh những rủi ro không đáng có, trước khi kích hoạt tính năng Xóa dữ liệu, bạn nên sử dụng tính năng Sao lưu của iCloud (sao lưu 24 giờ một lần), để có thể khôi phục lại dữ liệu bị xóa sau đó.
Đầu tiên, hãy bật tính năng sao lưu iCloud. Đi tới Cài đặt>Nhấn vào tên tài khoản>Chọn iCloud>iCloud Backup>Bật tính năng Sao lưu iCloud.
Tiếp theo, đi tới Cài đặt>Face ID & Mật mã>Nhập mật khẩu>Cuộn xuống và chọn bật Xóa dữ liệu.
Bật Tìm iPhone, Tìm mạng của tôi và Gửi vị trí cuối cùng
Find My iPhone (Tìm iPhone của tôi) cho phép bạn theo dõi và khóa từ xa iPhone của mình nếu thiết bị mất hoặc đánh cắp.
Find My network (Tìm mạng của tôi) cho phép bạn theo dõi điện thoại ngay cả khi thiết bị ở chế độ ngoại tuyến hoặc tắt nguồn.
Send Last Location (Gửi vị trí cuối cùng) là tính năng tự động gửi cho máy chủ iCloud của Apple vị trí iPhone khi thiết bị sắp hết pin.
Những tính năng này sẽ tăng khả năng truy tìm thiết bị ngay cả khi kẻ trộm tắt nguồn điện thoại, vì vậy tốt nhất bạn nên bật chúng lên.
Đi tới Cài đặt>Nhấn vào tên tài khoản>Tìm>Bật cả ba tính năng.
Hương Dung(Theo Tom's guide)
" alt=""/>Bí kíp để bảo vệ iPhone khỏi kẻ trộmTiếp tục tăng năng suất lao động trên nền tảng ứng dụng khoa học, công nghệ
Trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với tốc độ từ 6-7%. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người của Việt Nam tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019.
Tuy vậy, có một số liệu đáng lưu ý khi nhìn vào các chỉ số phát triển để dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Đó là năng suất lao động sơ bộ của người Việt năm 2019 vào khoảng 110,5 triệu đồng/lao động.
Báo cáo của tổ chức Năng suất châu Á (APO, 2019) cho thấy, năng suất lao động của người Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8%/năm. Con số này có nhích lên trong mấy năm gần đây (2016-2018) với mức tăng 5,7%/năm.
So sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện cao hơn Singapore (1,42%/năm), Malaysia (2%/năm), Thái Lan (3,2%/năm), Indonesia (3,6%/năm), Philippines (4,4%/năm) và cao nhất trong khu vực ASEAN.
Khoảng cách về năng suất lao động trên mỗi lao động (màu đỏ) và trên mỗi giờ (màu xanh) của các nước so với Mỹ. Sơ đồ này cũng cho thấy mối tương quan về năng suất lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Số liệu: APO |
Tuy vậy, thống kê của APO cũng chỉ ra rằng, năng suất lao động tính theo PPP của người Việt vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Trung bình mỗi giờ, năng suất lao động của một người Việt Nam chỉ bằng 1/11,5 so với Singapore, 1/4,5 Malaysia, 1/2,5 Thái Lan, 1/2 Indonesia, 1/1,6 Philippines và thậm chí chỉ bằng 89% của Lào.
Sự tăng trưởng thần kỳ của Việt Nam thời gian qua là nhờ chiến lược phát triển thị trường, mở cửa nền kinh tế với thương mại quốc tế, thu hút mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phát triển nền tảng sản xuất và xuất khẩu.
Nhưng để tiếp tục phát triển, Việt Nam cần thoát khỏi chiến lược phát triển dựa vào lực lượng lao động giá rẻ, xuất khẩu dựa trên các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, và chuyển trọng tâm phát triển vào tăng năng suất lao động. Trong đó, tăng trưởng năng suất do ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ sẽ là yếu tố tiên quyết để Việt Nam phát triển nền kinh tế.
![]() |
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1985 - 2019. Số liệu: World Bank |
Theo Dự án “Đánh giá tác động đổi mới của công nghệ ở Việt Nam tới tăng trưởng năng suất GDP của các ngành kinh tế”, kết quả phân tích năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế giai đoạn 2000-2018 cho thấy, tăng trưởng sản lượng bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam là 3,3%.
Có nhiều yếu tố tác động tới sản lượng lao động, có thể kể tới như thâm dụng vốn, sự chuyển dịch lao động giữa các ngành, khả năng hấp thụ công nghệ, nỗ lực của doanh nghiệp đầu ngành trong việc ứng dụng công nghệ,...Trong đó, yếu tố hấp thụ công nghệ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng, chiếm 1,8% trong tổng mức tăng 3.3% đó.
Báo cáo này cũng cho rằng, trong hơn 20 năm qua, nếu đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, phần lớn các doanh nghiệp Việt có thể tiến gần hơn tới mức tối ưu mà các doanh nghiệp hiệu quả nhất trong nền kinh tế có thể đạt được.
Đầu tư cho khoa học công nghệ: Hưởng thành quả phồn vinh 5-10 năm sau
Theo các chuyên gia, việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng sản lượng trên mỗi lao động. Việc áp dụng công nghệ là kênh quan trọng của tăng trưởng. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các công cụ chính sách hỗ trợ cải thiện năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế là việc đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam vẫn còn thấp. Năm 2017, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam chỉ chiếm 0,5% GDP, thấp hơn nhiều so với 1,44% của Malaysia hay 0,8% của Thái Lan.
![]() |
Việc áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ tác động mạnh tới năng suất lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Mức đầu tư thấp cho R&D, từ cả khu vực nhà nước cũng như tư nhân, là vấn đề rất đáng quan tâm. Mức đầu tư thấp cùng với sự hoài nghi của các nhà đầu tư có thể xuất phát từ niềm tin rằng năng suất thu được từ việc áp dụng và sáng tạo công nghệ là không cao. Tác động trực tiếp và gián tiếp của đầu tư vào công nghệ ở Việt Nam đối với năng suất, GDP và tăng trưởng kinh tế hiện vẫn còn mang tính suy đoán.
Nghiên cứu của Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR-VNU) và trường đại học Queensland (Australia) đã chỉ ra rằng, việc tăng gấp đôi đầu tư cho R&D trong 1 năm có thể dẫn đến mức tăng trưởng GDP thực trên đầu người hàng năm là 1,8% trong giai đoạn 15 năm. Các tác động cao nhất sẽ được nhận thấy vào khoảng 5 đến 10 năm sau quá trình đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Nguồn vốn đầu tư cho R&D cũng sẽ tác động đến sự gia tăng tiêu dùng và tiền lương, chủ yếu do sự gia tăng thu nhập của lao động có kỹ năng và lao động phổ thông trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong 15 năm, sự gia tăng đầu tư cho R&D dẫn đến mức tiêu dùng tăng trung bình 2,51% và đầu tư toàn nền kinh tế tăng 2,48% hàng năm.
Nhìn chung, việc áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 20-25 năm tới. Trên con đường đó, các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp ICT sẽ là những “đầu kéo” quan trọng, góp phần chuyển đổi số cho cả nền kinh tế Việt Nam.
Trọng Đạt
Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản trị…, từng bước hình thành kinh tế số, xã hội số, chính phủ số,...
" alt=""/>Cất cánh tới phồn vinh từ 'đường bay' khoa học công nghệ