Nhân lực y tế cơ sở rất yếuTại hội nghị trực tuyến 700 điểm cầu trên cả nước vào tháng 11/2018 về nhân rộng mô hình trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh, đây là thời điểm “chín muồi” để đổi mới hệ thống y tế cơ sở sau nhiều năm chuẩn bị và nhất là sau khi Bộ thí điểm thành công mô hình mới tại 26 trạm y tế ở 8 tỉnh.
Bộ trưởng cho biết, kinh nghiệm của nhiều nước phát triển là đầu tư y tế cơ sở để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân từ lúc chưa bị bệnh, đặc biệt các bệnh mãn tính, tiểu đường, huyết áp, ung thư... Theo tính toán, 1 đồng chăm sóc lúc dự phòng có hiệu quả bằng 10 đồng khi bị bệnh.
Tuy nhiên ở Việt Nam, người dân không tin hệ thống y tế xã, phường với 11.000 trạm y tế vì chất lượng quá kém cả về nhân lực và cơ sở vật chất khiến người dân vượt tuyến lên trên gây quá tải không cần thiết, lây nhiễm chéo trong bệnh viện, gây tốn kém cho xã hội, tạo gánh nặng quỹ BHYT cũng như túi tiền của người dân.
Về nhân lực, theo Niên giám thống kê y tế năm 2016, số lượng cán bộ y tế công tác tại các trạm y tế là hơn 72.000. Tuy nhiên số lượng bác sĩ tại tuyến xã chỉ chiếm 1/8, tương đương 9.200 người, chỉ có 4 thạc sĩ, còn lại là y sĩ, điều dưỡng cao đẳng, trung cấp.
Còn gần 30% số trạm y tế xã không có bác sĩ, khoảng 1/3 số nhân viên y tế thôn bản chưa qua đào tạo.
 |
Hình ảnh xuống cấp tại trạm y tế xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An |
Khảo sát cũng cho thấy, năng lực của đội ngũ y bác sĩ tại một số trạm y tế xã yếu tới mức không thể chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường như ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em, dấu hiệu nguy hiểm trong thai nghén, cấp cứu ngộ độc, tăng huyết áp...
Một đánh giá về năng lực chuyên môn của nhân viên y tế tuyến xã trong khuôn khổ dự án GAVI cho thấy, hơn 50% bác sĩ và y sĩ trả lời sai các câu hỏi về bệnh tim mạch và bệnh nội khoa.
Các nghiên cứu cũng chứng minh năng lực chăm sóc chấn thương thiết yếu của tuyến cơ sở cũng yếu, chỉ đáp ứng được dưới 70% tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
2 giải pháp mũi nhọn để nâng cao
Để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, từ năm 2016, dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) đã lựa chọn tiếp cận theo nguyên lý y học gia đình để xây dựng các chương trình đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu công tác tại trạm y tế xã.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, xác định điểm thiếu hụt về kiến thức và năng lực của đội ngũ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến xã, dự án HPET đã phối hợp với các trường đại học và các chuyên gia, trong đó có GS Alain Montegut, nguyên là chủ tịch Hội bác sĩ Gia đình và là giảng viên lâu năm của trường Đại học Boston để xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn theo định hướng y học gia đình cho bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và cán bộ dược tại tuyến xã. Chương trình và tài liệu cũng đã được thẩm định thông qua Hội đồng Bộ Y tế.
Trong đó mỗi khoá đào tạo cho đối tượng bác sĩ có thời lượng 12 tuần liên tục, học tập trung với các kỹ năng chăm sóc toàn diện - liên tục và tổng thể mô hình y học gia đình, cập nhật lại kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số tình huống lâm sàng, cấp cứu thường gặp trong chăm sóc ngoại trú tại địa phương trên cơ sở vận dụng các nguyên lý y học gia đình vào theo dõi, chăm sóc sức khỏe người dân một cách toàn diện.
Thời gian học với y sĩ là 6 tuần, điều dưỡng và hộ sinh là 4 tuần, cán bộ dược là 3 tuần.
Mục tiêu của dự án, 80% cán bộ trạm y tế xã sau đào tạo cải thiện kiến thức và kỹ năng lâm sàng trong một số trường hợp bệnh.
Cuối khóa học, các học viên được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục về chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình và chứng chỉ này là một trong những tiêu chí để cán bộ y tế được phép hành nghề theo nguyên lý y học gia đình tại trạm y tế xã.
Đến nay đã có hơn 1.100 giảng viên nguồn đối tượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, cán bộ dược, trưởng trạm y tế xã đã được đào tạo chuyên môn về định hướng y học gia đình và phương pháp sư phạm y học.
Các giảng viên này là nguồn lực chính để có thể triển khai các khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu công tác tại trạm y tế xã của 15 tỉnh thuộc dự án.
 |
Trạm y tế xã Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) là 1 trong 26 trạm y tế được Bộ Y tế lựa chọn xây dựng mô hình điểm trong những năm qua, hiện thu hút rất đông bệnh nhân đến khám, chữa bệnh |
Từ tháng 3/2018 đến nay, dự án cũng đã tổ chức đào tạo cho gần 13.000 cán bộ làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đang làm việc tại trạm y tế xã theo định hướng y học gia đình và đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý trạm y tế.
Ngoài ra, từ 2014 đến nay, dự án HPET đã song hành, hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ chuyên khoa cấp I cho các bác sĩ trẻ tình nguyện, theo mô hình đào tạo bác sỹ nội trú. Hiện dự án đã tuyển chọn và đang đào tạo được 354 bác sĩ trẻ. Các bác sĩ được đào tạo tại ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Hải Phòng và ĐH Y Dược Huế, sau khi học xong sẽ về 62 huyện nghèo thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất nước để công tác.
Để công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có hiệu quả, song song với đào tạo, luân chuyển nhân lực, dự án đã cung cấp trang thiết bị y tế cơ bản cho các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành lâm sàng, trong đó có 26 trạm y tế xã trong mô hình điểm của Bộ Y tế, bao gồm các trang thiết bị thông dụng, trang thiết bị truyền thông, trang thiết bị khám bệnh, sơ cứu, cấp cứu, trang thiết bị khám tai, mũi, họng, răng hàm mặt, mắt, y dược cổ truyền và khám sản...
Đến nay, 26 trạm y tế xã này đang hoạt động tốt, thu hút rất đông các bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch... đến đăng ký quản lý, khám chữa bệnh ban đầu. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Thiên Thư
" alt=""/>2 giải pháp mũi nhọn cải thiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam
“One Leg Challenge - Đứng một chân” đang trở thành hiện tượng mới trên mạng xã hội. Chiến dịch hiện thu hút hơn 60.000 người hưởng ứng, chia sẻ clip và thảo luận trên mạng xã hội. Tại các tòa văn phòng AB Tower, Saigon Trade Center..., gần 1.000 dân công sở tham gia ngay tại nơi làm việc. Với mức độ lan tỏa lớn, trào lưu vẫn chưa thể hạ nhiệt bởi 3 lý do dưới đây.Thử thách đơn giản, dễ thực hiện
“One Leg Challenge” có luật chơi đơn giản, những người tham gia sẽ phải đứng bằng một chân trong vòng 60 giây, ghi hình lại rồi tung lên mạng xã hội, thách thức 3 người khác làm việc này trong vòng 24h. Chính điều này đã tạo ra hiệu ứng số nhân, khiến trào lưu đứng một chân lan truyền chóng mặt trên Internet.
 |
|
Thử thách chỉ yêu cầu người chơi tranh thủ một phút nơi công sở, đứng một chân như động tác yoga. Tuy nhiên, nhiều nam giới đã sáng tạo thêm các tư thế vui nhộn như đứng đọc sách, nhảy cò, tâng bóng, thậm chí ca sĩ Hoàng Bách còn đứng múa võ và bắt chước tư thế ngủ đứng bằng một chân của chim hồng hạc...
Tác dụng hiệu quả với sức khỏe tim mạch
“One Leg Challenge - Đứng một chân” dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là người mắc bệnh tim mạch, đàn ông mỡ máu, dân văn phòng stress... Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản) đã nghiên cứu tác dụng phát hiện nguy cơ đột quỵ của thử thách 60 giây này trên 1.400 người, tuổi đời trung bình đến 67. Theo đó, những người không đứng được quá 20 giây đều có nguy cơ đột quỵ trong tương lai.
Đứng một chân cũng được Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo như bài kiểm tra nguy cơ đột quỵ đơn giản ngay tại nhà. Hơn cả một trào lưu làm cho vui, thử thách đã khiến nhiều người trước nay chưa hề thăm khám tim mạch phải giật mình lo ngại về căn bệnh “đến bất ngờ và đi đột ngột”. Đột quỵ không có dấu hiệu sớm, khó có thể chữa trị, tỷ lệ tử vong lẫn tàn phế cao hàng đầu. Chúng ta chỉ biết đến đột quỵ khi cơn tai biến gõ cửa bản thân, ghé thăm người nhà, nhưng lúc đó muốn cứu chữa thì đã quá muộn.
Thông điệp bảo vệ sức khỏe tim mạch tuổi 40
Sự thật là các ca đột quỵ thường rơi vào nhóm tuổi ngoài 40, đàn ông nhiều hơn nữ giới. Do vậy, thử thách “Đứng một chân” muốn truyền đi thông điệp nhân văn, nhắc nhở cánh mày râu tuổi tứ tuần sớm thăm khám sức khỏe tim mạch, điều chỉnh lại lối sống, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, san sẻ áp lực với bạn đời... để ngừa đột quỵ.
Một trong những người đầu tiên hưởng ứng trào lưu, anh Tuấn Kiệt (41 tuổi) cho rằng thử thách thể hiện vốn hiểu biết sức khỏe và tính nhân văn cộng đồng. Từ lúc chia sẻ clip tham gia, không biết tự bao giờ đứng một chân đã trở thành thói quen của anh trong lúc chờ pha cafe, đứng tán dóc với đồng nghiệp hay đứng rửa bát phụ vợ...
“Mỗi lần đứng một chân, tôi lại nghĩ về những người thân đã mất do đột quỵ, nhắc nhở mình bớt nhậu, bớt thuốc lá, bớt ôm việc về nhà... 40 tuổi mà vẫn chạy theo lối sống cũ, thì nửa đời người còn lại khó có thể sống tiếp khỏe mạnh bên gia đình, tận hưởng thành quả mình đã tích lũy bao năm qua”, anh Kiệt cho hay.
Chiến dịch đang góp phần làm gia tăng nhận thức của cộng đồng về căn bệnh đột quỵ nguy hiểm, ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Không chỉ người nổi tiếng, sếp lớn văn phòng lẫn nhân viên trẻ cũng tham gia để lan tỏa hashtag #Thuthach1phutcongso, #OneLegChallenge... Những người hưởng ứng nhận thức rõ, họ đang chia sẻ cảm xúc tích cực và mục tiêu giúp mọi người phòng ngừa đột quỵ sớm hơn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ và phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu. Sản phẩm của: Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA). Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP - XNQC Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Doãn Phong
" alt=""/>Trào lưu ‘Đứng một chân’ thay đổi nhận thức phòng đột quỵ của quý ông tuổi 40