Theo GS Yafang Cheng, Viện nghiên cứu Hóa học Max Planck, Đức, aerosol được hình thành từ các hạt bụi mịn, khó nhìn thấy nhưng đã góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong, ước tính gây ra 9 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2019. So sánh với đại dịch Covid-19, "khủng hoảng ô nhiễm không khí còn nghiêm trọng hơn khi số người chết do khói bụi cao hơn nhiều", bà nói.
Ông Morrison đã có trải nghiệm kinh hoàng khi bị nhốt trong chiếc ô tô điện mất phanh (Ảnh: Katielee Arrowsmith/SWNS).
Sự việc xảy ra vào khoảng sau 10h tối Chủ Nhật nên đường phố khá vắng vẻ.
Ông Morrison nói: "Tôi thấy có gì đó khác thường khi lái xe tới vòng xuyến và đạp phanh để đi chậm lại nhưng không được. Sau đó, tôi nghe thấy một tiếng mài lớn giống như sự cọ xát má phanh, nhưng vì đó là một chiếc xe mới nên tôi biết không thể có vấn đề ở má phanh".
Ông đã qua được vòng xuyến với tốc độ khoảng 48km/h, và phía trước là một con đường dài. Ông đã nghĩ rằng xe rồi sẽ tự dừng lại nếu ông không đạp ga, nhưng thực tế không như vậy.
"Tôi hoàn toàn bị nhốt ở trong chiếc xe đang chạy 48km/h. Tốc độ này không phải là quá cao, nhưng khi bạn ở trong tình trạng không thể kiểm soát tốc độ và bị nhốt trong xe thì nó thật kinh khủng", ông nói.
Morrison đã gọi điện cho vợ, lo lắng bảo bà cảnh báo các xe chạy trước ông về việc ông không thể dừng xe. Sau đó, ông gọi cho cảnh sát.
"Chiếc xe cứ tự chạy, tôi không thể can thiệp gì. Khi tôi gọi 999, họ đã cử cảnh sát tới giúp, đồng thời kết nối với một số kỹ sư để tìm hướng giải quyết vấn đề. Họ đã hỏi xem đó có phải là xe có tính năng tự lái không. Đó là lần đầu tiên tổng đài xử lý việc này và họ không biết phải làm gì".
Do đó, họ chỉ còn cách bố trí 3 chiếc xe cảnh sát chạy khóa đầu, khóa đuôi xe của ông Morrison.
Ông Morrison cho biết vẫn còn may là sự cố xảy ra vào buổi tối nên không gây hậu quả nghiêm trọng (Ảnh: Brian Morrison /SWNS).
Cảnh sát đã yêu cầu ông Morrison ném chìa khóa điện tử qua cửa sổ xe van của họ trước khi lái đi nhưng cũng không thể tắt máy xe.
Sau đó, họ hướng dẫn ông tắt máy bằng cách bấm vào nút đề 3 lần, nhưng cũng không có tác dụng. Cảnh sát lại bảo ông thử ấn giữ nút khởi động trong hơn 2 giây, nhưng cũng không ích gì.
Cuối cùng, họ chọn giải pháp để xe của Morrison đâm vào đuôi xe van của họ để giảm tốc độ trước khi nó chạy vào khu vực đông đúc hơn.
Morrison cho biết sau khi ông cố tắt máy, toàn bộ đèn báo lỗi trên táp-lô bật sáng, có cả biểu tượng chiếc xe màu đỏ lớn với thông báo cần dừng xe ngay.
"Cuối cùng tôi tới một vòng xuyến, khi chiếc xe giảm tốc độ xuống còn khoảng 25km/h, và chiếc xe van của cảnh sát chờ tôi ở bên kia. Xe tôi đâm vào đuôi xe van, sau đó họ phanh để hãm xe tôi lại. Cuối cùng, một cảnh sát nhảy sang xe tôi và làm gì đó để giữ xe đứng im.
Sau khi tôi thoát được ra khỏi xe, họ thử di chuyển chiếc xe van và xe của tôi vẫn chạy, nên họ buộc phải ngồi giữ phanh chờ cho tới khi người của công ty cứu hộ phương tiện tới".
Ông Morrison không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng khi công ty cứu hộ liên hệ với ông sau đó 3 giờ, họ đã cắm thiết bị kiểm tra và phát hiện rất nhiều lỗi.
"Nhân viên của công ty cứu hộ nói rằng ông ấy chưa bao giờ gặp chuyện này, và quyết định là sẽ không nổ máy để xem có vấn đề gì", ông kể.
Ông Morrison cho biết kết quả kiểm tra cho thấy chiếc xe có rất nhiều lỗi (Ảnh: Katielee Arrowsmith/SWNS).
Phía công ty bảo hiểm của ông Morrison cho biết đang điều tra sự việc.
Trong khi đó, MG Motor Anh quốc cho biết, công ty đã cố liên hệ khẩn với ông Morrison để các kỹ sư của công ty kiểm tra toàn bộ chiếc xe.
Theo Dân Trí
Cũng là câu chuyện sử dụng xe sang, tôi có một anh bạn tên là Hưng, làm nghề luật sư, lương của anh ấy trên 70 triệu đồng/tháng. Tuy điều kiện kinh tế tốt nhưng cách đây 3 năm anh bạn tôi chỉ tìm mua một chiếc ô tô hạng sang rất cũ phân khúc C hoặc D, giá dưới 300 triệu.
Mục đích mua xe của Hưng để đi làm và giao dịch với khách, đồng thời để trải nghiệm xe châu Âu. Chiếc "xế cưng" mà bạn tôi đang sử dụng cũng là một thương hiệu của Đức (sản xuất và đăng ký lần đầu năm 2004) nhưng khác hãng ô tô của tôi.
Tôi thắc mắc vì sao mua xe cũ thế, gần 20 năm tuổi, lại là dòng xe sang, phải mua phụ tùng giá khá cao. Anh bạn luật sư đã giải thích: “Cùng là xe sang nhưng tôi chỉ bỏ ra 250 triệu để sở hữu. Vậy tại sao tôi phải mua xe mới giá tới hơn 2 tỷ đồng. Tôi dùng số lẻ đi mua xe sang cũ, số 2 tỷ đồng còn lại tôi gửi ngân hàng. Số tiền lãi từ đó tôi dành để đổ xăng, chi phí gửi xe, sửa chữa, thay thế phụ tùng mà sau bao năm 2 tỷ đó vẫn còn nguyên, còn bản thân vẫn được tận hưởng xe sang dù công nghệ không bằng các dòng ô tô thời nay".
Góc nhìn của tôi và anh bạn luật sư có thể khác mọi người. Vậy bạn có quan điểm và kinh nghiệm sử dụng xe sang cũ như thế nào, hãy cùng chia sẻ?
Độc giả Minh Hiền