Trong 2 ngày 12 - 13/7/2018, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 tại Hà Nội, với mục đích tập hợp, chắt lọc những kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) của Việt Nam.
Có chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0”, Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018 gồm 1 phiên Diễn đàn cấp cao và 5 phiên hội thảo chuyên đề, trong đó phiên hội thảo Chuyên đề 2 về chủ đề “Xây dựng đô thị thông minh bền vững trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0”. Nội dung Hội thảo Chuyên đề 2 tập trung thảo luận về các giải pháp, ứng dụng CNTT trong vận hành đô thị thông minh trong đó có đề cập đến tình hình triển khai đô thị thông minh của thành phố Hà Nội.
Đại diện đơn vị được Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương giao chủ trì tổ chức hội thảo chuyên đề “Xây dựng đô thị thông minh bền vững trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0, trong phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, Hà Nội là một trong số những siêu đô thị trên thế giới về diện tích và quy mô dân số. Cũng như các siêu đô thị khác, Hà Nội cũng đang gặp phải nhiều các thách thức như: tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều người di cư về thành phố để sinh sống, các vấn đề về quy hoạch, ùn tắc giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, phát triển nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường... Do đó, nhu cầu xây dựng một thành phố thông minh bền vững đảm bảo các yếu tố bền vững là một yêu cầu cấp thiết.
Cũng theo ông Chung, quản lý xây dựng “Đô thị thông minh” gần đây là một xu thế đã được nhiều thành phố trên thế giới triển khai thành công. Thành phố Hà Nội cũng lựa chọn mục tiêu xây dựng đô thị thông minh bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu này trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng với những công nghệ nổi bật như in 3D, thực tế ảo, điện toán đám mây, robot, Big Data, Block Chain, trí tuệ nhân tạo. “Đây là cơ hội để chúng ta cùng nhau tìm ra phương thức và các bước đi thích hợp nhằm xây dựng đô thị thông minh bền vững”, ông Chung nói.
Đại diện lãnh đạo UBND Hà Nội cho hay, nhiều câu hỏi được đặt ra, đó là: tính “bền vững” của đô thị thông minh trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 sẽ được giải quyết ra sao? Cần hoạch định xây dựng các chính sách như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đô thị thông minh bền vững của Hà Nội? Việc đào tạo nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả? Việc khắc phục các mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào? Và đặc biệt các việc Thành phố cần xây dựng kế hoạch để triển khai như: Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, Xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng; Đào tạo nguồn nhân lực số; Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; xây dựng nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, xây dựng công nghiệp công nghệ số... sẽ được thực hiện như thế nào?
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định: “Mô hình đô thị thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội mong muốn hướng tới phải mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân dựa trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0”.
" alt=""/>Hà Nội hướng tới xây đô thị thông minh mang lại tiện ích, an toàn cho mọi người dânHành trình tiến tới việc áp dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực tài chính chủ đạo của Thái Lan dường như sẽ không thể bị ngăn cản.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN (ASEAN Business Summit) của Bloomberg, Thống đốc Ngân hàng Thái Lan, Tiến sĩ Veerathai Santiprabhob tiết lộ rằng ngân hàng trung ương đang tiến hành rà soát các ứng dụng blockchain cho mục đích xác thực tài liệu, tài trợ chuỗi cung ứng và thanh toán xuyên biên giới. Điều này đang được thực hiện thông qua môi trường pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) của ngân hàng trung ương.
“Sandbox này phục vụ như một nền tảng cho các tổ chức tài chính và các công ty công nghệ tài chính Fintech để thử nghiệm các công nghệ mới và các tiêu chuẩn hoạt động trong một môi trường an toàn trước khi các sản phẩm và dịch vụ được đưa ra công chúng”, Santiprabhob nói. “Các công nghệ (đang) được xem xét bao gồm… các ứng dụng blockchain cho các khoản thanh toán xuyên biên giới, tài trợ chuỗi cung ứng và xác thực tài liệu”.
Kết nối khu vực được hỗ trợ bởi blockchain
Thống đốc ngân hàng Thái Lan cũng khẳng định cam kết của ngân hàng trung ương đối với việc kết nối khu vực. Một cách để đạt được điều này, theo Santiprabhob, là thông qua việc sử dụng các ứng dụng blockchain cho phép thanh toán qua biên giới.
" alt=""/>Thái Lan: Ngân hàng Trung ương đang xem xét đánh giá một số ứng dụng BlockchainĐối thủ của Blue Origin là Virgin Galactic cũng cung cấp dịch vụ tương tự với giá tour khoảng 250.000 USD/người. Virgin Galactic nói rằng sẽ triển khai dịch vụ du hành không gian trong 12 tháng tới và hiện đã có nhiều khách hàng đặt trước.
Bob Smith, giám đốc điều hành Blue Origin, nói rằng ông và đội ngũ công ty rất tin tưởng vào độ an toàn và ổn định của New Shepard. Chuyến bay đầu tiên sẽ đưa 6 hành khách lên quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất 100 km.
Hành khách sẽ được ngắm Trái Đất từ quỹ đạo, được phép bung dây đai an toàn trong vài phút để trải nghiệm bay không trọng lực.
Nguyễn Minh (theo Mashable)
Falcon9 là loại tên lửa đang gây được tiếng vang trong lĩnh vực Hàng không Vũ trụ Thế giới bởi khả năng tái sử dụng.
" alt=""/>200.000 USD cho chuyến du lịch không gian từ đầu năm tới