Kim chi là món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay. Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau, hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay. Kim chi không chỉ nhận được sự yêu thích của người dân Hàn Quốc mà còn rất được ủng hộ bởi các gia đình Việt. Kim chi thường được ăn kèm với các bữa tiệc nướng, giảm độ ngấy khi ăn các món nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, kim chi cải thảo là món kim chi thông dụng nhất ở Việt Nam.
Nguyên liệu làm kim chi cải thảo Hàn Quốc
2 cây cải thảo loại vừa
290g muối biển nếu sử dụng muối thường thì cho ít hơn như thế
1500ml nước
400g cây củ cải trắng
5-7 cây hành lá xắt nhỏ
Hỗn hợp muối:
40g gochugaru (ớt bột Hàn Quốc)
80g muối tôm băm nhỏ
50g nước mắm
15g tỏi băm
2 muỗng cà phê gừng bào nhỏ
60g đường
Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc
Cắt bớt lá ngoài dập và thâm của cải thảo. Bổ cải thảo theo chiều dọc rồi rửa sạch. Lấy chậu pha 10 chén nước ấm với ½ chén muối ăn rồi hòa tan 2/3 chén muối ăn các bạn xát lên lá cải thảo, càng lõi ở trong càng xát nhiều hơn.
Xong xuôi ngâm cải thảo với nước muối ấm, rồi lấy vật nặng đè lên để cho cải ngập nước, ngâm trong vòng khoảng 4-5h để cho cải thảo ngấm muối mềm ra. Sau khi ngâm xong vớt ra rửa lại bằng nước lã rồi để khô ráo nước. Củ cải thái miếng vuông có kích thước 2,5cm dầy 0,5cm.
Trộn hỗn hợp muối lại với nhau, trong một tô lớn, đổ phần cải thảo, củ cải, hành lá và hỗn hợp muối ở trên vào, rồi trộn đều lên, quết hỗn hợp ướp lên từng lá cải thảo, sao cho tất cả bề mặt cải thảo đều được phủ lớp gia vị hỗn hợp, cho đến khi hỗn hợp thấm đều gia vị.
Xong xuôi cho kim chi vào lọ kín để bên ngoài khoảng 1 ngày rồi cho vào tủ lạnh. Cách làm này bạn có thể dùng kim chi sau 2 – 3 ngày và bảo quản trong vòng 1 tuần
(Theo Viet Q)Khảo sát của Consumer Reports không bao gồm chi phí sửa xe do đâm đụng (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Và kết quả thật đáng kinh ngạc, mức chênh lệch về chi phí nuôi xe của hai thương hiệu trong 10 năm đầu có thể lên tới 15.000 USD (380 triệu đồng), hoặc cao gấp 5 lần.
Thông thường, ô tô không gây tốn kém nhiều trong vài năm đầu, ngoài việc thay dầu và đảo lốp. Gần như tất cả ô tô mới tại Mỹ có thời gian bảo hành ít nhất là 3 năm. Phân tích cho thấy chi phí có thể tăng vọt khi thời hạn bảo hành và bảo dưỡng miễn phí đã hết.
Theo đó, thương hiệu có chi phí vận hành thấp nhất trong 10 năm đầu là Tesla. Điều này khá thú vị vì Tesla chỉ xếp ở giữa bảng xếp hạng trong nghiên cứu về độ tin cậy.
CR cho biết trong 10 năm đầu, chủ xe Tesla có thể chỉ tốn 4.035 USD (102 triệu đồng), so với mức trung bình 4.900 USD (gần 125 triệu đồng) của xe Toyota, 9.500 USD (240 triệu đồng) của xe BMW và 19.250 USD (gần 500 triệu đồng) của xe Land Rover.
Mặc dù có lẽ không có gì ngạc nhiên khi các thương hiệu cao cấp như BMW và Mercedes ở cuối bảng, nhưng một số thương hiệu xe sang có chi phí vận hành rẻ hơn nhiều so với xe của các thương hiệu khác.
Theo đó, xe Lincoln chỉ tiêu tốn trung bình 5.040 USD (128 triệu đồng) trong 10 năm, nhưng chủ xe Mercedes có thể phải chi gấp đôi như vậy.
Nắm được chi phí nuôi xe trung bình của từng thương hiệu có thể giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài, tránh bị "sốc" vì hóa đơn sửa chữa, bảo dưỡng xe, bằng cách chọn mua xe của các thương hiệu phù hợp hơn.
Chi phí vận hành cụ thể của xe thuộc 29 thương hiệu khác nhau tại Mỹ trong 5 năm đầu sở hữu, 5 năm tiếp theo, và toàn bộ 10 năm như sau: