Sau pha phóng xe như trong phim "Ma tốc độ" một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng đã ập đến với người hai thanh niên và còn nhiều các tình huống giao thông "lạnh gáy" xảy ra trên đường.

Sau pha phóng xe như trong phim "Ma tốc độ" một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng đã ập đến với người hai thanh niên và còn nhiều các tình huống giao thông "lạnh gáy" xảy ra trên đường.
Chỉ còn chục ngày nữa là đến lịch nghỉ hè của các con, nhưng vợ chồng chị Thu (Đồng Tâm - Hà Nội) đang lo lắng, nháo nhào. Trước đó cả tháng, anh chị đã có một danh sách kế hoạch cụ thể nhằm quản lý con trong những ngày này nhưng đến nay vì nhiều lý do khác nhau đều bị đổ bể.
Anh chị cùng làm ở cơ quan nhà nước, ông bà ngoại thì vẫn đang công tác, ông bà nội thì đã già yếu lại ở xa nên không thể mang con gửi ai được. Những năm trước, khi cả hai con chưa học tiểu học, anh chị thay phiên nhau nghỉ phép năm ở nhà trông con.
Cũng may, trường mầm non thường nghỉ hè chỉ nửa tháng, sau đó tổ chức trông hè để đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh. Vì vậy, anh chị cũng không lấy gì làm lo lắng.
![]() |
Để con có một kỳ nghỉ hè thoải mái và ý nghĩa là vô cùng khó khăn đối với các bậc cha mẹ sống ở thành phố. Ảnh minh họa: Internet |
Năm nay, thằng lớn chuẩn bị hết lớp 1, kỳ nghỉ hè sẽ kéo dài hơn 1 tháng nên anh chị chưa biết xử lý thế nào. Con còn quá nhỏ, không thể để con ở nhà một mình, giải pháp cuối cùng được đưa ra là vợ chồng sẽ thay phiên nhau đưa con cùng tập truyện tranh tới cơ quan “đi làm” với bố mẹ.
Chị Thu bảo “chắc chắn sẽ muối mặt với đồng nghiệp lắm nhưng chẳng còn cách nào khác. Vì sự an toàn của con thôi. Năm nay tạm thời như vậy, sang năm còn chưa biết làm sao đây!”.
Khác với vợ chồng chị Thu, vợ chồng anh Vinh (Long Biên - Hà Nội) không thể đưa con lên cơ quan vì công việc của anh chị luôn phải giao dịch ở ngoài.
Năm ngoái, cậu con trai học hết lớp 3, anh định gửi con về cho ông bà nội ở quê trông giúp một thời gian. Vừa là để con có điều kiện gần gũi, hòa mình với thiên nhiên, vừa để ông bà vui tuổi già cùng cháu. Vợ chồng lại có thêm thời gian riêng tư, hâm nóng tình yêu, tranh thủ “sản xuất” thêm đứa nữa cho đủ nếp, tẻ.
Ý tưởng của anh vừa đưa ra đã bị vợ gạt phăng đi vì “ở quê nội ao hồ thì nhiều, ông bà cũng có tuổi rồi, thêm mấy đứa cháu nhà chú út với các cô nữa thì mắt nào trông xuể. Con nhà mình lại nghịch như quỷ sứ chứ có như con người ta đâu”. Anh nghe có lý nên đã quyết theo vợ - để bé tự quản tại nhà, các buổi trưa bố mẹ thay phiên nhau về nấu cơm cho con.
Vậy nhưng chị kêu trời “đang làm việc với khách hàng mà con cứ gọi điện léo nhéo, khi thì hỏi “con làm hết bài rồi, bây giờ có được mở iPad không mẹ?”, khi thì “bao giờ mẹ về?”... Không nghe máy thì không được vì con ở nhà một mình, chẳng biết xảy ra chuyện gì, mà nghe thì bực ơi là bực!”.
Còn anh than phiền “mình rất hay phải đi công tác, năm nay vợ lại vừa thay đổi công việc nên thời gian nghỉ trưa rất eo hẹp, chẳng biết có về nhà với con được không? Hết kỳ nghỉ, các con đi học hè mới mệt nữa vì tuần chỉ học có 3 buổi sáng, 8h15 vào lớp - 10 rưỡi đã tan. Vừa đến cơ quan được một tiếng lại nhấp nhổm trốn về đón con”.
Nhiều phụ huynh không sắp xếp được người trông con vào dịp hè nên đã lên lịch cho con học kín từ sáng đến chiều, từ các môn chính như Toán, Văn, Anh… đến các môn bổ trợ như võ - vẽ, múa - hát… vừa để bổ sung kiến thức, vừa để rèn luyện sức khỏe cho con.
Nhưng những kế hoạch này lại vấp phải điệp khúc “đưa - đón” vì không có lớp nào tổ chức học cả buổi, chỉ 1-2 tiếng là lại nghỉ.
![]() |
Nhiều phụ huynh lên lịch học hè cho con kín mít từ sáng đến chiều. Ảnh minh họa: Internet |
Có hai con gái sinh đôi đang học mẫu giáo, nhà chị Vân (Cầu Giấy – Hà Nội) đang cuống cuồng lo chỗ gửi các con vì vừa nhận được thông báo của nhà trường - các bé “được nghỉ” 20 ngày để trường sửa sang lại cơ sở vật chất.
Bà nội mới mất năm ngoái còn bà ngoại thì mắt kém, anh chị chẳng dám gửi con cho bà trông đành gọi điện nhờ bà dì tìm một người ở quê ra giúp. Chị lắc đầu ngao ngán “vợ chồng mình lo lắm, cuối tháng này các con nghỉ rồi mà bây giờ vẫn chưa tìm được ai lên chăm con cho. Có mấy ngày nghỉ phép năm thì con ốm con đau đã sử dụng hết rồi”.
Cũng vì bố mẹ “hết cách”, cháu Phương Anh con của anh Hoàn – chị Mai (Hai Bà Trưng – Hà Nội) đã học hết lớp 1 nhưng kỳ nghỉ hè năm ngoái vẫn phải đi học mẫu giáo cùng em trai ở trường tư thục.
Vậy là nghỉ hè các bạn vui chơi và nâng cao kiến thức chuẩn bị lên lớp 2 còn cháu cũng vui chơi nhưng bị “lưu ban” tới…2 lớp. Năm nay, em cháu cũng sẽ lên lớp 1, bố mẹ cháu đang “phát sốt” vì chưa biết giải quyết sao với kỳ nghỉ hè của cả hai chị em.
Gợi ý một số giải pháp: Bố mẹ nên nhớ, câu lạc bộ chỉ là nơi bé học mà chơi, không được đẩy toàn bộ trách nhiệm quản lý cho nơi đó. Hãy để nơi đây là nơi trẻ hứng khởi muốn đến chứ không phải bắt trẻ buộc phải tham gia. Một số trung tâm tiếng Anh, trung tâm kỹ năng sống cũng mở các lớp học “xuyên hè”, nhận trẻ từ sáng đến tối, rất phù hợp đối với đối tượng các bậc phụ huynh bận bịu. Trẻ có thể ghi lại những mục tiêu này và thời hạn hoàn thành, ví dụ hôm nay làm được việc gì có ích, những việc gì chưa được. Cẩn thận hơn có thể khuyến khích trẻ lập một thời gian biểu riêng cho những ngày hè. Với những trẻ học cấp hai trở lên có thể cho trẻ đi chợ mua sắm thực phẩm về nấu ăn, hay giặt giũ quần áo... |
Phạm Hằng
Những chiếc hộp sọ xếp thẳng hàng trên kệ. Những chiếc xương sống lưng treo đầy trên bức tường trong phòng trưng bày. Hơn 100 bộ xương sống của những người không ai biết là ai được tập hợp lại trong gian phòng.
Jon Pichaya Ferry, 21 tuổi, được biết đến trên TikTok với cái tên JonsBones, là một người bán xương người. Tài khoản của Ferry có gần 500.000 người theo dõi và 22 triệu lượt thích. Ở đó, cậu đăng tải những video mà cậu vui vẻ trả lời những thắc mắc của người xem về thứ mặt hàng kỳ dị và rùng rợn này. Thậm chí, Ferry còn có cả hộp sọ thai nhi và trẻ mới biết đi.
TikTok đã mang lại cho Ferry một đối tượng khách hàng mới - những người trẻ tuổi, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của anh đang bị phản đối dữ dội vì những lý do đạo đức. Cụ thể, nhiều người dùng TikTok đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp và đạo đức của hoạt động buôn bán xương người chết mà Ferry cho rằng anh tham gia vì mục đích giáo dục.
Ngược lại, các chuyên gia cho rằng những người mua xương người thường không sử dụng chúng như một công cụ giáo dục. Thay vào đó, xương người đôi khi được biến thành đồ trang sức, đèn chùm hoặc để trưng bày.
Hoạt động buôn bán xương người thu hút các nhà nhân chủng học, các nhà sưu tập, nghệ sĩ và những người tò mò về hệ thống xương. Ngành công nghiệp rùng rợn này đã tồn tại hàng thế kỷ và từ lâu đã làm dấy lên một loạt những câu hỏi ghê sợ: Một cái chết vô danh có thể trở thành cái gì? Hay cụ thể hơn: Làm thế nào mà cái chết của một con người lại trở thành một phần của bộ sưu tập?
Lát cắt hiện đại của ngành công nghiệp lâu đời
Trang web của JonsBones cho biết anh chỉ bán xương y tế hoặc xương được chuẩn bị đặc biệt để đào tạo sinh viên y khoa. Ferry cho rằng anh chỉ đang tái sử dụng những bộ xương bị bám bụi trong tầng hầm của ai đó và cung cấp các dịch vụ có giá trị cho những người có thể chưa bao giờ được tiếp xúc với xương người thật.
Tuy nhiên, nguồn gốc của các mẫu vật y tế này rất mờ mịt. Nhiều bộ xương được cho là bị đánh cắp từ các ngôi mộ hoặc bị ép buộc để đưa vào lĩnh vực giáo dục. Đây không phải là những người đã hiến tặng cơ thể cho khoa học.
Trong khi đó, Ferry tin rằng bán xương là con đường đáng trân trọng. Nếu như nhiều người thấy giao dịch này thật khó hiểu thì Ferry nói anh không nghĩ về nó theo cách đó. Anh nói, anh ngưỡng mộ và tôn trọng cấu trúc của bộ xương.
Năm 13 tuổi, anh được bố tặng cho một bộ xương chuột có khớp nối. Món quà đặc biệt đã khiến anh hứng thú với ngành xương khớp. Khi tìm hiểu sâu hơn về về việc buôn bán xương y tế, anh đã xác định được một điều mà anh coi là vấn đề cơ bản: Ai cũng có xương mà không biết phải làm gì. Chỉ đến cách đây vài thập kỷ, các sinh viên y tế mới giữ lại một nửa hoặc toàn bộ bộ xương trong tủ để học tập.
Ferry cho biết, nhiều gia đình không còn muốn giữ những bộ xương người thân đã chết nữa và anh xem việc tìm cho nó ngôi nhà thích hợp là công việc của mình.
Ban đầu, cửa hàng của anh có quy mô nhỏ. Sau đó, anh chuyển tới New York vào năm 2018. Suốt nhiều tháng, anh đứng phát danh thiếp của mình cho những người đi bộ ở Quảng trường Thời Đại vào thứ Sáu hàng tuần. Thỉnh thoảng, anh bán được vài mảnh xương. Còn hiện tại, anh bán được từ 20 tới 80 mảnh xương mỗi tháng.
Ferry cũng là sinh viên của Trường Thiết kế Parsons (New York), nơi anh kết hợp kiến thức của mình về hệ thống xương vào các nghiên cứu để thiết kế sản phẩm. Bạn cùng lớp thường gọi Ferry là “gã bán xương”.
Bất chấp sự phản đối từ các chuyên gia và các nhà hoạt động, Ferry cho rằng việc xác định nguồn gốc của tất cả bộ xương là không thực tế. Hoả táng thì tốn kém chi phí, trong khi các bộ xương giả vẫn không thể so sánh được với đồ thật. Vì thế, lựa chọn khả thi duy nhất là bán lại.
“Phê bình lịch sử thì rất dễ, nhưng tìm ra giải pháp cho nó lại là một thách thức”- cậu nói.
Các viện bảo tàng gần đây cũng bắt đầu phải đối mặt với câu hỏi hóc búa này. Họ từng phải xin lỗi công khai nhiều lần về việc thu thập hài cốt của những người được cho là đã bị bắt làm nô lệ.
Các chuyên gia cho biết, quy mô của các hoạt động mua bán xương người gần như không thể xác định được, nhưng nó đã kéo dài hàng thế kỷ và được xây dựng phần lớn thông qua việc đánh cắp hài cốt của thổ dân châu Mỹ, những người từng bị bắt làm nô lệ và các nhóm bị áp bức từ các quốc gia khác.
Các bộ xương thường có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, sau này được cho là đã xuất khẩu 60.000 bộ xương và hộp sọ sang Mỹ trong vòng 1 năm. Các chuyên gia cho biết hầu hết hài cốt bị đánh cắp từ các ngôi mộ , rồi sau đó được vận chuyển ra nước ngoài.
Luật pháp Mỹ yêu cầu hài cốt của thổ dân châu Mỹ phải được trả lại cho các bộ lạc hoặc con cháu họ nếu họ yêu cầu. Một số ít bang có luật hạn chế mua bán và sở hữu hài cốt, còn lại hầu hết đều cho phép.
Về giá cả, một chiếc xương sườn riêng lẻ có giá 18 USD, trong khi một chiếc hộp sọ có giá lên tới gần 6.000 USD. Ferry cho biết anh luôn cố gắng “làm gương” và khuyên khách hàng đối xử với bộ xương “với sự tôn trọng tối đa”. Tuy nhiên, anh không có quyền kiểm soát những gì mọi người làm khi nó ra khỏi căn phòng của anh.
Đăng Dương(Theo The Washington Post)
Người nuôi búp bê tự nhận mình là cha mẹ, mô tả quá trình chờ đợi sau khi đặt hàng búp bê thủ công là "thời kỳ mang thai" và lúc nhận được hàng là "sự chào đời của con cái".
" alt=""/>Công việc rùng rợn của TikToker 21 tuổi