Ngày 11/12 tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố 35 nền tảng chuyển đổi số quốc gia giao cho các DN công nghệ số Việt Nam chủ trì, nghiên cứu, phát triển và triển khai. Trong đó, MobiFone được giao nhiệm vụ nòng cốt trong 5/6 nhóm nền tảng chuyển đổi số quốc gia, bao gồm các nhóm nền tảng: Nền tảng hạ tầng số, Nền tảng Chính phủ số, Nền tảng chuyển đổi số cho lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa - xã hội, Nền tảng tài chính - ngân hàng - kinh doanh, Nền tảng nông nghiệp - giao thông - kho vận - công thương.Là một DN công nghệ “đầu đàn” ở Việt Nam, MobiFone có nhiều điều kiện để tự tin hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng này. Như đúng khẳng định của đại diện MobiFone, “MobiFone cam kết luôn đồng hành cùng Chính phủ, Doanh nghiệp và Người dân trong quá trình Chuyển đổi số Quốc gia, hướng tới tương lai Việt Nam trở thành một Quốc gia số một cách toàn diện”.
Đi đầu với những nền tảng phục vụ Chính phủ số, xã hội số
Theo Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia, Chính phủ Việt Nam định hướng sẽ chuyển đổi số toàn diện với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số.
Trên thực tế, từ khi “chuyển đổi số” trở thành từ khóa chính trong định hướng phát triển của mọi ngành, lĩnh vực để phát triển bền vững, MobiFone đã là một trong đơn vị tích cực đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số hiệu quả.
Với đội ngũ nghiên cứu và kỹ sư công nghệ dày kinh nghiệm cùng hạ tầng, cơ sở vật chất hiện đại, MobiFone đã, đang và tiếp tục ra mắt nhiều sản phẩm phục vụ cụ thể cho một mô hình của chính phủ số hoàn thiện. Hiện MobiFone có 9 giải pháp và hệ thống hoàn thiện, sẵn sàng đưa vào thử nghiệm hoặc thậm chí là triển khai thực tế.
Tiêu biểu là giải pháp phần mềm một cửa điện tử liên thông e-Gate. Đây là một thành phần quan trọng trong Khung kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố, là giải pháp “xương sống" của chính phủ điện tử, với cấu trúc dữ liệu phức tạp được xử lý thông minh và logic để có thể thay thế hầu hết những tác vụ cơ hành chính cơ bản thông thường.
Cùng với đó, MobiFone đã giới thiệu Hệ thống phần mềm giải pháp lưu trữ số hóa điện tử tập trung trên nền tảng Big Data theo quy chuẩn ISO 14721:2012 - Open Archival Information System được các lưu trữ quốc gia Mỹ, Úc, Hoàng gia Anh và các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Các giải pháp như Truyền thanh thông minh, Phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức… cũng là cánh tay đắc lực hỗ trợ hoạt động quản lý hành chính, quản lý và tổ chức nhân sự, dịch vụ công, thông tin tuyên truyền hiệu quả, tối ưu chi phí và tiết kiệm ngân sách quốc gia.
Trong lĩnh vực y tế, MobiFone không ngừng phát triển các hệ thống CNTT, Mobile app để hỗ trợ công tác khai báo y tế, truy vết người nhiễm bệnh: Ncovi.MobiFone, SelfTracking, đầu số khai báo y tế 8889, hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (các chương trình hỗ trợ, tặng khẩu trang và nước rửa tay y tế, ủng hộ quỹ,…).
Dấu ấn MobiFone trong chuyển đổi số giáo dục chính là Giải pháp trường học trực tuyến MobiEdu. Điểm vượt trội của giải pháp này là không chỉ hướng tới người học, giảng viên mà còn mở ra nhiều cơ hội cho DN phát triển sản phẩm đào tạo, các nhà cung cấp nội dung giáo dục…
“Người dẫn đường” doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số
Nhận biết nhiều DN Việt, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa còn lúng túng trên hành trình chuyển đổi số, MobiFone sớm dẫn dắt thị trường khi thành lập một trung tâm nghiên cứu công nghệ cao để sớm đưa ra hàng loạt các gói giải pháp cho doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.
Với loạt nền tảng giải pháp công nghệ, MobiFone trang bị toàn diện và đầy đủ cho DN sẵn sàng chuyển sang phương thức hoạt động mới một cách bài bản và đồng bộ từ việc quản lý văn bản cho tới quản lý nhân sự gồm: Bộ sản phẩm Số hóa văn phòng MobiFone Smart Office (Hệ sinh thái các sản phẩm hỗ trợ công tác quản trị, điều hành các hoạt động văn phòng, hành chính, nhân sự và nguồn lựa của doanh nghiệp); Bộ sản phẩm Bán hàng và Chăm sóc khách hàng MobiFone Smart Sales; Giải pháp Hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 78 của Bộ Tài Chính MobiFone Invoice; Giải pháp chữ ký số mobiCA; Nền tảng hạ tầng đám mây MobiFone Cloud;…
“Với những giải pháp của MobiFone, DN có thể hoạt động 100% online từ thảo luận, họp nhóm, trình ký, quản lý tài chính, nhân sự… mà không gặp bất cứ trở ngại nào”, đại diện MobiFone khẳng định.
Đồng thời, nhiều dịch vụ tính đến nhu cầu, năng lực tài chính riêng biệt cho các DN cũng được MobiFone “đo ni đóng giày” trong những nền tảng, ứng dụng linh hoạt với giải pháp máy chủ ảo, giải pháp an ninh, bảo mật doanh nghiệp cho tới những tác vụ chuyên biệt như chữ ký số hay hoá đơn thông minh… Những giải pháp công nghệ của MobiFone đã ứng dụng thực tế tại nhiều DN quy mô từ nhỏ đến lớn và cho thấy hiệu quả cụ thể.
Chính nhờ hệ thống các nền tảng, sản phẩm công nghệ vượt trội thuộc 3 lĩnh vực chủ chốt: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số, MobiFone đã để lại dấu ấn khác biệt tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2021.
Đặc biệt, 4 sản phẩm Giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến - MobiFone Meeting, Bộ Sản phẩm quản trị kinh doanh MobiFone Smart Sales, Giải pháp giám sát điện thoại viên và Giải pháp Truyền thanh Thông minh đã xuất sắc lọt Top 10 Giải pháp số xuất sắc, Top 10 Nền tảng số xuất sắc, Top 10 Sản phẩm số xuất sắc và Top 10 Thu hẹp khoảng cách số của giải thưởng.
Ngọc Minh
" alt=""/>MobiFone tự tin tham gia xây dựng nền tảng chuyển đổi số quốc gia

 |
Đoàn công tác của Sở TT&TT Lạng Sơn do Giám đốc Sở Nguyễn Khắc Lịch làm Trưởng đoàn ngày 1/12 đã kiểm tra tình hình triển khai Nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Ảnh: stttt.langson.gov.vn) |
Theo đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn, nền tảng cửa khẩu số được áp dụng các công nghệ số hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud); xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, có khả năng kết nối/chia sẻ dữ liệu qua Trục liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP).
Qua đó, nền tảng sẽ hỗ trợ tự động hóa quy trình, giảm thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập cảnh, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý tại cửa khẩu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tốt hơn.
Cùng với đó, thay đổi quy trình để tăng cường khả năng tự động hóa, giảm thiểu tác động của con người trong các hoạt động tại cửa khẩu, ứng dụng công nghệ số hiện đại vào quản lý, sử dụng một nền tảng số duy nhất có độ ổn định cao. Đồng thời, đảm bảo an toàn thông tin, cung cấp dịch vụ số tốt nhất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dựa trên nền tảng cửa khẩu số.
 |
Giao diện Nền tảng cửa khẩu số Lạng Sơn do VNPT phát triển. |
Cũng theo Sở TT&TT Lạng Sơn, nền tảng cửa khẩu số hoạt động sẽ có sự tham gia vận hành, khai thác, sử dụng của các cơ quan, lực lượng chức năng và doanh nghiệp gồm: Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, lái xe vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bến bãi tại cửa khẩu.
Cụ thể, nền tảng cửa khẩu số Lạng Sơn sẽ tự động hóa quy trình kiểm tra, kiểm soát phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu ra/vào khu vực cửa khẩu, tại barie các camera sẽ tự động nhận dạng biển số xe, truy vấn các thông tin lái xe, giấy tờ xe, trọng tải xe để phục vụ cho việc quản lý thu phí theo quy định.
Vì thế, để nền tảng cửa khẩu số hoạt động hiệu quả, tự động hóa quy trình, phục vụ cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu tốt nhất, trung tuần tháng 10/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính chỉ đạo bộ phận chức năng, đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ kết nối liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu đăng kiểm, dữ liệu hải quan với Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn.
Được sự đồng thuận của các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính, đến nay theo Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn Nguyễn Khắc Lịch: Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn đã kết nối liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu với hệ thống đăng kiểm quốc gia và kết nối thời gian thực với cơ sở dữ liệu hải quan.
Trong những ngày cuối tháng 11 vừa qua, Sở TT&TT Lạng Sơn cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các chức năng của nền tảng cửa khẩu số cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh. Sở TT&TT cũng đã giao VNPT Lạng Sơn thành lập tổ chuyên trách trợ giúp các bộ phận hoạt động của nền tảng cửa khẩu số.
Vân Anh

Lạng Sơn là tỉnh đầu tiên thí điểm xây dựng nền tảng cửa khẩu số
Mục tiêu của Kế hoạch triển khai thí điểm chuyển đổi số tổng thể và toàn diện cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, là tự động hóa quy trình, giảm thời gian cho doanh nghiệp có phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu.
" alt=""/>Liên thông, chia sẻ dữ liệu đăng kiểm với Nền tảng cửa khẩu số Lạng Sơn