Khi nhận kết quả mắc ung thư dạ dày giai đoạn muộn, bệnh nhân bàng hoàng. Chị chia sẻ, trước đó bản thân cảm thấy vẫn khỏe mạnh, chỉ khi đau tức bụng và gầy, sút cân nhanh nên đến bệnh viện thăm khám.
PGS.TS Phương cho biết thêm, cũng như tất cả các bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày ở người trẻ khi phát hiện đa số ở giai đoạn muộn và độ ác tính cao. Bệnh nhân mắc ung thư dạ dày loại tế bào nhẫn, đáp ứng với điều trị cũng không cao. Do vậy sau gần 1 năm dù bác sĩ hết lòng điều trị, nữ bệnh nhân trên đã không qua khỏi.
Khoảng 3 năm sau, anh trai của nữ bệnh nhân cũng phát hiện mắc ung thư dạ dày. May mắn hơn người em, anh trai được phát hiện sớm. Theo đó, khi em gái phát hiện bệnh, người anh cũng được khuyên phải tầm soát phát hiện sớm, để điều trị hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại, người anh đang đi khám bệnh định kì theo hẹn và bệnh khá ổn định.
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, ung thư dạ dày là một trong những ung thư có yếu tố di truyền, tuy nhiên với tỷ lệ nhỏ. Một số yếu tố gây nguy cơ cao mắc bệnh khác bao gồm bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày, Polyp dạ dày, viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP…Hiện nay, do áp lực công việc, cuộc sống khiến nhiều người thường xuyên căng thẳng, bên cạnh đó, chế độ ăn quá cay, ăn nhiều thịt nướng, thịt ướp muối, thực phẩm có chứa chất bảo quản không cho phép, thừa cân, béo phì… cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn dẫn tới ung thư dạ dày.
Cũng theo PGS.TS Phương, ung thư này diễn biến rất âm thầm, ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân có dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, có thể nhầm lẫn với bệnh lý viêm thông thường. Bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày có thể phát hiện tổn thương sùi loét, thâm nhiễm cứng. Ở giai đoạn sớm, sẽ có tình trạng hơi gồ lên của niêm mạc, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết các tổn thương bất thường này để phát hiện sớm ung thư.
Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân sẽ có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng thậm chí có thể sờ thấy khối cứng trong ổ bụng.
Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ nổi hạch vùng cổ, bụng to do có dịch ổ bụng, suy kiệt, nôn, gầy sút cân, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Một số bệnh nhân có tình trạng nôn ra máu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn cũ, đi ngoài phân đen.
“Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, người bệnh được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời”, PGS.TS Phương khẳng định. Cũng theo nữ bác sĩ này, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn sớm. Hiện bệnh nhân đã sống được hơn 10 năm, 12 năm và lâu hơn với sức khỏe ổn định, sinh hoạt bình thường.
Về độ tuổi nên tầm soát ung thư dạ dày, PGS.TS Cẩm Phương cho biết, trước đây các chuyên gia khuyến cáo trên 50 tuổi nên đi tầm soát. Nhưng hiện nay, do xu hướng trẻ hóa của ung thư này, các chuyên gia đã khuyên người trên 40 tuổi nên quan tâm đến tầm soát ung dạ dày. Đối với nhóm người có nguy cơ cao nên đi khám theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện sớm, bạn nên: - Duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. - Hạn chế ăn đồ ăn mặn, ăn cay… - Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên. - Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích. - Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ, giữ tâm lí thoải mái, giảm các căng thẳng của cuộc sống. - Đối với những bệnh nhân có viêm loét, viêm teo dạ dày cần phải điều trị dứt điểm. |
Ngọc Trang
Bác sĩ Đặng Thanh Duy, khoa Nội tiêu hóa, cho biết dị vật đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu phổ biến. Một số dị vật có thể được cơ thể tự đào thải ra ngoài, tuy nhiên một số rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử lý ngay. Đó là bởi dị vật có thể gây biến chứng nặng nề như tắc ruột, chảy máu, tạo ổ áp-xe, thủng đường tiêu hóa, hoặc đâm vào và làm tổn thương những động mạch có kích thước lớn xung quanh thực quản…
Bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần tránh để trẻ tiếp xúc, chơi với các đồ vật nhỏ, sắc nhọn, pin, cúc, bi hay những đồ chơi nhỏ khác, đồng xu, đinh, ốc vít... Ngoài ra, cần phải đảm bảo loại bỏ hết xương khi cho trẻ ăn. Nếu phát hiện trẻ nuốt phải dị vật cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiệt liệt chào mừng các nhà khoa học tới từ khắp nơi trên thế giới đã đến Việt Nam để tham dự lễ trao Giải thưởng khoa học VinFuture.
Theo Chủ tịch Quốc hội, khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc văn minh nhân loại. Khoa học công nghệ đã giúp con người vượt qua những đại dịch như Covid-19.
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ tiếp tục là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của cả nhân loại trong thời đại mới, giúp cho con người có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, ấm no hơn, hạnh phúc hơn.
"Không chỉ là sợi dây bền chặt gắn bó các nhà khoa học Việt Nam và thế giới, VinFuture còn là nhịp cầu để các nhà nghiên cứu, phát minh trên toàn cầu hiện thực hoá những khát vọng khoa học lớn lao để phụng sự nhân loại", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ.
Theo GS Sir Richard Henry Friend - Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, 3 chủ nhân của Giải thưởng chính đầu tiên - Tiến sĩ Katalin Kariko, Giáo sư Drew Weissman và Giáo sư Pieter Cullis, tác giả của vaccine Covid-19 mRNA là sự minh họa rõ nét cho hành trình đi từ những đổi mới sáng tạo cơ bản để tạo ra tác động toàn cầu. Đây cũng chính là giá trị mà giải thưởng VinFuture vinh danh.
Năm 2022, Giải thưởng VinFuture đã vươn ra khắp thế giới để tìm kiếm những người tham gia công tác đề cử. Tổng cộng, đã có 970 đề cử từ 71 quốc gia khắp các châu lục và đa dạng lĩnh vực.
Tại lễ công bố VinFuture Prize, Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển thuộc về Giáo sư Thalappil Pradeep (Ấn Độ) với công trình nghiên cứu Hệ thống lọc nước nhiễm Asen và kim loại nặng với chi phí thấp.
Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới đã được trao cho Tiến sĩ Demis Hassabis (Anh) và Tiến sĩ John Jumper (Hoa Kỳ) với công trình nghiên cứu về Hệ thống trí tuệ nhân tạo giải mã protein Alphafold 2.
Công trình nghiên cứu của 2 nhà khoa học này đã tạo nên cuộc cách mạng trong mô hình hóa cấu trúc protein, thúc đẩy những phát triển đột phá trong lĩnh vực y sinh, y tế và nông nghiệp.
Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ thuộc về Giáo sư Pamela Christine Ronald (Hoa Kỳ) với công trình nghiên cứu Phân lập gene Sub1A tạo giống lúa chịu ngập dài hạn.
Từ gen lúa Sub1, Giáo sư Ronald và các cộng sự đã tạo ra các giống lúa biến đổi gen sinh trưởng tốt trong điều kiện ngập úng lâu ngày và cho năng suất cao.
Đây là nghiên cứu quan trọng, không chỉ giúp giải quyết nhu cầu lương thực cho hàng trăm triệu người mà còn mang tới giải pháp bền vững cho những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu trên thế giới.
Giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD đã thuộc về 5 nhà khoa học Sir Timothy Giáo sư John Berners - Lee (Anh), Tiến sĩ Vinton Gray Cerf (Mỹ), Tiến sĩ Emmanuel Desurvire (Pháp), Tiến sĩ Robert Elliot Kahn (Mỹ) và Giáo sưSir David Niel Payne (Anh) cho những phát minh đột phá về công nghệ mạng toàn cầu.
Trọng Đạt
" alt=""/>Lộ diện chủ nhân Giải thưởng khoa học VinFuture năm 2022