GS. Ngô Đức Thịnh qua đời lúc 6h30' ngày 6/6, sau thời gian dài sức khỏe suy yếu và chống chọi bệnh tật, hưởng thọ 77 tuổi. |
GS. Ngô Đức Thịnh qua đời. |
GS. Ngô Đức Thịnh sinh năm 1944, quê ở Hải Hậu, Nam Định. Năm 1980 ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, được phong hàm giáo sư năm 2002. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, sau nghỉ hưu ông thành lập trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về đạo Mẫu. Ông giữ chức Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam từ khi thành lập năm 2008. Ông nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2017.
GS. Ngô Đức Thịnh là một trong những nhà nghiên cứu quan tâm tới văn hóa truyền thống, sự nghiệp bảo tồn các giá trị truyền thống. Đặc biệt, ông là người nặng lòng với đạo Mẫu. Ông bắt đầu nghiên cứu về đạo Mẫu khá sớm, từ giai đoạn trước thập niên 80 của thế kỷ trước.
Năm 1992, ông ra mắt cuốn sách "Hát văn". Năm 1996, ông xuất bản hai tập "Đạo Mẫu" (sau này ông hoàn thiện và tái bản với tên "Đạo Mẫu ở Việt Nam"). Năm 2008, ông xuất bản cuốn “Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận”. Ông được xem là một trong những người đầu tiên đặt nền móng lý luận cho thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
UNESCO công nhận Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2016. Giáo sư Ngô Đức Thịnh là một trong những nhà nghiên cứu đóng góp lớn trong quá trình để thế giới công nhận tín ngưỡng bản địa của người Việt. Ban đầu ông từng phản đối việc đệ trình hồ sơ, sau lại trở thành một trong số cố vấn cho hồ sơ trình UNESCO vì nhận thấy ý thức của chuyên gia và người dân tốt hơn.
Nhiều năm gắn bó với đạo Mẫu, GS. Ngô Đức Thịnh luôn tâm niệm làm sao để có những tổ chức, câu lạc bộ để tập hợp các thanh đồng hoạt động theo chuẩn. Quản lý không trói buộc mà phải tạo điều kiện để người ta thực hiện theo đúng pháp luật. Trong nhiều lần trả lời phỏng vấn về đạo Mẫu, GS. Ngô Đức Thịnh luôn tâm niệm phải tránh xu hướng thương mại hóa làm xói mòn những giá trị tốt đẹp của đạo Mẫu.
Tình Lê

'Táo kinh tế' Quang Thắng: 'Giờ tôi vẫn đi wave tàu, bắt xe khách về nhà'
Nổi tiếng với hình ảnh “Táo kinh tế” giàu có với câu nói “nhà có điều kiện” nhưng ít ai biết NSƯT Quang Thắng cho đến giờ vẫn chưa có ô tô riêng, vẫn bắt xe khách về Hải Phòng, chạy xe wave tàu...
" alt=""/>GS Ngô Đức Thịnh qua đời

Ca sĩ Mỹ Anh.Ngược lại, sáng tác của Trịnh Công Sơn cũng phần nào điều chỉnh ca sĩ. Chất Mỹ Anh vẫn hiện rõ trong bản thu nhưng trầm lắng, nhẹ nhàng và lãng đãng hơn. Sự dung hòa tạo thành phiên bản Nhìn những mùa thu đi buồn nhưng không bi lụy, sầu mà không khổ.
Producer Huỳnh Quang Tuấn nhận xét: "Nhìn những mùa thu đivới nhịp 4/4 phù hợp như phong cách vốn có của Mỹ Anh, thể hiện sự mạnh bạo của giới trẻ, đổi mới và sáng tạo. Tôi không làm gì nhiều với giọng Mỹ Anh cả vì nền tảng của bạn đã rất tốt, vấn đề là làm sao để bạn dung hòa khi hát nhạc Trịnh thôi".
Về phần mình, Mỹ Anh chia sẻ: "Hồi bé theo mẹ đi diễn, tôi nghe bài nhạc Trịnh đầu tiên là Em là hoa hồng nhỏ. Bố mẹ tôi rất thích nghe nhạc Trịnh, âm nhạc của ông đi theo tôi xuyên suốt những buổi diễn của bố mẹ. Năm ngoái, khi được chú Trần Mạnh Tuấn mời tham gia một chương trình truyền hình trực tuyến, tôi đã có dịp lần đầu thể hiện 2 bài nhạc Trịnh Hãy yêu nhau đivà Nối vòng tay lớntrước công chúng. Lời bài hát của cố nhạc sĩ quả thực rất đẹp, truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều”.
 |  |
Hát nhạc Trịnh, Mỹ Anh không sợ bị so sánh với mẹ Mỹ Linh. Cô cười, nói: “Những lời so sánh hay mà, vì bản nào cũng có chất riêng của bài đó thôi”. Qua sản phẩm lần này, Mỹ Anh tiếp tục khẳng định con đường nghệ thuật nghiêm túc. Là con nhà nòi, cô ý thức mình càng phải nỗ lực để xứng đáng với sự kỳ vọng của bố mẹ.
Nhìn những mùa thu đi được cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1963 khi ông còn là sinh viên. Lời bài hát chia làm 3 phần theo thứ tự: lời tâm sự của cô gái, điệp khúc và tâm sự của chàng trai. Bài hát về một mối tình tan vỡ nhưng qua đôi mắt của chàng trai si tình, cảm xúc ấy vẫn đẹp và đáng trân trọng.
Trịnh Công Sơn viết bài hát từ cảm xúc thật với một cô gái Huế được cho là em gái của danh ca Hà Thanh. Đó là cuộc tình đơn phương với những cảm xúc mong manh thoáng qua của người nhạc sĩ đa cảm. Thuở ấy, bạn bè thường trêu Trịnh Công Sơn, xem đó là mối tình đầu đời của ông.
Mỹ Loan
" alt=""/>Mỹ Anh hát 'Nhìn những mùa thu đi'