Nếu không có đại dịch xảy ra, thế giới sẽ không đứng trước câu hỏi: Chọn sức khoẻ hay chọn tiền bạc? Trước Covid-19, do mải kinh doanh, làm giàu, vật lộn kiếm kế sinh nhai đôi lúc khiến chúng ta vô tình đánh mất đi rất nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe.
Covid-19 khiến chúng ta phải nhận thức được sức khoẻ của mỗi cá nhân và cộng đồng chính là điều kiện tiên quyết để cỗ máy kinh tế có thể hoạt động. Đồng thời, nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản của nền kinh tế.
Theo tỷ phú Warren Buffett, một trong những người giàu nhất thế giới, khoản đầu tư tốt nhất bạn có thể thực hiện chính là đầu tư vào bản thân mình và sức khoẻ được đặt lên hàng đầu mà theo tỷ phú này nó sẽ sẽ không bao giờ lỗ, nếu không nói là sinh lời nhất mọi thời đại.
Với ý nghĩa như vậy, đầu tư cho sức khoẻ ngày càng được chú trọng, đặc biệt là loại hình kết hợp du lịch chăm sóc sức khỏe. Sarah Casewit, đồng sáng lập Naya Traveller chia sẻ với CNN rằng, nhu cầu du lịch liên quan đến chăm sóc sức khỏe của khách hàng công ty đã tăng đột biến.
![]() |
Những hành trình chăm sóc sức khỏe này bao gồm nhiều hình thức như trị liệu tại chỗ, huấn luyện viên cá nhân... cho đến các "hội nghị thượng đỉnh chăm sóc sức khỏe" đắt đỏ - nơi du khách có cơ hội gặp gỡ nhiều người nổi tiếng.
Báo cáo của Global Wellnes Institute (Viện Sức khỏe toàn cầu) cho thấy, sự phổ biến của du lịch chăm sóc sức khỏe đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Từ một thị trường khoảng 563 tỷ USD vào năm 2015 đến 639 tỷ USD trong năm 2017. Mức tăng khoảng 6,5% hàng năm trong khi ngành du lịch nói chung tăng khoảng 3% mỗi năm.
Du lịch chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng với tốc độ thậm chí nhanh hơn, khoảng 7,5% mỗi năm, để phát triển thành một ngành có trị giá 919 tỷ USD vào năm 2022.
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch trên toàn cầu có xu hướng ngày càng ưa chuộng các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp…
UNWTO nhận định, đến năm 2030, khách đi du lịch với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách; tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Quan tâm sức khoẻ ngay từ bây giờ
Sức khoẻ đã trở thành mối quan tâm số một của người tiêu dùng Việt Nam, theo nghiên cứu của Nielsen Vietnam. Boston Consulting Group đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia có năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng về mặt kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân khá cao. Người dân Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc sức khoẻ và đầu tư trong tương lai của bản thân và con cái họ.
Đặc biệt, thị trường cũng đã xuất hiện những chủ đầu tư tiên phong trong lĩnh vực này. Mới đây, nhà phát triển Phú Long cùng chủ đầu tư Sài Gòn Sovico Phú Quốc giới thiệu dự án tổ hợp nghỉ dưỡng L'Alyana Senses World quy mô 219 ha trên bãi biển Ông Lang.
![]() |
Bên cạnh những giá trị ưu việt của thiên nhiên mà hiếm có dự án nào sánh được, chủ đầu tư L'Alyana Senses World còn đi tiên phong trong việc mang tới cho khách hàng những trải nghiệm đẳng cấp về chăm sóc sức khoẻ hết hợp từ thiên nhiên và công nghệ tiên tiến hiện đại.
Theo đó, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được ứng dụng để phục vụ cho trải nghiệm chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp cho du khách. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ với chức năng tầm soát sức khỏe theo công nghệ 4.0 có thể đưa ra hàng trăm chỉ số trong cơ thể chỉ trong vòng 4 giờ và dự đoán bệnh trong vòng 3 năm tới.
![]() |
Hệ thống chuỗi nhà hàng thực dưỡng, phát triển đất nông nghiệp để nuôi trồng gia súc, gia cầm và nông trại hữu cơ... cung cấp thực phẩm dưỡng sinh cho các nhà hàng để phục vụ du khách. Du khách sẽ được các chuyên gia tư vấn về liệu trình chăm sóc sắc đẹp toàn diện kết hợp công nghệ trị liệu tế bào gốc.
![]() |
Nhằm đảo bảo phát triển bền vững, chủ đầu tư sử dụng công nghệ thẩm thấu để tích nước ngày mưa, làm mát ngày nắng. Bên cạnh đó, dự án còn xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời, điện gió thân thiện môi trường.
Theo nhận định của các chuyên gia, khi Covid-19 được giải quyết triệt để, nhu cầu quan tâm sức khoẻ của người dân sẽ được nâng cao. Trong đó, nhu cầu du lịch kết hợp chăm sóc sức khoẻ sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng và đón đầu, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu du khách sẽ tạo khác biệt trên thị trường.
Doãn Phong
" alt=""/>Du lịch sức khỏe, cơ hội bất ngờ từ dịch CovidHàn Quốc sẽ thí điểm hệ thống truy vết F0 bằng nhận diện gương mặt, trí tuệ nhân tạo và mạng lưới CCTV. (Ảnh: Reuters)
Reuters đưa tin dự án triển khai tại Bucheon, một trong các thành phố có mật độ dân số đông nhất Hàn Quốc, vào tháng 1/2022. Hệ thống sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt và thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích video thu thập từ hơn 10.820 camera CCTV, theo dõi hành trình của bệnh nhân Covid-19, những người mà họ tiếp xúc và họ có đeo khẩu trang hay không.
Chính phủ khắp thế giới đang dựa vào những công nghệ mới và quyền lực pháp lý để cố gắng ngăn chặn làn sóng Covid-19 mới. Theo báo cáo hồi tháng 3 của Trường Y Columbia, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Ba Lan và Nhật Bản cũng như vài bang của Mỹ nằm trong số các chính quyền từng áp dụng hay thử nghiệm hệ thống nhận diện gương mặt để theo dõi người mắc Covid-19.
Quan chức Bucheon cho biết, hệ thống có thể giảm áp lực công việc cho nhóm truy vết trong thành phố hơn 800.000 dân và giúp họ hoạt động hiệu quả, chính xác hơn. Hàn Quốc vốn sở hữu hệ thống truy vết công nghệ cao vô cùng hiện đại với khả năng khai thác hồ sơ thẻ tín dụng, dữ liệu vị trí điện thoại di động và video CCTV. Tuy nhiên, nước này vẫn dựa vào số lượng lớn nhà điều tra dịch tễ học, những người thường xuyên phải làm các ca kéo dài 24 tiếng, điên cuồng truy tìm và xác định các ca nghi nhiễm.
Khi kêu gọi quốc gia tài trợ cho dự án từ cuối năm 2020, Thị trưởng Bucheon Jang Deog Cheon tranh luận, hệ thống như vậy sẽ giúp việc truy vết nhanh hơn. “Đôi khi phải mất hàng giờ để phân tích một video CCTV. Sử dụng công nghệ nhận diện gương mặt sẽ phân tích ngay lập tức”. Hệ thống còn giúp nhóm truy vết tránh được việc phụ thuộc vào lời khai của bệnh nhân Covid-19, những người thường không thành thật khai báo hoạt động và địa điểm của mình.
Theo Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc, họ chưa có kế hoạch triển khai dự án ra toàn quốc. Mục tiêu của hệ thống là số hóa một số công việc thủ công mà nhóm truy vết đang phải thực hiện. Hệ thống tại Bucheon có thể cùng lúc theo dấu 10 người trong 5 đến 10 phút, trong khi bình thường mất từ nửa tiếng tới 1 giờ để truy vết một người.
Sẽ có một nhóm 10 người túc trực tại một trung tâm y tế công cộng, sử dụng hệ thống nhận diện dựa trên AI. Bucheon nhận tài trợ 1,6 tỷ won từ Bộ Khoa học và CNTT cùng 500 triệu won từ ngân sách thành phố để xây dựng dự án.
Trước lo ngại về xâm phạm quyền riêng tư, quan chức thành phố cho biết, hệ thống chỉ theo dấu những bệnh nhân Covid-19 theo Đạo luật Phòng chống và Kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Hệ thống sẽ làm mờ mặt những người không phải F0.
Du Lam (Theo Reuters)
Theo Sở TT&TT Thừa Thiên Huế, nhờ triển khai bộ giải pháp công nghệ chống dịch trong tình hình mới, địa phương đã truy vết được 1.790 người liên quan ca nhiễm dịch Covid-19 (F0) ở lò mổ Phú Hậu, thành phố Huế.
" alt=""/>Hàn Quốc thử nghiệm giám sát F0 bằng camera AIFreedum có giá khởi điểm khá rẻ, chỉ 69.900 Rupee (khoảng 21,6 triệu đồng), nhưng để chạy được tới 250 km bắt buộc người mua phải nâng cấp gói pin. Sẽ có 4 phiên bản và 12 màu sắc của xe để người mua lựa chọn.
Mẫu xe Freedum được thiết kế kiểu dáng phổ thông giống các dòng xe tay ga máy xăng bánh béo, thích hợp với người dùng ở đô thị. Phiên bản tiêu chuẩn sử dụng động cơ công suất 250 watt, có thể cung cấp tốc độ tối đa 25 km /h và phạm vi hoạt động 70-80 km. Phiên bản dùng pin lithium-ion dung lượng 48V 30 Ah mất từ 4 đến 5 giờ để sạc đầy và phiên bản pin axit chì mất 8 đến 10 giờ.
![]() |
Trước mắt, Okaya Freedum tung ra thị trường là phiên bản giá rẻ, có phạm vi hoạt động chỉ 80 km. |
Okaya sẽ giới thiệu sau cùng một biến thể tốc độ cao và một biến thể có phạm vi hoạt động lên tới 250 km, hiện chưa rõ mức giá của 2 phiên bản này.
![]() |
Biến thể tốc độ và chạy quãng đường dài của Okaya Freedum sẽ xuất hiện sau. |
Okaya Freedum là chiếc xe tay ga đầu tiên được sản xuất tại nhà máy sản xuất mới của Okaya đặt tại Baddi, Himachal Pradesh (Ấn Độ). Hiện tại, Okaya đã có 3 mẫu xe máy điện trong danh mục đầu tư sản xuất của mình. Trước Freedum, hai mẫu xe đã ra mắt là AvionIQ và ClassicIQ.
Tại Ấn Độ, Okaya được biết đến là nhà đầu tư lớn của Nhật Bản chuyên cung cấp pin, bộ sạc và trạm sạc EV từ năm 2016. Đến nay Okaya đã có 120 đại lý ở Ấn Độ và dự định sẽ nâng lên tới 800 đại lý trong vài tháng tới để phục vụ mục tiêu tung ra 14 mẫu xe mới, đáp ứng nhu cầu điện khí hóa phương tiện đi lại đang tăng ở đất nước đông dân thứ nhì thế giới.
Đình Quý(theo Cartoq)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Honda PCX Electric được giới thiệu từ đầu năm 2019. Thế nhưng đến nay đã 2 năm, mẫu mô tô điện này vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, trong khi các đối thủ liên tục tung sản phẩm mới có phần ưu việt hơn.
" alt=""/>Ấn Độ ra mắt xe tay ga chạy điện giá rẻ đi được 250 km